CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ
2.3.7. Thực nghiệm tác động
Thực nghiệm một số biện pháp tâm lý – giáo dục nhằm cải thiện nhận thức của người tư vấn về nội dung tâm lý của hoạt động TVHN và qui trình TVHN cho học sinh THPT.
2.3.7.2. Khách thể thực nghiệm
Chúng tôi lựa chọn 15 giáo viên và nhân viên tƣ vấn có kết quả điều tra qua bảng hỏi đạt ở mức trung bình. Những khách thể này khi tƣ vấn cho học sinh THPT theo kinh nghiệm là chủ yếu và không thực hiện TVHN theo qui trình.
2.3.7.3. Địa điểm và thời gian tiến hành Địa điểm: Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Thời gian: tháng 11/ 2011, thời gian thực hành tại cơ sở từ sau khi người tư vấn đƣợc tập huấn đến tháng 11/2012.
2.3.7.4. Cơ sở đề xuất biện pháp tác động và giới hạn thực nghiệm + Cơ sở đề xuất biện pháp tác động
Từ những kết quả nghiên cứu thực trạng tƣ vấn cho học sinh nâng cao nhận thức về nghề và nhu cầu thị trường lao động xã hội với nghề, tư vấn cho học sinh nâng cao hiểu biết đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề cũng nhƣ thực trạng nhận thức của học sinh THPT về nghề, nhu cầu thị trường lao động với nghề và đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề, chúng tôi nhận thấy:
- Người tư vấn nhận thức về nghề và đặc điểm nghề, kỹ năng sử dụng công cụ đánh giá tâm lý của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Người tư vấn hướng nghiệp theo kinh nghiệm là chủ yếu, chƣa thực hiện theo qui trình TVHN.
- Hạn chế này một phần xuất phát từ việc người tư vấn chưa được đào tạo về TVHN chuyên nghiệp cũng nhƣ tham gia các khóa tập huấn về TVHN cho học sinh THPT.
- Nhu cầu đƣợc tập huấn của đông đảo giáo viên và nhân viên làm TVHN là rất lớn, bởi đại đa số giáo viên làm TVHN chƣa đƣợc tập huấn về TVHN, số nhân viên làm TVHN là nhân viên tƣ vấn tâm lý nói chung nhƣng vẫn phải thực hiện TVHN chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành một số biện pháp tâm lý – giáo dục nhằm cải thiện nhận thức của giáo viên và nhân viên tƣ vấn về đặc điểm tâm lý của hoạt động TVHN và qui trình TVHN cho học sinh THPT.
+ Giới hạn thực nghiệm
Do khả năng và điều kiện không cho phép nên chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm với giới hạn nhƣ sau:
- Thực nghiệm chỉ tập trung cung cấp kiến thức cho người tư vấn để nâng cao nhận thức của họ về các nội dung kiến thức về nghề, thông tin về nhu cầu nhân lực của thị trường lao động và kiến thức về tâm lý học sinh trong hoạt động TVHN, cũng nhƣ qui trình TVHN cho học sinh THPT.
- Các biện pháp tác động đƣợc xây dựng chủ yếu ở góc độ tâm lý – giáo dục đƣợc tiến hành trong quá trình bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng.
- Thời gian thực nghiệm trong 12 tháng nên kết quả đánh giá thực nghiệm đƣợc tập trung xử lý biên bản ghi âm và phỏng vấn sâu.
+ Nội dung biện pháp tác động
Xuất phát từ cơ sở lý luận của đề tài và kết quả nghiên cứu thực trạng, chúng tôi đề xuất các biện pháp tác động tâm lý – giáo dục sau:
- Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức của người tư vấn về khái niệm tư vấn hướng nghiệp, các nội dung tâm lý của hoạt động tư vấn hướng nghiệp và qui trình TVHN hiệu quả.
- Biện pháp 2. Trang bị một số kiến thức về nghề, nhu cầu nhân lực của thị trường lao động và kỹ năng làm trắc nghiệm tâm lý nhằm nâng cao nhận thức của người tư vấn về đặc điểm nghề và nhu cầu thị trường lao động với nghề cũng như tâm lý bản thân học sinh phù hợp với nghề.
- Biện pháp 3: Hướng dẫn người tư vấn thực hành qui trình tư vấn và luyện tập thực hiện các tình huống TVHN cho học sinh THPT.
