CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC
1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.3.1. Người tư vấn hướng nghiệp
Người tư vấn là người có những hiểu biết, năng lực chuyên môn phù hợp, có khả năng cung cấp thông tin phù hợp hoặc giải pháp kỹ thuật mang tính khả thi cho những ai có nhu cầu (khách hàng) nhằm giúp cho họ giải quyết một vấn đề chuyên môn hay một nhiệm vụ thực tế xác định [6. tr148].
Tư vấn hướng nghiệp có 2 mức độ, tư vấn sơ bộ và tư vấn chuyên sâu [6.
tr151]. Ở mức độ đầu tiên, người tư vấn thường cung cấp thông tin cho học sinh, đó là thông tin nghề, nhu cầu xã hội với các nghề và khám phá bản thân ở mức chung nhất. Do đó, người tư vấn có thể là giáo viên, cán bộ đoàn, cha mẹ hay những người có uy tín với học sinh. Thông thường, ở môi trường học đường chưa có phòng tư vấn chuyên nghiệp hay trên địa bàn sinh sống chƣa có dịch vụ TVHN, thì học sinh đƣợc TVHN ở mức độ này là chủ yếu.
TVHN chuyên sâu chỉ có thể đƣợc thực hiện ở những cơ sở tƣ vấn chuyên nghiệp, ví dụ như ở phòng hay trung tâm tư vấn học đường (tư vấn tâm lý) trong nhà trường, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp hay các trung tâm dịch vụ tư vấn tâm lý ngoài xã hội. Ở đây, người được tư vấn là những nhân viên tư vấn đƣợc đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn, thái độ đạo đức và kỹ năng tƣ vấn đƣợc chuẩn hóa theo quy định. Hoạt động tƣ vấn đƣợc thực hiện nghiệm túc có giám sát chuyên môn và theo khuôn khổ pháp luật.
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy người tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT là cha mẹ, thầy cô giáo và nhân viên tƣ vấn là chủ yếu.
Một số yếu tố thuộc về người tư vấn như trình độ chuyên môn, thái độ đạo đức và kỹ năng tư vấn của họ có ảnh hưởng đến hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.
- Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn của người tư vấn
Trình độ chuyên môn của người tư vấn phản ánh trình độ nhận thức của cá nhân về lĩnh vực TVHN. Trình độ chuyên môn của NTV có đƣợc một cách bài bản và chắc chắn khi họ được đào tạo hay tập huấn về TVHN. Người tư vấn được cung cấp thông tin để tư vấn và được hướng dẫn cách khai thác thông tin như một nguồn lực để thực hiện trong hoạt động tƣ vấn. Điều này đòi hỏi NTV cần phải cập nhật kiến thức, thông tin cho hoạt động thực tiễn của mình.
+ Thông tin về “thế giới nghề nghiệp” theo phân loại nghề. Có nhiều cách phân loại khác nhau, nhà tƣ vấn có thể áp dụng cách phân loại nghề nghiệp theo đối tượng lao động. Theo cách này có 5 loại: người – người, người – tự nhiên, người – kỹ thuật, người – dấu hiệu, người – nghệ thuật. Đồng thời phải biết thông tin về các đặc điểm và yêu cầu của một nghề cụ thể, trong đó đặc biệt lưu ý đến các yêu cầu về tâm – sinh lý và các chống chỉ định y học.
+ Thông tin về hệ thống trường đào tạo từ dạy nghề đến trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Phải lưu ý tới số lượng tuyển sinh hàng năm cho từng khối trường, dự báo kế hoạch đào tạo dài hạn 5 năm, 10 năm sau (chiến lược giáo dục), đồng thời phải nắm đƣợc mục tiêu đào tạo, nội dung, thời gian đào tạo của từng ngành nghề trong trường, bậc lương và nơi sử dụng lao động sau khi tốt nghiệp.
