Tƣ vấn cho học sinh nâng cao hiểu biết về đặc điểm tâm lý của bản thân phù hợp với nghề

Một phần của tài liệu Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT của phạm ngọc linh (Trang 110 - 119)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

3.1. THỰC TRẠNG TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

3.1.3. Tƣ vấn cho học sinh nâng cao hiểu biết về đặc điểm tâm lý của bản thân phù hợp với nghề

3.1.3.1. Tư vấn cho học sinh về các đặc điểm tâm lý phù hợp với nghề Hoạt động tƣ vấn cho học sinh nâng cao hiểu biết đặc điểm tâm lý của bản thân phù hợp với nghề có thể khái quát ở các khía cạnh như: Người tư vấn sử dụng các công cụ, trắc nghiệm để đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh phù hợp với ngành nghề nào trong xã hội, bên cạnh đó NTV có thể trao đổi với học sinh để tìm hiểu về hứng thú, nguyện vọng, ƣớc mơ của học sinh về một nghề hay NTV thông qua các hoạt động để quan sát năng lực, tính cách của các em có thể phù hợp với ngành nào.

Bảng 3.5: Tư vấn cho học sinh về các đặc điểm tâm lý phù hợp với nghề

STT Nội dung Mức

độ ĐTB ĐLC 1 Đánh giá năng lực của HS bằng các trắc nghiệm 2 2,30 0,59 2 Đánh giá hứng thú của học sinh bằng trắc nghiệm 2 2,33 0,63 3 Đánh giá tính cách của HS bằng các trắc nghiệm 2 2,27 0,56 4 Đo đạc các chỉ số thể chất để tìm ra sự phù hợp

của bản thân với nghề. 2 2,30 0,61

5 Trao đổi với học sinh để tìm hiểu nhu cầu, hứng

thú, của học sinh phù hợp với nghề 3 2,89 0,31 6 Trao đổi với học sinh để tìm hiểu nguyện vọng

của học sinh với nghề 3 2,95 0,22

7 Trao đổi để tìm hiểu xem học sinh chọn nghề và

động cơ chọn nghề. 3 2,92 0,27

8 Phát phiếu để tìm hiểu xem học sinh chọn nghề và

động cơ chọn nghề. 3 2,64 0,54

9 Quan sát hoạt động học trên lớp, ngoại khóa để

tìm hiểu hứng thú của học sinh phù hợp với nghề 3 2,58 0,60 10 Nghiên cứu kết quả học tập trên lớp, ngoại khóa

để tìm hiểu năng lực của học sinh. 3 2,81 0,46 11 Theo dõi quá trình học tập để tìm hiểu về năng

khiếu, năng lực phù hợp với ngành nào 3 2,81 0,40 12 Theo dõi kết quả học tập để tƣ vấn cho học sinh có

thể thi vào trường nào đạt kết quả cao. 3 2,83 0,44 13 Trao đổi để giúp học sinh tự đánh giá khả năng

của bản thân phù hợp yêu cầu của nghề. 3 2,83 0,44 14 Quan sát hoạt động học trên lớp, ngoại khóa để

tìm hiểu tính cách của học sinh phù hợp với nghề 3 2,75 0,55 15 Sẵn sàng lắng nghe và trao đổi với học sinh về

những khó khăn liên quan đến việc chọn nghề 3 2,86 0,35

Chung 2,67 0,28

Kết quả khảo sát trên giáo viên cho thấy, trong 15 nội dung của tƣ vấn cho học sinh nâng cao nhận thức về các đặc điểm tâm lý bản thân trên bảng 3.5 cho thấy

chỉ có 4 nội dung mà giáo viên tư vấn hướng nghiệp cho rằng: “Tư vấn cũng được, không tư vấn cũng được” (ở mức 2). Tất cả các nội dung còn lại đều đƣợc giáo viên đánh giá là quan trọng – “Cần tư vấn” (mức 3) cho học sinh. Có thể giải thích các kết quả cụ thể hơn nhƣ sau:

Thầy cô giáo cho rằng, việc sử dụng các công cụ để đo đạc, đánh giá các đặc điểm tâm lý phù hợp với nghề chưa được thầy cô giáo quan tâm thực hiện. Người tư vấn nhận thức nhóm hoạt động này ở mức trung bình và trong quá trình TVHN cho học sinh, hoạt động này thực hiện cũng đƣợc hay không cũng đƣợc. Những hoạt động này bao gồm: Đánh giá năng lực của học sinh bằng các trắc nghiệm (ĐTB = 2,3), Đánh giá hứng thú của học sinh bằng trắc nghiệm (ĐTB = 2,33), Đánh giá tính cách của học sinh bằng các trắc nghiệm (ĐTB = 2,27), Đo đạc các chỉ số thể chất để tìm ra sự phù hợp của bản thân với nghề (ĐTB = 2,3). Kết quả nghiên cứu này cũng trùng hợp với suy nghĩ của nhiều giáo viên làm tư vấn hướng nghiệp:

