CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
3.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT
3.2.2. Học sinh trung học phổ thông
Trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét yếu tố thuộc về tâm lý học sinh ảnh hưởng đến hoạt động TVHN cho học sinh THPT ở các khía cạnh như; nhận thức của học sinh về hoạt động tư vấn hướng nghiệp, nhu cầu TVHN, hành vi đi TVHN, trình độ học vấn của người học sinh và thời gian học tập của học sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ ảnh hưởng của yếu tố này đến thực trạng TVHN cho học sinh THPT ở mức cao với ĐTB = 2,64. Trong đó 3 yếu tố, Nhận thức của học sinh về hoạt động tư vấn hướng nghiệp (ĐTB = 2,73), Hành vi đi tư vấn hướng nghiệp của học sinh (ĐTB = 2,57), Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THPT (ĐTB = 2,78) là ảnh hưởng mạnh hơn cả.
- Nhận thức về hoạt động tư vấn hướng nghiệp thể hiện ở việc hiểu biết về các hình thức tư vấn hướng nghiệp hiện có như, TVHN trong nhà trường, ngoài nhà trường, trên internet, trên báo đài tivi, do cha mẹ và người thân tư vấn... hoặc học sinh không biết đến hình thức TVHN nào. Học sinh có nhận thức đƣợc các hình thức tƣ vấn và nơi nào có tổ chức hoạt động tƣ vấn sẽ làm cho các em nảy sinh nhu cầu và mong muốn đƣợc TVHN. Khi cá nhân nhận thức đƣợc các hình thức tƣ vấn sẽ thúc đẩy cá nhân có hành vi đi tư vấn hướng nghiệp.
- Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THPT
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp có thể xem xét qua biểu hiện ở việc đánh giá của học sinh về sự cần thiết các hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường phổ
thông. Số liệu điều tra trên trên học sinh cho thấy, các em nhận thấy tư vấn hướng nghiệp là rất cần thiết (ĐTB = 2,42).
Kết quả trên khá trùng khớp với những chia sẻ của nhân viên tư vấn hướng nghiệp trong phỏng vấn sâu khi họ nhận thấy rằng khi học sinh THPT đứng trước việc lựa chọn nghề họ rất lo lắng và họ rất cần sự trợ giúp của nhân viên tƣ vấn hướng nghiệp: “Thường học sinh lớp 12 đến đây với tâm trạng hoang mang, lo lắng. Học sinh đến đây có hai nhóm, nhóm thứ nhất, các em đến thời điểm này mà chưa xác định được nghề gì và thứ hai là các em thấy sự lựa chọn của mình là sai và “quay lại” thì các em rất lo sợ...” (Tr.Th.M.L, nữ 32 tuổi, nhân viên tƣ vấn)
Để làm rõ hơn sự tác động của nhu cầu đi tư vấn hướng nghiệp của học sinh có ảnh hưởng đến mức độ tư vấn hướng nghiệp, bằng kết quả phỏng vấn sâu nhân viên tư vấn hướng nghiệp ở các trường THPT cho thấy mặc dù các em nhậnt hức đƣợc TVHN là rất cần thiết nhƣng các em chƣa thực sự tích cực hoạt động để thỏa mãn nhu cầu đó. Trong thực tiễn TVHN cho học sinh, một nhân viên TV nhận thấy:
“Nói chung là nhu cầu của học sinh là rất lớn, nhưng học sinh chủ động đến với mình là không có đâu, mình phải chủ động đến với học sinh, ví như có 100 học sinh đến hướng nghiệp thì trong đó có 20 em là tự đến, còn 80 em là nhân viên TV phải đến với các em” (TTML, nữ, 32 tuổi, nhân viên TVHN).
Hoặc “Vấn đề hướng nghiệp thì hầu như làm trên lớp, làm trên nhóm đông, sau đó cũng có giới thiệu với các em rằng “Bạn nào có mong muốn được tư vấn sâu hơn, tìm hiểu rõ hơn thì có thể đến văn phòng hỗ trợ tâm lý để gặp cán bộ tư vấn”, nhưng hầu như các bạn ít đến” (Đ.H.M. Nữ, 34 tuổi, nhân viên tƣ vấn).
Ở một khía cạnh khác, học sinh không có nhu cầu TVHN bởi vì hoàn cảnh xã hội, quan niệm xã hội chi phối “ Quan niệm bằng cấp nó có ảnh hưởng đến việc tư vấn hướng nghiệp, chọn nghề của học sinh. Học tập để có bằng cấp là mục tiêu cao nhất và duy nhất của những người muốn thay đổi, vì thế học sinh bị áp lực hướng học hơn là hướng nghề, vì thế công tác hướng nghiệp dường như không cần nữa vì mục tiêu của học sinh là vào đại học, sau này có bằng cấp. Khi vào đại học rồi thì mới chọn nghề, với tâm lý như thế nên rõ ràng nhu cầu hướng nghiệp là không có, mặc dù học có mong muốn, nhưng nhu cầu thực sự về tư vấn hướng nghiệp để chọn nghề phù hợp thì ngay học sinh phổ thông cũng không có nhu cầu cao” (P.M.H, nam, 38 tuổi, nhân viên tƣ vấn).
