Tư vấn hướng nghiệp

Một phần của tài liệu Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT của phạm ngọc linh (Trang 30 - 36)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC

1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC

1.2.2. Tư vấn hướng nghiệp

Khái niệm hướng nghiệp (career guidance) đã đƣợc truyền bá rộng rãi sau Hội nghị Quốc tế 1921 ở Barcelona. Phòng hướng nghiệp đầu tiên được thành lập ở Boston (Hoa Kỳ) từ năm 1908. Từ 1916, những cơ quan chuyên môn về hướng nghiệp đã được thành lập ở Đức, Pháp, Anh, Ý và các nước khác trên thế giới. Khái niệm hướng nghiệp được đông đảo các học giả quan tâm nghiên cứu.

Các nước Tây Âu (cuối năm 20 của thế kỷ XX) [85], hướng nghiệp được hiểu là một hoạt động giúp đỡ thanh thiếu niên tự chọn nghề sao cho phù hợp giữa năng lực của cá nhân và yêu cầu nghề, có tính đến nhu cầu phát triển đất nước.

Có tác giả dùng khái niệm hướng nghiệp theo nghĩa phát triển nghề nghiệp, quá trình đó trang bị cho chính mình hiểu biết về khát vọng, giá trị, năng lực của mình; khai thác các cơ hội học tập, đào tạo nghề nghiệp có thể có đƣợc; xây dựng chiến lƣợc gắn kết năng lực, kiến thức của mình với đòi hỏi của công việc (John Stewart) [dẫn theo 19].

Theo K.K. Platonop, “Hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp tâm lý - giáo dục, y học, nhằm giúp cho con người đi vào cuộc sống thông qua việc lựa chọn cho mình một nghề nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu xã hội, vừa phù hợp với hứng thú năng lực của bản thân. Những biện pháp này sẽ tạo nên sự thống nhất giữa quyền lợi của xã hội với quyền lợi của cá nhân" [dẫn theo 40, tr21].

Từ định nghĩa trên, K.K. Platonop đưa ra sơ đồ tam giác hướng nghiệp.

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tam giác hướng nghiệp và các hình thức hướng nghiệp Tam giác hướng nghiệp được tạo thành từ ba cạnh: (1) Đặc điểm, yêu cầu của các ngành/ nghề trong xã hội; (2) nhu cầu nhân lực của thị trường lao động; (3) đặc điểm tâm lý và sinh lý của cá nhân. Sự kết hợp khác nhau của các cạnh tạo nên các hoạt động khác nhau trong hướng nghiệp [dẫn theo 7, tr34].

- Hoạt động định hướng nghề, trong quá trình này, giáo viên cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thế giới nghề và đặc điểm, yêu cầu của những nghề học sinh định chọn. Đồng thời giới thiệu những ngành nghề mà xã hội và địa phương đang có nhu cầu nhân lực hàng năm. Từ đó, học sinh lựa chọn đƣợc những nghề để học và làm đáp ứng nhu của thị trường lao động.

- Hoạt động tư vấn nghề, thông qua các hoạt động học tập, hoạt động ngoại khóa, học nghề làm cho học sinh bộc lộ năng lực, sở trường, năng khiếu về một ngành nghề nào đó. Và căn cứ vào yêu cầu của các ngành nghề trong xã hội để tìm ra sự phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của cá nhân. Sự phù hợp đó giúp cho học sinh có thể chọn nghề phù hợp với bản thân mình.

- Hoạt động tuyển chọn nghề, trong quá trình này, giáo viên cung cấp các thông tin về nhu cầu nhân lực của thị trường lao động và giúp học sinh tự nhận ra những hứng thú, năng lực về thể chất và tinh thần, tính cách phù hợp hợp với nghề.

Sự phù hợp của hai “cạnh” này nhằm giải tỏa những lo lắng của học sinh khi chọn một nghề nào đó khi học xong lại không xin đƣợc việc.

Đặc điểm tâm lý và sinh lý của cá nhân (3)

Tƣ vấn nghề Tuyển chọn

nghề Nhu cầu nhân lực của thị

trường lao động (2) Đặc điểm yêu cầu của

các nghề trong xã hội (1)

Định hướng nghề

Sự hợp nhất của ba hoạt động này giúp cho học sinh trong hoạt động hướng nghiệp có thể chọn đƣợc một nghề nào vừa phù hợp với khả năng và nghề đó đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.

Như vậy, từ việc phân tích những quan niệm ở trên, theo chúng tôi hướng nghiệp đƣợc hiểu là: Một hệ thống các biện pháp tác động của xã hội (gia đình, nhà trường, xã hội) đến nhận thức, thái độ và hành vi lựa chọn nghề của cá nhân.

