CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ THANG ĐÁNH GIÁ
2.4.2. Thang đo và cách tính toán
2.4.2.1. Thang đo và cách tính toán cho kết quả khảo sát thực trạng đối với bảng hỏi người tư vấn
Thang đo đƣợc thiết kế trên cơ sở những biểu hiện cơ bản của nội dung tâm lý của hoạt động TVHN và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TVHN cho học sinh THPT. Hình thức thể hiện của thang đo là hệ thống các mệnh đề có tính chất nhận định. Thang đo từng nội dung nghiên cứu đƣợc thiết kế gồm 3 mức độ trả lời tương ứng với 3 mức điểm là 1,2,3. Đối với thang đo này, mỗi mệnh đề khách thể chỉ được phép lựa chọn 1 trong 3 phương án đó.
Điểm tối đa của thang đo là 3 (max) và điểm tối thiểu là 1 (min), do vậy điểm trung bình giữa các mức của thang đo là 0,67.
Điểm trung bình (X) của các mức sẽ nằm trong khoảng 1 ≤ X ≤ 3. Điểm trung bình từng nội dung nghiên cứu đƣợc chia thành 3 mức:
Mức 1: 1 ≤ X< 1,67 Mức 2: 1, 67 ≤ X < 2,34 Mức 3: 2,34 ≤ X ≤ 3
Chúng tôi sử dụng thang đo 3 bậc (3 mức) theo sự phân bố điểm số để định mức các chỉ tiêu đánh giá, cụ thể:
- Đánh giá các mức độ tư vấn cho học sinh nâng cao nhận thức về nghề Mức 1 – Thấp: Ở mức thấp nhất, NTV tƣ vấn cho học sinh thiếu thông tin về nghề hoặc thông tin đó không chính xác; thông tin về nghề ít hoặc không phù hợp với nhận thức của học sinh; thông tin đó không không giúp ích gì cho học sinh trong khi nhận thức về đặc điểm và yêu cầu của nghề.
Mức 2 – Trung bình: Ở mức độ này, NTV tư vấn cho học sinh tương đối đầy đủ thông tin về nghề, thông tin về nghề tương đối phù hợp với nhận thức của học sinh và thông tin đó có thể giúp học sinh hiểu biết tương đối đầy đủ về đặc điểm, yêu cầu của nghề.
Mức 3 - Cao: NTV tƣ vấn cho học sinh đầy đủ thông tin về nghề, những thông tin nghề phù hợp với nhận thức của học sinh và thông tin đó có thể giúp học sinh hiểu biết đầy đủ về đặc điểm và yêu cầu của nghề.
- Đánh giá các mức độ tư vấn cho học sinh nâng cao nhận thức về thị trường lao động với nghề
Mức 1 – Thấp: Ở mức thấp nhất, NTV tƣ vấn cho học sinh không đầy đủ thông tin về thị trường lao động với nghề hoặc thông tin đó không chính xác; thông tin về thị trường lao động ít hoặc không phù hợp với nhận thức của học sinh; thông tin không giúp ích gì cho học sinh để có thể chọn được nghề phù hợp với thị trường lao động.
Mức 2 – Trung bình: Ở mức độ này, NTV tư vấn cho học sinh tương đối đầy đủ thông tin về thị trường lao động và thông tin đó khá chính xác; thông tin về thị trường lao động tương đối phù hợp với nhận thức của học sinh và thông tin đó có ý nghĩa đối với học sinh để có thể chọn được nghề phù hợp với thị trường lao động.
Mức 3 - Cao: Ở mức độ cao, NTV tƣ vấn cho học sinh đầy đủ thông tin về thị trường lao động và thống tin đó chính xác; những thông tin thị trường lao động phù hợp với nhận thức của học sinh và thông tin đó có ích cho học sinh để có thể chọn được nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.
- Đánh giá các mức độ tư vấn cho học sinh nâng cao hiểu biết về đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề
Mức 1 – Thấp: Ở mức thấp nhất, NTV tƣ vấn cho học sinh không đầy đủ thông tin về đặc điểm tâm lý phù hợp với nghề hoặc thông tin đó không chính xác;
học sinh không nhận thức đƣợc đầy đủ và đúng đắn về đặc điểm tâm lý bản thân;
thông tin đó không giúp ích gì cho học sinh để tìm đƣợc nghề phù hợp với đặc điểm tâm lý bản thân.
Mức 2 – Trung bình: Ở mức độ này, NTV tư vấn cho học sinh tương đối đầy đủ thông tin về đặc điểm tâm lý của học sinh phù hợp với nghề và thông tin đó khá chính xác; học sinh nhận thức được tương đối đầy đủ đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề; thông tin đó giúp ích một phần để học sinh có thể chọn đƣợc nghề phù hợp với đặc điểm tâm lý bản thân.
Mức 3- Cao: Ở mức độ cao, NTV tƣ vấn cho học sinh đầy đủ thông tin về đặc điểm tâm lý của bản thân phù hợp với nghề và thông tin đó chính xác; học sinh nhận thức đƣợc đầy đủ đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề và thông tin đó giúp ích cho học sinh có thể chọn đƣợc nghề phù hợp với đặc điểm tâm lý bản thân.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông
Mức 1: Ở mức thấp nhất, hoạt động TVHN cho học sinh THPT hầu nhƣ không chịu một sự ảnh hưởng nào của các yếu tố tác động.
Mức 2: Ở mức độ này, hoạt động TVHN cho học sinh THPT chịu sự ảnh hưởng nhất định của các yếu tố tác động.
