Đánh giá chung về thực trạng TVHN cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT của phạm ngọc linh (Trang 119 - 122)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

3.1. THỰC TRẠNG TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

3.1.4. Đánh giá chung về thực trạng TVHN cho học sinh THPT

- Trình độ tư vấn của người tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT Trên cơ sở phân tích định lượng và định tính về thực trạng tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT ở phía người tư vấn, xét trên bình diện nhận thức, người TVHN đã nhận thức đƣợc sự cần thiết phải tƣ vấn cho học sinh các nội dung của hoạt động tƣ vấn. Cụ thể, tƣ vấn cho học sinh nâng cao nhận thức về nghề (ĐTB = 2,76), tư vấn cho học sinh nâng cao nhận thức về nhu cầu nhân lực của thị trường

lao động (ĐTB = 2,72), tƣ vấn cho học sinh nâng cao nhận thức về các đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề (ĐTB = 2,67). Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn sâu, quan sát, xử lý tình huống lại chỉ ra rằng thực tế hoạt động TVHN gặp rất nhiều khó khăn, người làm TVHN thiếu nguồn tin về nghề, về nhu cầu nhân lực với nghề để tư vấn cho học sinh. Người làm tư vấn thiếu hoặc không có công cụ trợ giúp để đánh giá đặc điểm tâm lý của học sinh nhằm tìm ra sự phù hợp nghề. Do vậy, mặc dù giáo viên nhận thức đƣợc các hoạt động cần tƣ vấn cho học sinh, song do thực tế khách quan nên hạn chế hiệu quả hoạt động TVHN.

- Mối tương quan giữa các biểu hiện tâm lý của hoạt động TVHN cho học sinh THPT.

Giữa các biểu hiện tâm lý của hoạt động TVHN là tƣ vấn cho học sinh nâng cao nhận thức nghề, tư vấn cho học sinh nâng cao hiểu biết về thị trường lao động với nghề và tƣ vấn cho học sinh nâng cao hiểu biết đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề có sự tương quan theo chiều thuận và khá mạnh.

1

3 2

Ghichú:

1. TV chohọcsinh nâng cao nhận thức nghề

2. TV chohọcsinh nâng cao hiểu biết về thị trường lao động với nghề

3. TV chohọcsinh nâng cao hiểu biết đặcđiểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề

* . Khi p< 0.05

* * . Khi p < 0,01 0,604* *

Sơ đồ 3.2: Mối tương quan giữa các biểu hiện tâm lý của hoạt động TVHN cho học sinh THPT

Quan sát sơ đồ 3.2, cho thấy hệ số tương quan của từng cặp biến số như sau:

r (tƣ vấn cho học sinh nâng cao nhận thức nghề - tƣ vấn cho học sinh nâng cao hiểu biết về thị trường lao động với nghề) là 0,415 với p< 0,01; r (tư vấn cho học sinh nâng cao hiểu biết về thị trường lao động với nghề - tư vấn cho học sinh nâng cao hiểu biết đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề) là 0,604 với p < 0,01; r (tƣ vấn cho học sinh nâng cao hiểu biết đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề - tƣ vấn cho học sinh nâng cao nhận thức nghề) là 0,458 với p < 0,01. Điều này có nghĩa

là, khi điểm số của một biểu hiện tâm lý này cao thì điểm số của biểu hiện tâm lý kia cũng cao. Ngƣợc lại, khi điểm số của một biểu hiện tâm lý này thấp thì điểm số của biểu hiện tâm lý kia cũng thấp.

- Nhận thức của học sinh sau khi được TVHN

Nhận thức của học sinh sau khi đƣợc tƣ vấn thể hiện ở nhận thức của học sinh về nghề, nhu cầu xã hội với nghề, hiểu biết đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề.

Kết quả phân tích ở trên cho thấy, học sinh nhận thức về nghề nói chung tương đối tốt, về yêu cầu của nghề và đặc điểm nghề ở mức trung bình; xu hướng chung của học sinh cho rằng nghề mình chọn là tương lai cần thiết, tuy nhiên ở từng ngành các em lựa chọn có so sánh với số liệu của nhà quản lý và chuyên gia trong ngành cho thấy có sự bất cập giữa nhận thức của học sinh và thực tiễn về nhu cầu nhân lực với nghề; kết quả nghiên cứu cho thấy động cơ thúc đẩy học sinh chọn nghề xuất phát từ đặc điểm tâm lý cá nhân, song kết quả điều tra về mức độ nhận thức đặc điểm tâm lý cá nhân phù hợp với nghề ở mức hạn chế, cụ thể nhƣ: nhận thức về hứng thú có ĐTB = 0,31; năng lực ĐTB= 0,25 và tính cách ĐTB = 0,33.

Kết quả đó phản ánh học sinh chƣa hiểu biết đầy đủ về bản thân để tìm nghề phù hợp và dẫn tới việc chọn nghề phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh ở mức thấp.

Nếu chúng ta đem kết quả này so sánh với một nghiên cứu cách đầy gần 30 năm của tác giả tác giả Nguyễn Quý Hòa (1984) về nhận thức của học sinh với thông tin nghề và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động thì cho thấy kết quả chƣa có sự thay đổi. Nghiên cứu của tác giả này chỉ ra rằng: “Đa số học sinh tốt nghiệp THPT trong khi quyết định chọn ngành này hay ngành khác thường chưa có hiểu biết về cơ cấu các ngành học... Học sinh chưa có những thông tin cần thiết về kế hoạch tuyển sinh, nhu cầu cán bộ các ngành và các vùng trong đất nước, cũng như không hiểu được đầy đủ các yêu cầu cụ thể, rõ ràng” [dẫn theo 15, tr.118].

Nhƣ vậy, từ những kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy hoạt động TVHN ở Việt Nam còn ở mức hạn chế. Trình độ chuyên môn của người làm TVHN không được quan tâm đúng mực, người làm tư vấn thiếu thông tin và công cụ tư vấn. Học sinh chọn nghề trên cơ sở nhận thức chƣa đầy đủ về nghề, chọn nghề nhƣng không

biết rõ cơ hội việc làm trong tương lai ra sao, nhận thức về sự phù hợp giữa đặc điểm tâm lý của bản thân với đặc điểm nghề chƣa thỏa đáng.

Một phần của tài liệu Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT của phạm ngọc linh (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(256 trang)