Kết quả của hoạt động hướng nghiệp là làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi chọn nghề (chọn trường học) của đối tượng theo chiều hướng phù hợp giữa sự lựa chọn của cá nhân với các yêu cầu của nghề đƣợc lựa chọn. Qua đó đảm bảo lợi ích tối đa của cá nhân và xã hội, khai thác và sử dụng triệt để khả năng, tiềm năng và ƣu thế của cá nhân trong việc hành nghề trong suốt cuộc đời và đảm bảo sự khai thác hợp lý nguồn nhân lực trong sự phát triển kinh tế của xã hội. Ngoài việc hiểu công tác hướng nghiệp là chủ yếu hướng tới việc định hướng chọn nghề trong tương lai của thanh niên thì hướng nghiệp là làm cho cá nhân nhận ra giá trị của nghề và tìm thấy hạnh phúc khi tận tâm cống hiến tinh thần và sức lực cho nghề đó.

1.2.2.2. Tư vấn hướng nghiệp a. Khái niệm

Mục đích cuối cùng của TVHN là học sinh lựa chọn đƣợc ngành, nghề phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của bản thân và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Để trợ giúp học sinh đạt đƣợc mục tiêu đó, thì hoạt động tƣ vấn phải bắt đầu từ người được tư vấn. Người được tư vấn (học sinh) đến với nhà tư vấn vì họ đang gặp khó khăn để lựa chọn một nghề. Có thể họ chƣa có hiểu biết gì về bản thân, về nghề nghiệp hay về thị trường lao động; hoặc họ có hiểu một chút nhưng chưa đúng và đầy đủ; hoặc là họ đang gặp mâu thuẫn giữa năng lực và hứng thú, giữa cái bản thân muốn nhƣng gia đình không cho phép, giữa nghề họ hứng thú nhƣng lại khó xin việc…Từ đó, có nhiều quan điểm khác nhau về tư vấn hướng nghiệp cho học sinh từ các nhà tâm lý học trong và ngoài nước.

Theo Frank Parsons (1909), Tư vấn hướng nghiệp là việc trợ giúp một cá nhân lựa chọn một nghề. F.Parson quan niệm công thức 3 phần nhƣ sau: Thứ nhất, bạn phải có sự hiểu biết rõ ràng về bản thân bạn, năng khiếu, năng lực, hứng thú, khả năng xoay sở, những hạn chế và những phẩm chất khác. Thứ 2, kiến thức về những yêu cầu, điều kiện thành công, thuận lợi hay không thuận lợi, cơ hội và

những hoàn cảnh khác nhau trong công việc. Thứ 3, lập luận sâu sắc về mối quan hệ giữa những đặc điểm của hai nhóm trên trong thực tế [dẫn theo 105, tr11].

Tiếp tục mở rộng công thức của F. Parson, Edmund G.Williamson (1939, 1965) cho rằng TVHN là một quá trình gồm 6 bước: phân tích, tổng hợp, chẩn đoán, tiên lƣợng, tƣ vấn và theo dõi. Cách tiếp cận của Williamson về tƣ vấn đƣợc biết đến là tư vấn có chỉ dẫn (hay tư vấn có hướng dẫn, cho lời khuyên). Trong quá trình tƣ vấn, nhà tƣ vấn sử dụng trắc nghiệm tâm lý để đo những đặc điểm nhân cách (hứng thú, tài năng, trí tuệ).

Năm 1942, cuốn sách “Tư vấn và tâm lý trị liệu” của Carl R. Rogers đƣợc xuất bản, với phương pháp “tư vấn thân chủ trọng tâm” là nguyên nhân để xem xét lại toàn bộ những giả định đã được thiết lập trước đây trong TVHN. Những người theo C. Roger cho rằng: (1) các khái niệm nhƣ tình cảm, động lực hành động cần đƣợc xem xét trong quá trình tƣ vấn, (2) thân chủ tự chấp nhận bản thân và tự hiểu bản thân là những mục tiêu cơ bản, (3) điều quan tâm nữa là mối tương tác giữa thân chủ - nhà tƣ vấn và chia sẻ của thân chủ trong quá trình tƣ vấn. Thực chất, mối quan hệ tư vấn là sự tôn trọng lẫn nhau, trực tiếp hướng tới việc thân chủ đạt được sự tự hiểu biết bản thân và từng bước điều khiển được chính mình. Trung tâm của mối quan hệ tƣ vấn thay đổi về phía thân chủ và kỹ thuật tƣ vấn, với sự giảm đi việc dùng bài kiểm tra (test), ghi chép hồ sơ và quyền uy của nhà tƣ vấn. Tƣ vấn nghề nghiệp theo một qúa trình cần tập trung vào việc tạo cho các cá nhân khả năng tận dụng thế mạnh của họ để tự đưa ra quyết định và để có ảnh hưởng tới những lựa chọn trong tương lai hơn là chỉ thích nghi với những áp lực của khách quan (Morrill and Forrest. 1970) [dẫn theo 105, tr14 - 15].