Mức 3: Ở mức cao, những yếu tố thuộc về người tư vấn, học sinh THPT và môi trường xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động TVHN cho học sinh THPT.
2.4.2.2. Thang đo và cách tính toán đối với bảng hỏi học sinh THPT
Thang đo đƣợc thiết kế để tìm hiểu về nhận thức của học sinh về nghề, nhu cầu nhân lực của thị trường lao động với nghề và hiểu biết về đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề. Cách tính toán đƣợc tính trên việc học sinh sẽ lựa chọn phương án phù hợp với suy nghĩ của cá nhân. Những phương án lựa chọn của học sinh đƣợc so sánh đối chiếu với ngành của học sinh định chọn để tìm ra mức độ tương thích. Dựa trên bản mô tả tiêu chuẩn nghề, mỗi ngành học có yêu cầu riêng về đặc điểm nghề, đặc điểm về tâm lý nhân cách, do đó những học sinh lựa chọn phương án đúng khi phù hợp với đặc điểm yêu cầu tâm lý của ngành và được tính 1 điểm, không lựa chọn hoặc lựa chọn sai đƣợc tính 0 điểm. Ngoài ra, với mỗi câu hỏi mở trong mỗi biến quan sát, nếu học sinh nêu lên những đặc điểm nghề hay đặc điểm tâm lý cá nhân phù hợp với nghề sẽ đƣợc tính 1 điểm, không ghi hoặc ghi phương án không đúng được không điểm. Số điểm trung bình được chia cho tổng số phẩm chất tâm lý cần có của ngành sẽ chọn, kết quả sẽ là mức điểm phản ánh nhận thức của học sinh về hiểu biết đặc điểm nghề và đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề.
Với cách tính điểm nhƣ trên, mức độ nhận thức về nghề đƣợc phản ánh từ 0 (min) đến 1 (max), điểm trung bình càng cao thì mức độ hiểu biết về nghề và tâm lý của bản thân càng cao. Cách tính chênh lệch điểm trung bình giữa các mức của thang đo nhƣ sau:
(Max – Min)/ số mức độ là 0,33
Điểm trung bình (X) của các mức sẽ nằm trong khoảng 0 ≤ X ≤ 1. Điểm trung bình từng nội dung nghiên cứu đƣợc chia thành 3 mức:
Mức 1: 0 ≤ X< 0,33 Mức 2: 0,33 ≤ X < 0,66 Mức 3: 0,66 ≤ X ≤ 1
Chúng tôi sử dụng thang đo 3 bậc (3 mức) theo sự phân bố điểm số để định mức các chỉ tiêu đánh giá, cụ thể:
- Học sinh THPT nhận thức về đặc điểm, yêu cầu nghề
Mức 1- Nhận thức thấp: Học sinh THPT nhận thức không đầy đủ thông tin về nghề hoặc thông tin đó không chính xác với đặc điểm yêu cầu nghề.
Mức 2- Nhận thức ở mức trung bình: Học sinh THPT nhận thức tương đối đầy đủ thông tin về nghề, thông tin đó khá chính xác với đặc điểm yêu cầu nghề.
Mức 3- Nhận thức ở mức cao: Học sinh THPT nhận thức đƣợc đúng và đầy đủ thông tin về đặc điểm, yêu cầu nghề.
- Học sinh THPT nhận thức về thị trường lao động
Mức 1- Nhận thức thấp: Học sinh THPT nhận thức không đầy đủ thông tin hoặc thông tin đó không phù hợp với thực tế nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.
Mức 2- Nhận thức ở mức trung bình: Học sinh THPT nhận thức tương đối đầy đủ và thông tin đó khá chính xác với thực tế nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.
Mức 3- Nhận thức ở mức cao: Học sinh THPT nhận thức đƣợc đúng và đầy đủ với thực tế nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.
- Học sinh THPT nhận thức về đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề Mức 1- Nhận thức thấp: Học sinh THPT hiểu biết không đầy đủ hoặc không chính xác về đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề.
Mức 2- Nhận thức ở mức trung bình: Học sinh THPT nhận thức tương đối đầy đủ và khá chính xác về đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề.
Mức 3- Nhận thức ở mức cao: Học sinh THPT nhận thức đƣợc đúng và đầy về đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề.
Tiểu kết chương 2
Quá trình nghiên cứu đề tài đƣợc tiến hành trực tiếp tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và thành phố Hà Nội.
Vấn đề tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT được thưc hiện theo một qui trình tổ chức chặt chẽ với sự phối hợp của nhiều phương pháp khác nhau: Phương pháp phân tích văn bản, tài liệu; phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp quan sát; phương pháp phỏng vấn; phương pháp chuyên gia; phương pháp nghiên cứu trường hợp; phương pháp thực nghiệm và phương pháp thống kê toán học.
Các số liệu được xử lý theo phương pháp định lượng và định tính cho phép có những kết quả và kết luận đủ độ tin cậy và có giá trị về mặt khoa học. Kết quả xử lý thống kê các số liệu nghiên cứu được khắc sâu và làm rõ hơn bởi các phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp nghiên cứu trường hợp để làm rõ thực trạng tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT thể hiện ở việc tư vấn nâng cao nhận thức nghề, nhu cầu xã hội về nghề và hiểu biết tâm lý bản thân với nghề. Đây là cơ sở để có kết quả nghiên cứu một cách khách quan và khoa học.
CHƯƠNG 3