Khái niệm, vai trò và các mô hình hoạt động ngân hàng đầu tư

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam (Trang 39 - 46)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ

2.1. Hoạt động ngân hàng đầu tư

2.1.1. Khái niệm, vai trò và các mô hình hoạt động ngân hàng đầu tư

Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu đưa ra khái niệm ngân hàng đầu tư (NHĐT) nói chung và các hoạt động ngân hàng đầu tư. Theo Alan D. Morrison và William J. Whilhelm, Jr: “Chức năng trọng tâm của một ngân hàng đầu tư là thu thập và bán lẻ các thông tin liên quan đến giá.” [81, tr.21] . Ngoài ra Michel Fleurietphân tích vai trò của ngân hàng đầu tư:“…là một trung gian tài chính, khớp nối người mua và người bán chứng khoán…Phạm vi của ngân hàng đầu tư bao gồm tất cả các hoạt động chủ yếu trên thị trường vốn như bảo lãnh phát hành, phát hành riêng lẻ, mua bán & sáp nhập, đầu tư mạo hiểm, tạo lập thị trường, tự doanh, dịch vụ kỹ thuật tài chính, thanh toán và bù trừ, và quản lý tài chính.” [50]

Trong cuốn Cẩm nang ngân hàng đầu tư, tác giả Mạc Quang Huy (2009) [4]

cho rằng theo quan điểm hiện đại, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư được mở rộng sang các lĩnh vực khác và ngân hàng trở thành chủ thể kinh doanh đa dạng, lấy nghiệp vụ ngân hàng đầu tư truyền thống làm cốt lõi. Các mảng nghiệp vụ ngân hàng đầu tư hiện đại còn có hoạt động đầu tư, nghiên cứu, quản lý đầu tư, ngân hàng bán buôn và nghiệp vụ nhà môi giới chính.

Như vậy,chúng ta có thể đưa ra định nghĩa chung về ngân hàng đầu tư và các hoạt động ngân hàng đầu tư như sau:

Ngân hàng đầu tư là một trung gian tài chính khớp nối người mua và người bán chứng khoán thông qua các nghiệp vụ của mình. Cáchoạt động ngân hàng đầu tư bao gồm: (i) các hoạt động ngân hàng đầu tư truyền thống; (ii) đầu tư, kinh doanh chứng khoán; và (iii) quản lý tài sản. Cụ thể :

- Các hoạt động ngân hàng đầu tư truyền thống gồm có (a) Bảo lãnh phát hành chứng khoán nợ và chứng khoán vốn; và (b)Tư vấn mua bán & sáp nhập;

- Các hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán gồm có: (a) Đầu tư mạo hiểm; (b) Tạo lập thị trường;và (c)Tự doanh chứng khoán;

- Quản lý tài sản và cung cấp dịch vụ chứng khoán hóagồm có: (a) Môi giới; (b) Quản lý đầu tư; (c)Quản lý tài chính;(d) Hoạt động thanh toán và bù trừ; (e) Dịch vụ kỹ thuật tài chính; và (f)Nghiên cứu.

2.1.1.2.So sánh hoạt động ngân hàng đầu tư và hoạt động NHTM

Vai trò trung gian: Ngân hàng thương mại (NHTM) hoạt động trên thị trường tiền tệ, nhận tiền gửi từ dân cư, doanh nghiệp, cho vay nền kinh tế, hưởng chênh lệch lãi suất,kết nối nguồn vốn không thể chuyển trực tiếp từ chủ thể dư thừa vốn sang chủ thể thiếu vốndo thông tin bất cân xứng.Trong khi đó, ngân hàng đầu tư (NHĐT) là chủ thể hoạt động trên thị trường vốn với chức năng tư vấn, bảo lãnh phát hành nhằm huy động vốn cho khách hàng. Dòng vốn có thể chảy trực tiếp từ chủ thể thừa vốn đến chủ thể thiếu vốn và NHĐT chỉ đóng vai trò trung gian kết nối hai chủ thể trên.

Nguồn vốn huy động: NHTM có lợi thế về nguồn vốn thông qua huy động tiền nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Ngược lại, NHĐT do không được huy động tiền gửi nên không thể tiếp cận các nguồn vốn ổn định, dài hạn, chi phí rẻ. NHĐT có thể sử dụng các tài sản có tính thanh khoản caotrên bảng cân đối để huy động vốn thông qua repo, cho vay chứng khoán, bán khống,cho vay ký quỹ…Ngoài ra, NHĐT cũng có thể vay vốn không cần tài sản đảm bảo từ (i) các NHTMtheo hạn mức tín dụng dài hạn, và (ii) Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu và thương phiếu.