“Người giáo viên chỉ hiểu hoàn cảnh khách quan, bên ngoài, còn đặc điểm tâm lý bên trong người giáo viên không đánh giá được, do đó rất khó tư vấn cho học sinh tìm được nghề hoàn toàn phù hợp” (N.V.M, nam 42 tuổi, giáo viên).

Mặc dù kết quả nghiên cứu cho thấy giáo viên không đánh giá cao việc sử dụng công cụ đo đạc đặc điểm nhân cách để tìm ra sự phù hợp nghề, song họ lại rất quan tâm về học lực, khả năng của học sinh có thể trúng tuyển vào một trường nào.

Bằng nhiều cách khác nhau, thầy cô giáo giúp cho học sinh nhận thấy hứng thú, năng lực và tính cách của bản thân có thể phù hợp với ngành nào và đỗ vào trường nào. Các hoạt động đƣợc thầy cô cho rằng cần thực hiện nhiều hơn nhƣ: Cụ thể : Trao đổi với học sinh để tìm hiểu nguyện vọng của học sinh với nghề (ĐTB=2,92), Trao đổi để tìm hiểu xem học sinh chọn nghề và động cơ chọn nghề (ĐTB = 2,95), Trao đổi với học sinh để tìm hiểu nhu cầu, hứng thú, của học sinh phù hợp với nghề (ĐTB = 2,98), Sẵn sàng lắng nghe và trao đổi với học sinh về những khó khăn liên quan đến việc chọn nghề (ĐTB = 2,86).

Nhìn chung, nhận thức của người tư vấn về việc tư vấn cho học sinh nâng cao nhận thức về đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề ở mức cao, tuy nhiên, để làm rõ thực trạng trên, chúng tôi tiến hành quan sát tình huống tƣ vấn và phỏng vấn sâu ở phụ huynh, giáo viên và nhân viên TVHN cho học sinh.

Tình huống: “Một học sinh muốn thi khối A vào ngành Sư phạm và đến gặp nhân viên tư vấn”, nhân viên cho rằng: “Mình cung cấp thông tin cho học sinh đó như năm ngoái khối A, khoa Toán lấy bao nhiêu điểm. Mình cũng hỏi thêm là liệu cháu đã làm bài thử bài thi của năm ngoái chưa và tự chấm hay thầy cô chấm thì được bao nhiêu điểm” (H.T.Q, nữ 32 tuổi, nhân viên tƣ vấn).

Với nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm và tư vấn hướng nghiệp nhiều lứa học sinh, cô Ng.T.Th chia sẻ: “Trước kỳ I đã phải rà soát rồi, hết học kỳ 1 là có thể nắm được lực học của từng con như thế nào rồi. Nếu nó biết lực học của nó, nó sẽ đi vào những trường phù hợp. Ví dụ như là khối chuyên thường thi vào các trường thuộc tốp cao (trường lấy điểm thi đầu vào cao hơn các trường đại học khác), nếu lực học các con không cao lắm, các con có thể thi vào trường nào vừa vừa (điểm đầu vào vừa vừa – tức là thấp hơn các trường tốp cao, nhưng cao hơn các trường thuộc tốp cuối), để các con có thể đỗ hoặc vào cao đẳng…Chủ yếu là cô giáo chủ nhiệm gần gũi, tâm tình với các con, xem các con phù hợp với ngành nghề nào, biết được những khả năng (năng khiếu) của các con, ví dụ như hoạt động ngoại khóa, hay hoạt động đoàn đội rất là tốt. Để từ đó phát hiện năng khiếu của các con như thế, con chọn ngành, chọn trường phù hợp với con và khích lệ các con…