+ Thông tin về thị trường lao động: Đây là những thông tin về nhu cầu sử dụng nhân lực của các loại của địa phương và cả nước; nhu cầu sử dụng nhân lực cho các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu chế xuất và cho các loại doanh nghiệp và liên doanh của các thành phần kinh tế.
+ Thông tin về học sinh THPT – chủ thể chọn nghề: Tên, tuổi, giới tính, kết quả học tập, chỗ ở, hoàn cảnh gia đình (bố mẹ, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế), bạn bè thân thích, đặc biệt phải nắm được thông tin về nhân cách của học sinh trước hết là hứng thú, khuynh hướng, năng lực…
Kinh nghiệm sống hay kinh nghiệm nghề nghiệp đã tạo cho NTV một nền tảng kiến thức để họ vận dụng vào trợ giúp đối tƣợng. Bài học tích lũy trong cuộc sống và trong công việc không những tạo nên nền tảng kinh nghiệm cho NTV, mà nó còn là yếu tố trợ giúp đối tượng tìm thấy sự tin tưởng ở NTV để chia sẻ [55, tr79].
- Thái độ của nhà tư vấn đƣợc thể hiện rõ trong việc hiểu và thực hiện các quy điều đạo đức của nhà tư vấn. Đạo đức trong tư vấn là thước đo quyết định xem hành vi của nhà tƣ vấn trong quá trình tƣ vấn có đúng, có tốt, có làm sai, làm hại đến thân chủ hay không [28, tr226]. Người làm công việc tư vấn phải tuân theo những quy tắc đạo đức hành nghề bắt buộc, có nhƣ vậy mới nâng cao đƣợc uy tín và vị thế nghề nghiệp trong xã hội. Đạo đức của NTV đƣợc thể hiện đối với chính mình, với học sinh, với đồng nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, những người
thực hành TVHN chỉ tồn tại những quy tắc riêng lẻ do các trung tâm tƣ vấn tự ban hành và chỉ áp dụng với các thành viên của họ. Thực tế này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của người được tư vấn và vị thế của ngành trong xã hội.
Khi thực hành tƣ vấn, các nhà tƣ vấn phải tuân theo các nguyên tắc đạo đức của nghề. Các chuyên gia trong ngành trợ giúp tâm lý đều thống nhất một số nguyên tắc đạo đức nhà tƣ vấn phải thực hiện trong quá trình tƣ vấn đó là giữ bí mật, thân chủ trọng tâm, chấp nhận thân chủ, tôn trọng thân chủ, tin tưởng vào khả năng tự quyết của thân chủ, nhà tƣ vấn không gắn mình vào mối quan hệ cá nhân với thân chủ, bảo vệ phúc lợi của thân chủ.
- Kỹ năng của người tư vấn
Kỹ năng tƣ vấn là sự vận dụng kinh nghiệm, tri thức hiểu biết chuyên môn và giá trị nghề nghiệp của người trợ giúp vào hoàn cảnh tư vấn cụ thể nhằm tạo lập mối quan hệ tương tác, qua đó giúp đối tượng tự nhận thức được bản thân và vấn đề đang tồn tại, từ đó tự xác định giải pháp để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả [55, tr39].
Howard Figler (2007) cho rằng kỹ năng của nhà tƣ vấn giúp cho thân chủ có những sự lựa chọn khác nhau và họ sẵn sàng với sự lựa chọn đó. Theo H. Figler, kỹ năng TVHN là những phản xạ mà “nhà tư vấn có sẵn khi tư vấn cho một thân chủ”, trong quá trình tƣ vấn “chính nhu cầu của thân chủ sẽ là những gợi ý tốt nhất cho nhà tư vấn lựa chọn tiếp những kỹ năng nào” [94, tr24 - 29].