Những người theo Lý thuyết phát triển như Ginzberg (1951, 1972), Ginsburg, Axelrad, Herma (1951), Zunker (2002) cho rằng: TVHN bao gồm tất cả những hoạt động tư vấn liên quan với chọn nghề cả cuộc đời một người. Trong tiến trình TVHN, tất cả các khía cạnh của những nhu cầu cá nhân (bao gồm gia đình, công việc và thời gian rảnh rồi) được xem như là toàn bộ các phần của kế hoạch và quyết định chọn nghề [105].

Theo Dick Bolles (1999, 2007) hiểu một cách đơn giản, TVHN là những gì liên quan tới thị trường lao động, với những gì thuộc về cá nhân và đồng thời mối quan hệ giữa thị trường lao động và nhu cầu cá nhân. Tư vấn hướng nghiệp là nỗ

lực của nhà tư vấn để chia sẻ với thân chủ về những “công cụ” đó là sự hiểu biết, kiến thức, thông tin. Và “lập kế hoạch công viêc/ cuộc sống” bằng cách trợ giúp họ ứng dụng những công cụ đó trong lĩnh vực công việc và cuộc sống [94, tr7].

Ở một khía cạnh khác, nhằm nhấn mạnh vai trò ra quyết định ở người đi TVHN, Tiedeman cho rằng mỗi cá nhân hoàn toàn có năng lực lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân mình. Việc lựa chọn nghề, tuy là một quá trình liên tục và có thể đƣợc diễn ra ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời, nhƣng mỗi cá nhân phải tự đƣa ra những quyết định liên quan đến nghề nghiệp tại những thời điểm cụ thể trong cuộc đời [dẫn theo 92, tr79].

Một số tác giả Việt Nam đồng ý với quan niệm của F.Parson và K.Platonop khi cho rằng, trong hoạt động tư vấn hướng nghiệp phải chú ý đến ba yêu tố đó là đặc điểm nghề, đặc điểm tâm lý cá nhân và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Trong quá trình tƣ vấn, nhấn mạnh đến vai trò chỉ dẫn, trọng tâm của nhà tƣ vấn. Chẳng hạn nhƣ Phạm Tất Dong (2000) chỉ ra: “Tư vấn hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp tâm lý – giáo dục nhằm đánh giá toàn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của thanh thiếu niên, đối chiếu các năng lực đó với những yêu cầu do nghề đặt ra đối với người lao động, có cân nhắc đến nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội, trên cơ sở đó có những lời khuyên về nghề có căn cứ khoa học, loại bỏ những trường hợp may rủi, thiếu chín chắn trong khi chọn nghề [17, tr38].

Như vậy, từ tất cả các định nghĩa về tư vấn hướng nghiệp được nêu ở trên, chúng tôi đồng ý rằng: Tư vấn hướng nghiệp là một hoạt động nhằm giúp cho các cá nhân nâng cao nhận thức về đặc điểm nghề, nhu cầu xã hội đối với nghề và hiểu biết về đặc điểm tâm lý bản thân để lựa chọn nghề phù hợp.

Trong định nghĩa này, TVHN có những đặc điểm cụ thể sau:

- Mục đích của TVHN là giúp cá nhân nâng cao nhận thức để tự chọn đƣợc nghề phù hợp nhất với bản thân.

- Giữa người tư vấn và người được TVHN có mối quan hệ tương tác, tin cậy.

- Nội dung tâm lý của hoạt động tƣ vấn: Nâng cao nhận thức về đặc điểm nghề, nhu cầu xã hội đối với nghề và hiểu biết đặc điểm tâm lý bản thân để lựa chọn nghề phù hợp.

b. Phân loại tư vấn hướng nghiệp

Với mỗi tác giả, dựa trên căn cứ khác nhau có các cách phân loại tƣ vấn hướng nghiệp khác nhau:

- Căn cứ vào nội dung, hoạt động tư vấn hướng nghiệp gồm có 4 loại [14]

+ Tư vấn thông tin hướng dẫn: Nhằm giới thiệu với học sinh về họa đồ nghề nghiệp, đặc điểm nghề định chọn. Ở đây, người cán bộ tư vấn sẽ giới thiệu về những yêu cầu do nghề đối với những phẩm chất cá nhân của con người, đồng thời chỉ ra con đường để đạt được nghề nghiệp và triển vọng nâng cao tay nghề.

