CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
* Mục đích nghiên cứu lý luận
- Tổng quan lịch sử các nghiên cứu trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan tới TVHN, TVHN cho học sinh THPT.
- Hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về tƣ vấn, TVHN, TVHN cho học sinh THPT cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT.
- Từ khung lý luận và các khái niệm công cụ xác lập quan điểm chỉ đạo trong việc nghiên cứu những nội dung tâm lý của hoạt động TVHN cho học sinh THPT.
* Nội dung nghiên cứu lí luận
Hệ thống các quan điểm, lý thuyết và những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về TVHN, các nội dung tâm lý của hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT: Tư vấn nâng cao nhận thức về nghề cho học sinh THPT, tƣ vấn nâng cao hiểu biết về nhu cầu nhân lực đối với nghề cho học sinh THPT, tƣ vấn cho học sinh nâng cao hiểu biết về tâm lý của bản thân phù hợp với nghề lựa chọn và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TVHN cho học sinh THPT.
* Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu. Phương pháp này được thực hiện thông qua các hoạt động cụ thể như: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa lý thuyết, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến tư vấn, TVHN và nội dung tâm lý của hoạt động TVHN cho học sinh THPT.
Việc nghiên cứu lý luận còn đƣợc sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm tranh thủ ý kiến của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong các lĩnh vực Tâm lý
học, Giáo dục học và hoạt động thực tiễn nhằm làm rõ thêm về các nội dung có liên quan đến tư vấn hướng nghiệp.
2.2.2. Nghiên cứu thực tiễn
* Mục đích nghiên cứu thực tiễn
- Khảo sát thực trạng nội dung tâm lý và mức độ tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT là: Tƣ vấn nâng cao nhận thức về nghề cho học sinh THPT, tƣ vấn nâng cao hiểu biết về nhu cầu nhân lực đối với nghề cho học sinh THPT, tƣ vấn cho học sinh nâng cao hiểu biết về tâm lý của bản thân phù hợp với nghề lựa chọn.
- Đồng thời chỉ ra mối tương quan giữa thực trạng TVHN cho học sinh THPT và các yếu tố tác động.
- Nghiên cứu một số trường hợp điển hình về NTV trong hoạt động TVHN cho học sinh THPT: Bố mẹ tư vấn hướng nghiệp cho con, giáo viên TVHN cho học sinh, nhân viên tƣ vấn chuyên nghiệp tƣ vấn cho học sinh THPT.
- Nghiên cứu thực nghiệm một số biện pháp tâm lý – giáo dục nhằm cải thiện nhận thức của người tư vấn về nội dung tâm lý của hoạt động TVHN và qui trình TVHN cho học sinh THPT.
* Nội dung của nghiên cứu thực tiễn
Đề tài tiến hành nghiên cứu định lượng bằng bảng hỏi đối với người tư vấn, học sinh, sinh viên tại tỉnh Phú Thọ và thành phố Hà Nội.
Tiến hành nghiên cứu định tính ở các khách thể nghiên cứu người tư vấn, học sinh, người quản lý, chuyên gia...
* Quá trình nghiên cứu thực tiễn bao gồm 4 giai đoạn - Giai đoạn thiết kế công cụ điều tra
- Giai đoạn khảo sát thử
- Giai đoạn khảo sát chính thức - Giai đoạn thực nghiệm tác động
2.2.2.1. Giai đoạn thiết kế công cụ điều tra - Mục đích: Hình thành sơ bộ bảng hỏi
- Phương pháp: Phương pháp chuyên gia và phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp phỏng vấn sâu.
- Khách thể: 10 chuyên gia, giáo viên, nhân viên tƣ vấn
- Cách tiến hành: Để hình thành bảng hỏi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia tâm lý học hướng nghiệp, giáo viên về hoạt động tư vấn hướng nghiệp.
- Phỏng vấn trực tiếp 10 chuyên gia nghiên cứu về tâm lý tƣ vấn, giáo viên và nhân viên tƣ vấn, giám sát tƣ vấn về những biểu hiện tâm lý của hoạt động tƣ vấn cần nghiên cứu. Đồng thời tìm hiểu thêm các tài liệu có liên quan đến thực trạng tư vấn hướng nghiệp hiện nay trên sách, báo, internet.
Kết hợp kết quả nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn sâu các chuyên gia chúng tôi xây dựng các mệnh đề (item) cho từng nhóm vấn đề nghiên cứu. Sau khi phác thảo phiếu hỏi với các item, chúng tôi tiếp tục xin ý kiến các chuyên gia để hoàn thiện phiếu hỏi.
2.2.2.2. Giai đoạn khảo sát thử
- Mục đích nghiên cứu: Hoàn thiện nội dung của bảng hỏi để tiến hành giai đoạn khảo sát chính thức.
- Nội dung nghiên cứu: Đánh giá độ hiệu lực và độ tin cậy của thang đo - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra và phương pháp thống kê toán học.
- Khách thể nghiên cứu: 50 người tư vấn, 50 học sinh và 40 sinh viên - Thời gian nghiên cứu: Tháng 8 đến tháng 10 năm 2010
Dữ liệu thu thập được xử lý bằng chương trình phần mềm SPSS 19.0. Chúng tôi sử dụng kỹ thuật phân tích độ tin cậy bằng phương pháp phân tích hệ số Alpha của Cronbach và đo độ giá trị của thang đo trong bảng hỏi.
2.2.2.3. Giai đoạn khảo sát chính thức
- Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng TVHN và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng TVHN cho học sinh THPT.
- Nội dung nghiên cứu: Đánh giá thực trạng tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về người tư vấn, học sinh THPT và môi trường xã hội ảnh hưởng hưởng đến thực trạng TVHN cho học sinh THPT, từ đó rút ra những kết luận và kiến nghị các giải pháp.
- Phương pháp: Ở giai đoạn này, để làm rõ thực trạng tư vấn các nội dung tâm lý của hoạt động TVHN cho học sinh THPT, chúng tôi sử dụng đồng thời nhiều phương pháp nghiên cứu như điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, quan sát, phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, phương pháp xử lý số liệu.
- Khách thể nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 157 người tư vấn, 378 học sinh.
2.2.2.4. Giai đoạn thực nghiệm tác động
- Mục đích: Cải thiện nhận thức của người tư vấn về các nội dung tâm lý và qui trình TVHN cho học sinh THPT.
- Nội dung: Thực nghiệm chương trình tập huấn nâng cao nhận thức của người tư vấn về nội dung tâm lý của hoạt động TVHN và quy trình TVHN cho học sinh THPT.
- Khách thể: 15 người tư vấn bao gồm giáo viên và nhân viên tư vấn
- Tiến trình thực hiện: Giai đoạn thực nghiệm chúng tôi tiến hành qua các bước sau:
+ Chọn nghiệm thể, thời gian và địa bàn thực hiện + Xây dựng kế hoạch thực nghiệm
+ Tổ chức thực hiện
+ Đánh giá sự thay đổi về nhận thức và hành vi của người tư vấn, qua đó khẳng định hiệu quả của các biện pháp tác động.