CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
3.3. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH
3.3.3. Trường hợp nhân viên TVHN chuyên nghiệp tư vấn cho học sinh THPT
3.3.3.1. Mục đích
Nghiên cứu trường hợp làm sáng tỏ năng lực tư vấn của nhân viên TVHN bao gồm kiến thức của nhân viên TVHN về nghề, nhu cầu xã hội với nghề và tâm lý học sinh phù hợp với nghề cũng nhƣ quy trình TVHN trong hoạt động TVHN cho học sinh.
3.3.3.2. Mô tả trường hợp a. Người tư vấn
H.T.T.L, nữ, 32 tuổi, là nhân viên TVHN của phòng Tư vấn học đường Trường THPT NTT. L cho biết đã tốt nghiệp khoa Tâm lý giáo dục trường đại học Sƣ phạm Hà Nội. L đã tham gia nhiều khóa tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn
và kỹ năng TVHN cho học sinh THPT. Hoạt động TVHN của phòng tƣ vấn học đường nơi L công tác được sự giám sát chuyên môn của các giảng viên khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học sư phạm Hà Nội.
Kết quả điều tra trên bảng hỏi của H.T.T.L:
- Nhận thức về mức độ cần thiết tƣ vấn cung cấp thông tin về nghề cho học sinh để chọn nghề phù hợp: ĐTB = 2,75.
- Nhận thức về mức độ cần thiết tƣ vấn cung cấp thông tin về nhu cầu xã hội với nghề định chọn: ĐTB = 2,72.
- Đánh giá về mức độ cần thiết tìm hiểu đặc điểm tâm lý bản thân học sinh phù hợp với nghề: ĐTB = 2,78.
Xét trên bình diện nhận thức được xem xét qua bảng hỏi, L thể hiện là người am hiểu về hoạt động TVHN. L quan niệm về bản chất của hoạt động TVHN là làm cho học sinh thấy “Bản chất của chọn nghề là việc chọn nghề ảnh hưởng đến tương lai”. Tuy nhiên, khi L được hỏi về “tam giác hướng nghiệp” của K.K Platonop (đƣợc nhìn hình tam giác với 3 cạnh: đặc điểm và yêu cầu nghề, nhu cầu xã hội với nghề; đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề nghề), L im lặng và không thể hiện quan điểm cá nhân. Theo L: “Trong hoạt động TVHN không có mô hình nào là quy chuẩn đâu chị ah. Bởi vì bản thân mỗi người là một cá thể khác nhau, cái mô hình đưa ra chỉ là cái để mình thực hiện theo một mô tuýp, ví dụ như là gặp tình huống này, thì nó ở giai đoạn nào của mô hình, còn khi xử lý thì cực kỳ phải sáng tạo. Nếu cứ áp dụng máy móc thì mình sẽ thất bại”.
Trong TVHN, hoạt động tƣ vấn nâng cao nhận thức của học sinh về nghề đƣợc L chia sẻ: “Thường thì học sinh sẽ hỏi, mình sẽ giới thiệu những nghề và nhóm nghề trong đó có nghề học sinh định chọn. Trong khi giới thiệu nhóm nghề, em cũng giới thiệu luôn những nghề này cần những phẩm chất nào của con người, những yêu cầu để làm nghề đó tốt hơn, mình cũng sẽ giải thích một chút, những thứ này học sinh rất thích nghe và những điều này các em hoàn toàn không biết khi không đến gặp cô tâm lý”.
Mặc dù L đánh giá cao việc cần thiết phải tƣ vấn thông tin về nhu cầu nhân lực xã hội với nghề (ĐTB = 2,72), nhƣng trong hoạt động thực tiễn, L có quan niệm rằng: “Mình (NTV) phải nói với họ là tại sao dễ xin việc, dễ sinh việc là do mình chứ không phải do người khác. Lúc này giống như giảng lý thuyết, mình nói cho họ
là nếu như nghề quan trọng đối với mình (học sinh) thì mình sẽ chạy theo nó và khi chạy theo nó rồi thì mình sẽ bị phụ thuộc. Còn nếu như mình học, mình làm chủ cái nghề đó, tất nhiên nhiều ông chủ cần những người làm được việc (IQ cao, làm chuyên môn tốt), nếu bản thân em (học sinh) xác định nghề đó quan trọng và học thật tốt thỡ khụng sợ gỡ cả, kể cả những nghề mà nú cảm thấy là khụng ô hot ằ ở xó hội”.