Tóm lại, nhìn chung nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THPT có ảnh hưởng tới việc nhận thức về nghề và hiểu biết đặc điểm tâm lý bản thân với nghề.
Tuy nhiên, trong hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT, nhu cầu đi tư vấn hướng nghiệp không phải là yếu tố quyết định mà chỉ có ý nghĩa thúc đẩy cá nhân tham gia hoạt động tư vấn hướng nghiệp. Để hoạt động hướng nghiệp có hiệu quả, cần “đánh thức nhu cầu tƣ vấn” ở học sinh.
- Hành vi đi tư vấn hướng nghiệp
Hành vi đi tư vấn hướng nghiệp được xem là những hành động cụ thể của học sinh tham gia hoạt động tư vấn hướng nghiệp có sự trợ giúp của người tư vấn.
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, nhiều trường chưa có hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT một cách chuyên nghiệp, các em tham gia hoạt động tƣ vấn hướng nghiệp có thể tại trường học, ở gia đình và qua các phương tiện truyền thông. Người tư vấn hướng nghiệp có thể là nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, thầy cô giáo, cha mẹ hoặc người khác.
Bên cạnh đó, kết quả phỏng vấn sâu ở nhân viên tƣ vấn cũng chỉ ra nhiều nguyên nhân chi phối suy nghĩ của học sinh, đó là định hướng của cha mẹ, nhu cầu của thị trường lao động và hệ thống thi tuyển đại học và công chức làm cho học sinh thấy việc tư vấn hướng nghiệp chưa thực sự liên quan đến lợi ích sát sườn của họ... những điều đó đã cản trở việc học sinh đến với trung tâm tƣ vấn chuyên nghiệp. Bằng kinh nghiệm nhiều năm làm tư vấn hướng nghiệp và giám sát hoạt động tƣ vấn, một nhân viên tƣ vấn chia sẻ: “Một học sinh có khả năng về ngành này, học sinh đó thích nghề này, nhưng rồi em thi đại học ngành đấy nhưng không đỗ, sau đó nguyện vọng 2 hoặc 3 vào một trường nào đó. Nếu em đỗ nguyện vọng 2 vào một trường đại học nào, em cứ học đi đã, em cũng chẳng cần biết cái nguyện vọng 2 đó có phù hợp với năng lực và hứng thú của em không” (Đ.H.M, nữ, 34 tuổi, nhân viên tƣ vấn).
Mặc dù học sinh nhận thức đƣợc ý nghĩa của hoạt động TVHN đối với việc lựa chọn nghề nghiệp, tuy nhiên học sinh chƣa có động lực để đi TVHN, một nhân viên tƣ vấn nhận định: “Có thể tìm được một buổi để TVHN là rất khó bởi vì lịch học kín các buổi sáng và buổi chiều. … nhu cầu học đại học lớn hơn nhu cầu chọn nghề cho bản thân, nên cái sự nghiệp là cái xa vời quá, …học sinh chưa có trải nghiệm một nghề nghiệp nào cả, các em chỉ có học mà thôi và như vậy, học sinh chỉ
cần một cô giáo và bố mẹ ủng hộ là đủ” (P.M.H, nam, 38 tuổi, giảng viên, nhân viên tư vấn hướng nghiệp).
Trong nhà trường phổ thông, có phòng TVHN, đôi khi học sinh “ngại”
xuống phòng để đƣợc tƣ vấn khi gặp khó khăn về tâm lý, bởi lẽ “ bản thân học sinh nghĩ là xuống phũng tõm lý là “cú vấn đề”, ô tõm thần ằ hay bệnh tõm lý. Cho nờn, phòng tâm lý vẫn còn xa lạ với các em, nhiều học sinh vẫn chưa cảm thấy đây (phòng tư vấn tâm lý) là nhà (gần gũi, thân thiết, muốn chia sẻ) của học sinh và phụ huynh chưa biết nhiều” (NVĐ, nam, 25 tuổi, nhân viên tƣ vấn).
Xem xét mối quan hệ giữa những yếu tố thuộc về học sinh với thực trạng hoạt động TVHN cho học sinh THPT cho thấy mối quan hệ theo chiều thuận với r = 0,456 với p < 0,01. Điều đó có nghĩa hoạt động TVHN chỉ có thể diễn ra thuận lợi khi học sinh nhận thức đƣợc các hình thức TVHN, có nhu cầu đi TVHN và có hành vi đi TVHN thì mọi tác động phía người tư vấn có hiệu quả. Ngược lại, khi nào chƣa đánh thức đƣợc nhu cầu của học sinh, họ không nhận thức đƣợc loại hình TVHN nào thì khó có thể khuyến khích họ sẵn sàng nhận sự trợ giúp của người tư vấn.