+ Tư vấn chẩn đoán: Đo đạc những đặc điểm tâm lý cá nhân nhằm bộc lộ hứng thú, thiên hướng, năng lực và những phẩm chất nghề nghiệp chuyên biệt của con người trên cơ sở nghiên cứu và đo đạc nhân cách con người một cách toàn diện.

Mục đích của tƣ vấn chẩn đoán là xác định trong những lĩnh vực hoạt động nào con người có thể lao động thành công nhất, tức là đem lại lợi ích tối đa cho xã hội, đồng thời đưa lại niềm vui và sự hài lòng cho bản thân người lao động

+ Tư vấn y học: Nhằm làm bộc lộ sự phù hợp giữa trạng thái sức khỏe của con người với yêu cầu của nghề mà con người lựa chọn. Nếu như con người mắc một trong những chứng bệnh thuộc loại chống chỉ định của nghề thì người cán bộ tư vấn sẽ khuyên nên chọn một nghề khác gần gũi với thiên hướng và hứng thú, đồng thời phù hợp với trạng thái sức khỏe của người đó.

+ Tư vấn hiệu chỉnh: Được tiến hành trong trường hợp ý định nghề nghiệp của con người không phù hợp với khả năng và năng lực thực tế của họ.

- Căn cứ vào mức độ chuyên sâu (chuyên nghiệp) của hoạt động tư vấn được chia làm hai loại [2].

+ Tư vấn sơ bộ: Loại tư vấn này đơn giản có thể thực hiện ở nhiều trường vì không đòi hỏi phải có thiết bị, các phương tiện kỹ thuật. Chẩn đoán những phẩm chất nhâtn cách của học sinh cũng không cần đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia tƣ vấn có tay nghề cao, am hiểu sâu sắc các lĩnh vực tâm – sinh lý, giáo dục học, y học, kinh tế học. Nhà tƣ vấn có thể là giáo viên chủ nhiệm hay bộ môn, cần có những hiểu biết về yêu cầu của một số ngành nghề ở một số trường hoặc địa phương, nhu cầu nhân lực, về năng lực của học sinh, từ đó cho lời khuyên học sinh có thể học nghề gì, ở đâu.

+ Tư vấn chuyên sâu: Loại này phức tạp vì việc tƣ vấn đƣợc tiến hành trên cơ sở khoa học thực sự, đảm bảo độ chính xác cao nhờ một số máy móc hiện đại.

Nhà tƣ vấn là những chuyên gia tƣ vấn đƣợc đào tạo một cách bài bản, có kiến thức về tâm lý học phát triển, tâm lý học lao động, tâm lý học trẻ có tật, kiến thức về thế

giới nghề nghiệp, về yêu cầu của các nghề, về các đặc điểm nhân cách (hứng thú, khuynh hướng, động cơ, năng lực nghề nghiệp) của học sinh và nhu cầu phát triển nhân lực của các ngành nghề kinh tế quốc dân và địa phương. Nhà tư vấn có phương pháp và kỹ năng tư vấn, có những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đảm bảo hành nghề có hiệu quả.

- Căn cứ vào số lượng người tham gia có tư vấn cá nhân và tư vấn nhóm.

+ Tư vấn cá nhân: Là quá trình tương tác tích cực giữa nhân viên tư vấn và học sinh đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn nghề.

+ Tư vấn nhóm: Là quá trình tƣ vấn một bên là nhà tƣ vấn với một nhóm.

Nhóm người được tư vấn có thể từ hai người trở lên, họ có thể là học sinh, phụ huynh, giáo viên.

Tóm lại: Sự phân chia các loại tư vấn hướng nghiệp chỉ có tính tương đối, bởi lẽ dù là tư vấn cá nhân hay tư vấn nhóm, thì đó đều là quá trình tương tác tích cực giữa nhà tƣ vấn có kiến thức về thế giới nghề nghiệp, đặc điểm của từng nghề, kiến thức về tâm lý học sinh và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Nhà tư vấn phải có kỹ năng tƣ vấn chuyên nghiệp và tuân thủ theo các giá trị đạo đức nghề nghiệp. Trong quá trình đó, nhà tƣ vấn phải làm các công việc nhƣ cung cấp thông tin, chẩn đoán tâm lý, sinh lý, trao đổi giải đáp và giải tỏa những thắc mắc, khó khăn của học sinh trong quá trình tìm hiểu và quyết định chọn một nghề để học và làm việc.

Một phần của tài liệu Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT của phạm ngọc linh (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(256 trang)