Bên cạnh đó, hoạt động tƣ vấn nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về đặc điểm tâm lý của bản thân phù hợp với nghề đƣợc L đánh giá cao và việc sử dụng các công cụ đánh giá đặc điểm tâm lý cá nhân phù hợp với nghề là ƣu điểm nổi bật so với việc phụ huynh hay giáo viên TVHN cho học sinh. Trong TVHN, L cho biết:
“Khi học sinh đến, em còn cho học sinh làm những trắc nghiệm IQ, EQ, CQ, em còn nói thêm cho các con về năng lực và tính cách của mình. Những yếu tố đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc mình chọn nghề, làm nghề sau này. Và bên cạnh đó cũng hỏi thêm các con về: Con chọn nghề dựa trên cơ sở nào, dựa vào nhu cầu của bố mẹ hay sở thích của bản thân, hay chọn nghề theo dư luận xã hội (nghề hot).
Như vậy, khi mình tìm được ra xem được rất nhiều sự chênh lệch. Đó là có những con hứng thú một nghề nhưng lại chọn một nghề khác và khi các con đến đây, các con thấy sự khác biệt hoàn toàn so với sự định hướng của giáo viên chủ nhiệm, chính điều này làm cho các con thấy cần, còn trước kia các con không nghĩ là như vậy”.
Trong khi TVHN, L quan niệm: “Em sẽ khụng núi với học sinh là ô em nờn làm nghề này hay nờn làm nghề kia ằ, mà em sẽ núi với học sinh rằng, “với tớnh cách, năng lực, sở thích, chỉ số cảm xúc, sáng tạo của các con như thế này thì sẽ phù hợp với nhóm nghề này. Còn nghề nào, trường nào con chọn đó là việc của con”. Mình sẽ phân tích cho nó, cho nó suy nghĩ. Và sẽ nói với các con rằng, nếu các con cần, các con có thể đến tiếp, cô sẽ tư vấn kỹ hơn. Với từng cas (trường hợp), em thấy cần bước nào làm bước đó, hỏi cái gì thì trả lời cái đó. Có vẻ như việc đó học sinh thấy thoải mái hơn là việc bố mẹ áp đặt các con phải học ngành nào, thi trường nào”.
b. Học sinh
Trường hợp em H.A là học sinh trường THPT NTT, hiện em là sinh viên khoa Quan hệ công chúng và quảng cáo (PR) của Học viện Báo chí và Tuyên
truyền. A cho biết, ban đầu em định chọn khối A, đến học kỳ 2 của năm lớp 12 em xuống phòng tƣ vấn, sau khi đƣợc tƣ vấn em nhận thấy mình hợp với nghề Quan hệ công chúng và quảng cáo của Học viện Báo chí và tuyên truyền và theo khối D.
* Kết quả khảo sát A qua bảng hỏi:
- Mức độ nhận thức về nghề có ĐTB = 0,7 và T kể tên yêu cầu của nghề và đặc điểm của nghề như: Người làm nghề PR có khả năng giao tiếp tốt, biết cách tạo sự tin cậy ở các đối tượng người trong xã hội, có óc quan sát và phán đoán tốt, tư duy phân tích cao, có năng lực tổ chức, khả năng linh hoạt nhạy bén, linh hoạt trong mọi tình huống...
- Nhận thức về nhu cầu nhân lực với nghề PR: A nhận thấy ngành đã chọn khó xin việc ở hiện tại, tuy nhiên tương lai là cần thiết. Mặc dù vậy, trong quá trình học sẽ chủ động đi làm thêm để có kinh nghiệm, ra trường dễ xin việc.
- Mức độ nhận thức đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề định chọn:
ĐTB mức độ nhận thức về năng lực phù hợp với nghề 0,75; ĐTB mức độ nhận thức về hứng thú với nghề là 0,7; ĐTB mức độ nhận thức về tính cách phù hợp với nghề 0,65.