Tìm hiểu sâu hơn về nhân viên tƣ vấn Q và cô giáo Th, chúng tôi nhận thấy, Q làm tƣ vấn tâm lý nói chung và có TVHN cho học sinh THPT, tuy nhiên Q chƣa qua khóa đào tạo hay tập huấn nào về TVHN nên việc tƣ vấn hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm bản thân mà cá nhân tự quan sát được trong cuộc sống. Trường hợp cô Th là một giáo viên chủ nhiệm lâu năm và luôn gắn bó với học sinh nên việc trao đổi, tâm sự với học sinh về nhu cầu, nguyện vọng cũng nhƣ hiểu tâm lý của học sinh khá tốt. Tuy nhiên, khi TVHN cho các em, cô Th vẫn dựa vào học lực của học sinh và coi đó là đặc điểm tâm lý quan trọng khi TVHN. Việc tƣ vấn thiếu thông tin hay chỉ tập trung vào học lực của học sinh mà không dựa trên một căn cứ khoa học nào, làm cho học sinh gặp khó khăn trong lựa chọn nghề, đôi khi cảm thấy bị áp đặt và tương lai có thể bỏ nghề vì nhận thấy không đam mê với nghề.

Ở một khía cạnh khác, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu trên nhân viên TVHN chuyên nghiệp về việc sử dụng những công cụ đánh giá tâm lý nhằm trợ giúp cá nhân tìm các đặc điểm tâm lý phù hợp với nghề cho thấy sự khác biệt so với thực tế nghiên cứu trên giáo viên làm TVHN. Những nhân viên TVHN nhận thấy

rằng, việc học sinh đƣợc đến các phòng tƣ vấn để làm trắc nghiệm khám phá bản thân là một nét mới, lạ và hấp dẫn học sinh. Kết quả trắc nghiệm, cùng với sự diễn giải và tƣ vấn của nhân viên TVHN giúp cho học sinh có thông tin đầy đủ hơn về bản thân để tìm nghề phù hợp. Theo P.H, một nhân viên TVHN đồng thời làm giám sát hoạt động trung tâm TVHN trong trường phổ thông nhiều năm chia sẻ:

Trong TVHN, các trắc nghiệm thường được sử dung như: trắc nghiệm tính cách của H.J.Eysenck, trắc nghiệm về chìa khóa hướng nghiệp của J.Holland, trắc nghiệm xu hướng nghề nghiệp của G. Homstock. Ngoài ra có trắc nghiệm về xu hướng nhân cách, trí thông mình, tính cách, giao tiếp, ứng xử…”

“Khi các em được đánh giá, học sinh đến TVHN được làm trắc nghiệm hết.

Trên cơ sở đó mới chỉ cho các em thấy phù hợp với nghề nghiệp nào. Trên cơ sở xu hướng nghề nghiệp đó, trên căn cứ về yêu cầu của mỗi nghề, đòi hỏi những đặc điểm riêng về cá nhân như thế nào, rồi nhà tư vấn phải lựa chọn trong bộ công cụ những trắc nghiệm phản ánh những đặc điểm (yêu cầu của nghề đó) tiếp tục cho học sinh làm, xem học sinh có những yêu cầu về nghề đó không”.

Nhƣ vậy, hoạt động tƣ vấn nâng cao nhận thức đặc điểm tâm lý của bản thân phù hợp với nghề ở mỗi người tư vấn khác nhau. Nếu như ở giáo viên, thế mạnh của thầy cô là quan sát các em thông qua hoạt động học tập, giao lưu, lao động và các hoạt động xã hội cũng nhƣ sự gần gũi của thầy trò để trao đổi với học sinh về tâm tƣ, nguyện vọng của học sinh và hiểu rõ năng lực, tính cách của các em có thể phù hợp với ngành nghề nào trong xã hôi. Trong khi nhân viên TVHN chuyên nghiệp có thế mạnh hơn trong việc vận dụng kỹ thuật đánh giá để trợ giúp các em tìm ra điểm phù hợp giữa đặc điểm tâm lý bản thân với nghề. Tuy vậy, để TVHN có hiệu quả cần phải có sự chuyên nghiệp hơn, nhƣ nhận định một chuyên gia tƣ vấn hướng nghiệp: “Nếu trong TVHN, anh không làm các trắc nghiệm, không đánh giá thì không bao giờ có thể TVHN một cách tốt nhất cho học sinh” (H.M.T, nam 38 tuổi, nhân viên tư vấn hướng nghiệp).

Nhằm tìm hiểu thực trạng tƣ vấn cho học sinh nâng cao hiểu biết đặc điểm tâm lý bản thân để chọn nghề phù hợp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên học sinh đã đƣợc tƣ vấn để tìm sự phù hợp giữa đặc điểm tâm lý bản thân với yêu cầu của nghề.