Mục tiêu của khóa học là hình thành nhận thức đúng đắn về các nội dung tâm lý cấu thành hoạt động TVHN và tƣ vấn theo qui trình TVHN cho học sinh THPT. Bên cạnh việc chú ý sử dụng kinh nghiệm thực tiễn và nhu cầu của người học vào quá trình giảng dạy, học tập nhằm thay đổi tư duy và hành vi cũ (thường làm trong tư vấn trước đây) và tập nhiễm nhận thức và hành vi mới trong TVHN cho học sinh THPT. Thực hành ca TVHN đƣợc thực hiện nhiều lần trên lớp với sự trợ giúp của giảng viên và góp ý của những đồng nghiệp, thực hành tại cộng đồng với sự góp ý của người giám sát hoạt động chuyên môn. Các phương pháp cần được sử dụng phối kết hợp để thu hút sự tham gia tích của của học viên vào quá trình này.
2.3.7.5. Phương pháp đánh giá kết quả tác động thực nghiệm - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp quan sát - Phương pháp phỏng vấn 2.3.7.6. Tổ chức thực hiện Chuẩn bị tập huấn
- Xác định đối tƣợng tập huấn: Liên hệ, gặp gỡ và tìm hiểu đối tƣợng (nhu cầu, thực trạng công việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT)
- Thống nhất nội dung, thời gian và địa điểm tập huấn.
Thiết kế chương trình tập huấn
- Xây dựng nội dung tập huấn: Nội dung tập huấn đƣợc thiết kế cho thời lƣợng là 60 tiết với tỷ lệ lý thuyết/ thực hành là 1/3, cụ thể nhƣ:
+ Nội dung nâng cao nhận thức về những kiến thức cơ bản về TVHN, làm rõ đặc điểm tâm lý của hoạt động tư vấn hướng nghiệp: tư vấn cho học sinh nâng cao nhận thức về nghề, về nhu cầu thị trường xã hội với nghề và hiểu biết về đặc điểm tâm lý bản thân với nghề.
+ Nội dung nâng cao nhận thức về đặc điểm, yêu cầu của các nghề và đặc điểm từng nghề trong xã hội, về nhu cầu thị trường lao động xã hội với nghề, đặc điểm tâm lý học sinh trong hoạt động tư vấn hướng nghiệp và cách sử dụng các công cụ đánh giá tâm lý.
+ Nội dung nâng cao nhận thức về qui trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT trong thực hành ca.
- Xây dựng các phương pháp tập huấn: Trong khóa tập huấn, chúng tôi sử dụng các phương pháp: Thuyết trình, làm mẫu, bài tập cá nhân, thảo luận nhóm, thực hành theo nhóm, sắm vai. Các phương pháp được thực hiện theo nguyên tắc người học làm trung tâm. Giảng viên là người gợi mở vấn đề, hướng dẫn và hỗ trợ học viên chiếm lĩnh tri thức mới.
Tiến trình thực hiện
Tập huấn đƣợc tiến hành trong 4 ngày (2 buổi/ 1 ngày), mỗi buổi 5 tiết tại lớp và 20 tiết tại trường học và cơ sở tư vấn (phụ lục 4.1).
Lượng giá và kết thúc tập huấn
Để đánh giá đƣợc sự tiến bộ trong nhận thức của học viên về các nội dung tâm lý cấu thành hoạt động TVHN cho học sinh THPT và sự ổn định của việc thực hiện quy trình tư vấn hướng nghiệp, chúng tôi tiến hành lượng giá ở các thời điểm khác nhau nhƣ sau:
- Đánh giá bằng bảng hỏi: Chúng tôi sử dụng bảng hỏi dành cho người tư vấn để đánh giá về mức độ nhận thức của họ về các biểu hiện tâm lý của hoạt động TVHN cho học sinh THPT trước và sau khi thực nghiệm làm sáng tỏ về các nội dung:
+ Tƣ vấn cho học sinh nâng cao hiểu biết về nghề
+ Tư vấn cho học sinh nâng cao hiểu biết về nhu cầu nhân lực của thị trường lao động
+ Tƣ vấn cho học sinh hiểu biết đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề - Đánh giá bằng quan sát: Quan sát một số ca tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT giả định trong quá trình tập huấn để đánh giá sự thay đổi định tính về nhận thức của người trong khi thực hiện qui trình TVHN cho học sinh.
- Phỏng vấn sâu trước và sau khóa tập huấn: Sau 12 tháng được tập huấn về TVHN cho học sinh THPT, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 5 học viên để làm rõ hơn về sự tiến bộ trong nhận thức và thực hiện qui trình tƣ vấn trong hoạt động TVHN cho học sinh THPT.