* Sau 1 năm học, kết quả nghiên cứu trên bảng hỏi về mức độ hài lòng với ngành đang học của A cho thấy:
- Về năng lực, càng học em càng cảm thấy phù hợp với khả năng. A dễ dàng hiểu nội dung môn học, hoàn thành các bài tập giảng viên giao và các bài tập thực hành đạt kết quả tốt.
- Về hứng thú, A càng học càng cảm thấy thích ngành học của mình. Bước đầu đƣợc tiếp xúc với các môn học cơ sở ngành, A cảm thấy thể hiện đƣợc sở thích giao tiếp và tổ chức các hoạt động của mình.
- Về tính cách, A cảm thấy càng học càng thấy phù hợp với ngành học. T chia sẻ rằng, bắt đầu học một số môn chuyên ngành và em cảm thấy mình có vẻ phù hợp.
- Về nhận thức, sau một thời gian học, A cảm thấy đúng như suy nghĩ của ban đầu về ngành PR. A nói rằng, trong các bài giảng, giảng viên có nói về những công việc của một người làm PR, những thông tin này A đã được nhân viên tư vấn cung cấp và em đã tìm thấy trên mạng internet.
3.3.3.3. Quy trình nhân viên TVHN chuyên nghiệp tư vấn cho học sinh + Bước 1: Khảo sát nhu cầu TVHN của học sinh
Mục đích tìm hiểu nhu cầu TVHN của học sinh các lớp 12, các em mong muốn được trợ giúp thông tin gì, có điều gì làm các em lo lắng trước khi chọn nghề.
Kết quả xử lý phiếu khảo sát nhu cầu, trên cơ sở đó lựa chọn thứ mục những nội dung ưu tiên và xây dựng chương trình kế hoạch thực hiện. Học sinh và các bạn đƣợc tham gia khảo sát và nói lên nguyện vọng của mình. Thời điểm tiến hành khảo sát là thời gian đầu của học kỳ 1 của lớp 12.
+ Bước 2: Cung cấp thông tin về nghề, các yếu tố để chọn nghề phù hợp Mục đích: Tƣ vấn nâng cao nhận thức của học sinh về nghề và nhu cầu xã hội với nghề.
Đối tƣợng: toàn thể học sinh lớp 12A4 của H.A
Nội dung: Cung cấp hệ thống thông tin nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về các nghề đang phát triển mạnh hiện nay ở Việt Nam, đặc điểm một số nghề.
Khi chọn nghề cần phải cân nhắc những yếu tố nhƣ: Thuộc về sinh lý: sức khỏe, ngoại hình; yếu tố thuộc về tâm lý: thiên hướng, năng khiếu, năng lực, hứng thú;
yếu tố thuộc về xã hội nhƣ gia đình, bạn bè, và nhu cầu xã hội của nghề, mức thu nhập, triển vọng phát triển nghề.
Thông qua buổi cung cấp thông tin này, A và các bạn hình dung đƣợc việc chọn nghề phù hợp phải tính đến các yếu tố cơ bản nhƣ: Phải hiểu đƣợc nghề đó là nghề nào, có vị trí nhƣ thế nào trong xã hội, các yêu cầu về tâm sinh lý với nghề và khả năng xin việc sau khi tốt nghiệp. Kết quả của buổi tƣ vấn này, A và các bạn có những thông tin đầu tiên, hết sức sơ lƣợc và đƣợc nhận viên TVHN khuyến khích tham gia các buổi TVHN tiếp theo.
+ Bước 3: Khám phá bản thân: làm các trắc nghiệm, trả kết quả, hướng nghiệp từng học sinh.
Khi H.A có nhu cầu muốn được tiếp tục tham gia TVHN, H.A được hướng dẫn xuống phòng tư vấn tâm lý của nhà trường để được nhân viên TVHN trực tiếp TVHN cho em. Tại đây, A đƣợc nhân viên tƣ vấn trao đổi về nguyện vọng, mong muốn của em với nghề nào trong xã hội.