3.1.3.2. Thực trạng nhận thức của học sinh về các đặc điểm tâm lý phù hợp với nghề

Những đặc điểm tâm lý của bản thân phù hợp với nghề đƣợc xem xét ở 3 khía cạnh cơ bản là xu hướng, năng lực, tính cách cá nhân. Dưới sự trợ giúp của nhà tƣ vấn, học sinh so sánh với yêu cầu của nghề xem mình có đặc điểm tâm lý nào phù hợp. Trong kết quả nghiên cứu, chúng tôi xem xét học sinh chọn ngành có cân nhắc đến sự phù hợp giữa đặc điểm tâm lý của bản thân với yêu cầu của ngành, mức độ nhận thức về đặc điểm tâm lý sẽ phản ánh hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông hiện nay.

a. Hiểu biết về xu hướng của bản thân phù hợp với nghề

Xu hướng nghề phản ánh chiều hướng của cá nhân hướng hoạt động của mình vào nghề gì, điều đó phụ thuộc chủ yếu vào trình độ phát triển nhận thức và tình cảm đối với nghề đó. Xu hướng nghề tập trung ở động cơ chọn nghề và hứng thú với nghề.

- Động cơ chọn nghề của học sinh THPT

Từ số liệu thực tế tìm hiểu về động cơ chọn nghề của học sinh THPT, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để mô tả sự biến thiên giữa các biến quan sát được và có tương quan, kết quả thể hiện ở 4 nhân tố về động cơ chọn nghề của học sinh, bao gồm: Động cơ cá nhân (ĐTB = 3,87), gia đình (ĐTB = 2,69), xã hội (ĐTB = 3,67) và cá nhân bắt chước người khác (ĐTB = 1,63) (phụ lục 3.3).

Xem xét cụ thể động cơ chọn nghề của học sinh trên từng nhân tố cho thấy, học sinh cho rằng việc chọn nghề vì những yếu tố thuộc về đặc điểm tâm lý cá nhân (nhân tố cá nhân) là quan trọng hơn cả (ĐTB = 3,87). Điều đó cho thấy học sinh nhận thức khá tốt về động cơ chọn nghề, bởi lẽ cá nhân chọn nghề vì nghề đó phù hợp với năng lực, tính cách, hứng thú và sức khỏe của bản thân sẽ giúp cho cá nhân có những nỗ lực cao trong học tập, lao động.

Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng, học sinh khá coi trọng đến động cơ thuộc về xã hội (ĐTB = 3,67) nhƣ chọn nghề đó vì xã hội cho rằng nghề quan trọng, nghề được xã hội tôn trọng. Trả lời câu hỏi vì sao em muốn làm nghề đó, kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố thúc đẩy học sinh chọn ngành nghề, song học sinh chọn các ngành y (35,6%), công an (48%) luật (28,6%) và sƣ phạm (22,2%) cùng cho rằng chọn nghề vì giá trị xã hội của nghề. Điều này cho thấy

quan niệm xã hội đã ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh, thôi thúc các em muốn được thực hành nghề trong tương lai bởi những giá trị cao đẹp của nghề.

Trong các động cơ chọn nghề, nhân tố bắt chước hành vi của người khác để chọn nghề thể hiện ở động cơ chọn nghề vì bạn em chọn nghề đó thần tượng của em làm nghề đó đƣợc học sinh cho rằng động cơ đó không quan trọng (ĐTB = 1,63). Điều này cho thấy, học sinh lớp 12 đã suy nghĩ khá chín chắn về nghề tương lai. Các em chọn nghề vì cảm thấy mình thực sự phù hợp với nghề về mặt tâm sinh lý chứ không phải ở việc bắt chước hay a dua theo bạn bè hay hình tượng hào nhoáng ngoài xã hội. Việc xác định đƣợc động cơ chọn nghề đúng đắn sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi khi cá nhân học tập và lao động trong nghề đó.

Tóm lại, có nhiều động cơ thúc đẩy học sinh chọn nghề nhƣng trong đó động cơ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cá nhân là quan trọng hơn cả. Trong TVHN cho học sinh THPT, một mặt tìm hiểu động cơ chọn nghề để giúp cho các em lựa chọn động cơ đúng đắn và ƣu tiên trong hoạt động, mặt khác giúp cho các em khám phá đặc điểm tâm lý bản thân để tìm hiểu những nghề phù hợp.

- Hiểu biết về hứng thú của bản thân phù hợp với nghề

Khi tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, người tư vấn giúp cho học sinh khám phá xem sở thích, đam mê, hứng thú của cá nhân, rồi từ đó đối chiếu với yêu cầu của nghề, xét xem có sự phù hợp giữa yêu cầu của nghề với hứng thú của bản thân.