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính:NHTM cần đảm bảo độ an toàn đối vớitiền gửi và tỷ lệ đòn bẩy tài chính được kiểm soát chặt chẽ thông qua hệ số an toàn vốn. Trong khi đó đối với NHĐT, ngoài chức năng tư vấn môi giới, còn thực hiện nghiệp vụ tự doanh, đầu tư chứng khoán.Do đó,tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHĐT thường cao hơn các NHTM (20-30 lần so với 12.5 lần). Đây là mấu chốt khuếch đại lợi nhuận, tuy nhiên cũng là bẫy tài chính đẩy các NHĐT vào khủng hoảng, thậm chí phá sản.

2.1.1.3.Vai trò hoạt động ngân hàng đầu tư

Nghiên cứu của Levine (2005) [73, tr.865-934]đưa ranăm (05)cách thức tác động của hệ thống tài chính lên tăng trưởng kinh tế: cung cấp thông tin, giám sát đầu tư, quản lý rủi ro, huy động tiết kiệm, và hỗ trợ giao dịch hàng hóa & dịch vụ.

Giảm thiểu chi phí thu thập và nâng cao chất lượng thông tin: Quá trình thu thập thông tin doanh nghiệp và các cơ hội đầu tư sẽ làm phát sinh chi phí cố định cao đối với các nhà đầu tư. Theo Boyd và Prescott (1986)[31, tr.211-232], sự tham gia của trung gian tài chính sẽ giảm thiểu các chi phí trên nhờ lợi thế kinh tế theo quy mô.

Hơn nữa, nghiên cứu của Greenwood và Jovanovic (1990)[55]cho thấy trung gian tài chính có thể cung cấp thông tin có chất lượng cao hơn. NHĐT cung cấp thông tin cho các chủ thể tham gia thị trường theo nhiều cách. Thứ nhất, khi tư vấn M&A, ngân hàng sẽ tạo lập cơ sở thông tin và đánh giá giá trị doanh nghiệp. Thông tin này giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả mua lại các doanh nghiệp kém hiệu quả, từ đó đóng góp vào hiệu quả chung của nền kinh tế. Thứ hai, trước mỗi đợt IPO, NHĐT công bố các thông tin chung về doanh nghiệp phát hành, làm giảm chi phí phát sinh do lựa chọn đối nghịch. Ngoài ra, NHĐT đưa ra các báo cáo phân tích nhằm cung cấp thông tin về cổ phiếu chào bán trên thị trường thứ cấp. Đối với trái phiếu, ngân hàng đưa ra tư vấn về xếp hạng tín nhiệm và đánh giá về đơn vị phát hành. Cuối cùng, với vai trò tạo lập thị trường, NHĐT hỗ trợ việc sử dụng thông tin một cách hiệu quả.

Giảm thiểu rủi ro: Nghiên cứu của Levine (2005) [73]cũng chỉra ba loại rủi ro sẽ được cải thiện nhờ chức năng trung gian tài chính của NHĐT là: rủi ro chéo ngành,

rủi ro chuỗi thời gianrủi ro thanh khoản.

NHĐT góp phần đa dạng hóa rủi ro chéo ngành khi cung cấp các sản phẩm phái sinh và tài chính cấu trúc với mục đích phòng ngừa rủi ro. Các công cụ này tái phân bổ các loại rủi ro khác nhau cho những đối tượng chấp nhận rủi ro phù hợp nhất. Tương tự, các giao dịch cho vay hợp vốn là một phương pháp đa dạng hóa rủi ro chéo ngành giữa các ngân hàng. Cuối cùng, các hoạt động chứng khoán hóa phân bổ rủi ro của các

tài sản dẫn chiếu khi cho phép nhà đầu tư lựa chọn mua các danh mục khác nhau với mức độ rủi ro tương ứng.

Các hoạt động NHĐT góp phần đa dạng hóa các rủi ro chuỗi thời gian hoặc chuyển đổi kỳ hạn của trung gian tài chính bằng cách đầu tư vào các tài sản có kỳ hạn dài. NHĐT làm giảm thiểu rủi ro chuỗi thời gian khi thực hiện vai trò tạo lập thị trường, giúp giảm chi phí thực hiện hợp đồng.

Khi tập hợp nhiều tài sản ít thanh khoản theo danh mục, NHĐT có thể giảm rủi ro thanh khoảntổng thể. Nghiên cứu của Diamond và Dybvig (1983) [42, tr.401-419]

cho thấy ngân hàng có thể lựa chọn giữa các khoản đầu tư lợi nhuận thấp nhưng thanh khoản và các khoản đầu tư dài hạn ít thanh khoản. Diamond (1991) [41, tr.689- 721]cho rằng nếu thị trường tài chính có đủ cạnh tranh, ngân hàng có thể đảm bảo rủi ro thanh khoản tốt hơn cho người gửi tiền mà vẫn đồng thời đầu tư vào các tài sản dài hạn mà người gửi tiền bỏ qua do không ước lượng được nhu cầu tiêu dùng trong tương lai. Bencivenga và Smith (1991) [22, tr.195-209] cũng cho thấy các NHĐT góp phần giảm thiểu rủi ro thanh khoản, khiến các khoản đầu tư dài hạn với lợi nhuận cao trở nên hấp dẫn hơn so với các tài sản thanh khoản cao nhưng kém hiệu quả.