Trong hoạt động TVHN, khi làm việc với cá nhân thì NTV phải có tất cả các kỹ năng mà cán bộ tƣ vấn cần phải có. Tuy nhiên do đối tƣợng tƣ vấn là học sinh THPT và họ có nhu cầu được tư vấn hướng nghiệp, do đó có một số kỹ năng đặc thù nhƣ:
Kỹ năng lắng nghe, đó là kỹ năng cơ bản đầu tiên để NTV làm tƣ vấn và xây dựng mối quan hệ. Lắng nghe giúp NTV thu thập thông tin của học sinh, họ cần thông tin gì, thiếu thông tin gì hay thông tin đó đƣợc hiểu chƣa chính xác, cũng nhƣ họ có những khó khăn gì khi lựa chọn một nghề phù hợp. Kỹ năng lắng nghe là công cụ quan trọng cho việc tạo nên môi trường tương tác giữa người tư vấn và học sinh, hay là sự khích lệ học sinh tìm thấy những giá trị.
Kỹ năng đặt câu hỏi mở, NTV đặt những câu hỏi để khuyến khích học sinh có thể đƣa ra những thông tin đầy đủ nhất cả thông tin bề nổi liên quan đến sự kiện
và những gì ẩn chứa đằng sau nó). Câu hỏi mở thường khuyến khích các em nói về mình nhiều hơn, bày tỏ những cảm xúc và suy nghĩ của mình về một nghề nào đó trong xã hội. Câu hỏi mở giúp NTV khai thác vấn đề ở mức độ sâu hơn và cũng tạo điều kiện cho NTV giúp học sinh đi sâu vào các tình huống của vấn đề. Ví dụ thân chủ nói, “Tôi thật sự thích nghiên cứu”. Bằng cách hỏi, “Anh biết như thế nào về nghiên cứu?” bạn đã giúp anh ấy suy nghĩ sâu sắc hơn [94].
Kỹ năng cung cấp thông tin, theo Howard Figler (2007), kỹ năng cung cấp thông tin trong TVHN là cung cấp những thông tin cần thiết về một công việc hay nghề nghiệp để thân chủ có thể hiểu hơn về công việc hay nghề nghiệp đó hoặc những bước đi cụ thể của quá trình tìm việc. Cung cấp thông tin cho thân chủ phải rất cô đọng và có hệ thống, buổi làm việc không thể mắc lỗi và trở thành quá trình cung cấp thông tin một chiều. Điều đó làm giảm hiệu quả của buổi tƣ vấn và học sinh sẽ mất đi cơ hội nói về những kỹ năng, nhu cầu, giá trị nghề nghiệp của bản thân.
Kỹ năng làm trắc nghiệm, NTV biết lựa chọn những trắc nghiệm phù hợp với mục đích chọn nghề của cá nhân, biết cách tiến hành làm trắc nghiệm, đọc trắc nghiệm và biết cách diễn giải trắc nghiệm đó, phân tích trắc nghiệm đó, rồi tƣ vấn cho học sinh.
Ngoài một số kỹ năng cơ bản kể trên, trong nhà trường phổ thông, NTV cần có kỹ năng phối hợp với giáo viên trong trường. Người làm tư vấn cần thiết lập mối quan hệ với các giáo viên, ban giám hiệu nhà trường để xây dựng kế hoạch làm việc với học sinh. Việc phối hợp với giáo viên tốt sẽ là kênh thông tin quan trọng để hiểu hơn về học sinh đến tƣ vấn. Mối quan hệ tốt giữa nhân viên tƣ vấn trong các phòng tư vấn và giáo viên trong nhà trường sẽ tạo niềm tin ở học sinh đối với hoạt động tư vấn.
Tóm lại, trong TVHN, sự chuyên nghiệp của nhân viên tƣ vấn sẽ giúp cho họ chạm đƣợc vào sâu bên trong những nhận thức, cảm xúc của học sinh, từ đó khơi dậy tiềm năng và tự họ có những hành vi quyết định chọn nghề phù hợp với bản thân.