Ở khía cạnh này, học sinh đƣợc hỏi cho thấy mức độ nhận thức hứng thú của bản thân với nghề ở mức thấp (ĐTB = 0,31) (bảng 3.6). Đặc biệt, học sinh chọn ngành quản trị kinh doanh và tài chính hiểu mình có hứng thú phù hợp với yêu cầu của nghề ở mức rất hạn chế. Kết quả này cho thấy, thực sự học sinh chƣa hiểu hết mình thực sự thích gì, hứng thú với ngành gì… điều này có thể nhận thấy khi học sinh dành toàn bộ thời gian vào việc lĩnh hội tri thức và hầu nhƣ rất ít thời gian đƣợc trải nghiệm bản thân trong lao động hay một nghề nào đó. Học sinh rất ít có cơ hội đƣợc khám phá bản thân, cũng như ít được hướng dẫn cách phân tích tâm lý bản thân, do vậy học sinh rất khó có thể hiểu hứng thú bản thân về ngành nào.

Khi so sánh khía cạnh tâm lý này ở học sinh trên các địa bàn khác nhau, kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p = 0,012) giữa các trường trong mẫu nghiên cứu. Học sinh trường THPT NBK có nhận thức về hứng thú bản

thân với nghề (ĐTB = 0,296) cao hơn trường THPT HTM (ĐTB = 0,23) và THPT HĐ (ĐTB = 0,21), sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p= 0,012). Sự khác biệt trên có thể lý giải rằng trường THPT NBK có phòng tư vấn học đường trong khi trường THPT HTM và THPT HĐ không có, cùng với điểm chuẩn đầu vào lớp 10 của trường khá cao so với hai trường trong mẫu so sánh. Do vậy, yếu tố học vấn và sự tư vấn hướng nghiệp chuyên nghiệp có ảnh hưởng đến việc hiểu biết về hứng thú của bản thân phù hợp với nghề.

Bảng 3.6: Học sinh nhận thức về hứng thú của bản thân phù hợp với ngành lựa chọn

STT Ngành/ nghề lựa chọn ĐTB Mức độ

1 Luật sƣ 0,5 2

2 Công nghệ (Công nghệ thông tin, điện tử viễn thông ….) 0,4 2

3 Y, dƣợc (Bác sĩ, dƣợc sĩ ….) 0,38 2

4 Báo chí (báo viết, báo hình, báo điện tử…) 0,36 2 5 Sƣ phạm (Giảng viên đại học, giáo viên mầm non, tiểu

hoc, trung hoc... 0,33

2 6 Thiết kế (thiết kế thời trang, thiết kế trƣng bày, chuyên

gia trang điểm, tạo mẫu tóc…) 0,33

2

7 Công an (an ninh, cảnh sát….) 0,32 1

8 Hướng dẫn viên du lich 0,29 1

9 Kỹ thuật (Kỹ sư xây dựng, cầu đường, kiến trúc sư….) 0,29 1

10 Kế toán, kiểm toán 0,27 1

11 Kinh doanh, marketing, ngân hang 0,23 1

12 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 0,16 1

13 Quản trị kinh doanh, quản lý 0,14 1

Ở khía cạnh giới, học sinh nữ tỏ ra nhận thức về hứng thú bản thân với nghề (ĐTB = 0,26) tốt hơn các bạn trai (ĐTB = 0,23), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p

= 0,05), mặc dù cùng ở mức độ hạn chế. Có thể nói, bên cạnh việc ảnh hưởng của yếu tố hoàn cảnh sống đến việc khám phá bản thân, thì yếu tố giới cũng là một nhân tố, học sinh nữ có vẻ chú ý hơn đến nội tâm, tỏ ra chin chắn hơn trong vấn đề lựa chọn nghề nghiệp tương lai cá nhân.

b. Nhận thức về năng lực của bản thân phù hợp với nghề

Từ kết quả điều tra cho thấy, mặc dù học sinh đã ý thức đƣợc ngành sẽ chọn, nhƣng việc tìm ra những năng lực của bản thân phù hợp với ngành còn bộc lộ nhiều hạn chế (ĐTB là 0,25) (bảng 3.7). Điều đó cho thấy người tư vấn hướng nghiệp tư vấn cho cho sinh hiểu biết về năng lực của bản thân phù hợp với nghề còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT của phạm ngọc linh (Trang 110 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(256 trang)