H.A được làm các trắc nghiệm tư vấn hướng nghiệp; trắc nghiệm IQ để khám phá năng lực, EQ để khám phá trí tuệ cảm xúc, trắc nghiệm CQ để khám phá
khả năng sáng tạo của cá nhân. Kết quả phân tích các trắc nghiệm cho thấy H.A có những đặc điểm tâm lý nổi trội phù hợp với đặc điểm yêu cầu của nghề PR. Kết quả này hoàn toàn làm H.A thỏa mãn, bởi A thấy nghề này em hứng thú thật sự vì trước đấy bố mẹ và cô giáo thấy em đang học theo khối A, định hướng cho em dự thi các ngành thi có liên quan đến khối A.
+ Bước 4: Kết thúc và theo dõi
Sau buổi gặp gỡ với nhân viên tƣ vấn, H.A chuyển sang ôn luyện khối D và quyết tâm thi vào ngành PR. Tuy nhiên, sự chuyển đối khối thi vào cuối học kỳ I là
“mạo hiểm”, vì các em không có nhiều thời gian để chuẩn bị cho sự thay đổi này, nên H.A gặp phải sự phản đối của giáo viên chủ nhiệm và bố mẹ. H.A tiếp tục đến gặp nhân viên tƣ vấn và em nhận đƣợc sự trợ giúp. Nhân viên TVHN có tƣ vấn với A: “Mình có năng lực là điều tốt, nhưng nếu có năng lực mà không có hứng thú làm thì công việc của mình giống như anh công nhân và ông chủ, nếu con (học sinh) chỉ làm như thế (theo năng lực) thì con mãi mãi chỉ là một anh công nhân, có thể tốt nhất cũng chỉ làm trưởng nhóm, không thể làm ông chủ được. Nếu con có cả sở thích và năng lực cộng lại, thì thành công ở mức cao nhất, còn việc lựa chọn là tùy thuộc vào con. Nếu như con cảm thấy gia đình quá áp lực với mình, thì trước tiên mình nói với bố mẹ về nguyện vọng của mình”.
Nhận xét trường hợp tư vấn hướng nghiệp cho học sinh H.A
Nếu chúng ta so sánh qui trình TVHN giữa 3 người tư vấn là bố mẹ, giáo viên và nhân viên TVHN, thì trường hợp H.A được nhân viên TVHN tư vấn diễn ra có quy trình hơn cả. Những thông tin cung cấp cho học sinh có sự sàng lọc và tích hợp dựa trên từng cá nhân để đi đến hiệu quả cuối cùng. Các thông tin tƣ vấn dựa trên nhu cầu thiết thực của học sinh, có sự lựa chọn đối tƣợng tƣ vấn phù hợp với từng giai đoạn của hoạt động tƣ vấn, có sử dụng công cụ kỹ thuật hỗ trợ, làm cho học sinh tin tưởng vào sự tư vấn của người tư vấn. Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch tư vấn cho học sinh chưa thực sự hợp lý, như trường hợp của H.A làm, khi em quyết định chuyển khối thi vào thời gian không còn nhiều trước mùa thi nên gây ra tâm lý hoài nghi, hoang mang ở giáo viên chủ nhiệm, bố mẹ và thậm chí cả H.A.
Ngoài ra, viêc sử dụng các trắc nghiệm tâm lý chƣa đƣợc chuẩn hóa một cách khoa học, do đó chỉ là một thông tin tham khảo chƣa thể xem đó là một nguồn tin quyết định đến việc chọn nghề của học sinh. Bên cạnh đó, nhân viên TVHN chƣa hiểu biết và đánh giá đúng đắn đầy đủ cả 3 nội dung tâm lý của hoạt động TVHN trong hoạt động thực tiễn.
Tóm lại, từ phân tích 3 trường hợp TVHN ở trên cho thấy, cần thiết phải có hoạt động TVHN chuyên nghiệp trong nhà trường phổ thông để để trợ giúp học sinh chọn nghề một cách khoa học và hiệu quả. Sự TVHN khoa học và đúng lúc sẽ giúp cho học sinh có sự hài lòng với ngành đã chọn, hứng thú với ngành học và đạt kết quả cao trong học tập cũng nhƣ trong lao động sau khi tốt nghiệp.