Nâng cao tỷ lệ tiết kiệm: Tập hợp tiết kiệm là quá trình huy động vốn từ người gửi tiền tiết kiệm khác nhau. Quá trình này phát sinh chi phí giao dịch và thông tin không cân xứng. Các trung gian tài chính có thể tận dụng lợi thế kinh tế về quy mô để thực hiện quá trình này, từ đó làm tăng tỷ lệ tiết kiệm trong dân cư. Các sản phẩm cấu trúc, cổ phiếu và trái phiếu hỗ trợ quá trình tập hợp tiết kiệm này của NHĐT.

2.1.1.4.Các mô hình hoạt động ngân hàng đầu tư

Các hoạt động NHĐT được thực hiện dưới nhiều hình thức, do nhiều loại hình doanh nghiệp cung cấp: từ các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ, đến ngân hàng đa năng, NHĐT chuyên biệt v.v. Tuy nhiên, tựu chung lại, có hai mô hình thực hiện hoạt động ngân hàng đầu tư phổ biến, đó là (i) mô hình ngân hàng đầu tư chuyên biệt, và (ii) mô hình ngân hàng tổng hợp.

a. Mô hình ngân hàng đầu tư chuyên biệt

Theo nghiên cứu của Hartmann (2010) [56]:NHĐTchuyên biệt là tập hợp của tất cả các chức năng nhằm hỗ trợ giao dịch trên thị trường vốn, bao gồm tất cả các dịch vụ nhằm phục vụ các cơ hội phân bổ tài chính thông qua các giao dịch chứng khoán. Nói cách khác, theo Subramanyam (2008) [100], NHĐT chuyên biệt là ngân hàng “hỗ trợ thị trường vốn với chức năng là trung gian vốn”.

Nguồn: Alan D. Morrison và William J. Whilhelm [81]

Sơ đồ : Mô hình ngân hàng đầu tư chuyên biệt

Chức năng trung gian tài chính của NHĐT được chia thành (1) khởi tạo các sản phẩm trên thị trường thứ cấp, (2) tư vấn tài chính, và (3) kinh doanh các sản phẩm sẵn có trên thị trường thứ cấp. Chức năng tự doanh được thực hiện khi NHĐT là chủ thể tham gia thị trường thứ cấp và tự doanh bằng vốn tự có.

Trên thị trường sơ cấp, ngoài việc huy động vốn vay thông qua tín dụng, các doanh nghiệp có thể tìm kiếm nguồn vốn từ phát hành trái phiếu. NHĐT sẽ tham gia vào quá trình khởi tạo chứng khoán nợ này cũng như phân phối cho nhà đầu tư tiềm

Nghiên cứu, Chiến lược

• Tư vấn M&A

• Cổ phiếu, trái phiếu, các sản phẩm hỗn hợp

• Cho vay hợp vốn

• Tư vấn xếp hạng

• Tư vấn quản trị rủi ro

• Tư vấn đầu tư vốn tư nhân và đầu tư mạo hiểm

• Phát hành cổ phiếu (lần đầu hoặc phát hành thêm)

• Phát hành trái phiếu

• Các sản phẩm chứng khoán hóa

• Chứng chỉ, Công cụ phái sinh, và hỗn hợp

• Dịch vụ sau thị trường

• Xây dựng các chỉ số

• Tạo lập thị trường

• Môi giới Sản phẩm

• Phái sinh, giao ngay,

• Xây dựng các chỉ số về ngoại hối, cổ phiếu, hàng hóa, khác (lạm phát, quyền chọn, các sản phẩm cấu trúc

• Tự doanh bằng tài khoản riêng của ngân hàng

• Tư vấn kinh doanh Sản phẩm: tất cả các sản phẩm trên thị trường thứ cấp

Ngân hàng đầu tư chuyên biệt

Chức năng trung gian tài chính

Chức năng tự doanh Tư vấn tài chính Thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp

năng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể phát hành cổ phiếu thông quan IPO hoặc phát hành riêng lẻ. Nhiệm vụ của NHĐT trong mỗi đợt IPO là tư vấn trước và trong quá trình phát hành, thực hiện các hoạt động marketing, xác định giá cổ phiếu, thực hiện giao dịch và chấp nhận rủi ro khi phát hành. NHĐT cũng tham gia vào quá trình khởi tạo và phân phối các sản phẩm chứng khoán hóa. Hoạt động chứng khoán hóa sẽ giúp các tài sản ít thanh khoản trở nên dễ dàng mua bán trên thị trường. Các sản phẩm chứng khoán hóa như ABS và MBS có lợi thế nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản và giúp đa dạng hóa trạng thái tài chính của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất và mang lại lợi ích về thuế. NHĐT cũng tham gia khởi tạo giao dịch phái sinh, các chứng chỉ vốn và làm nhà tạo lập thị trường nhằm đảm bảo tính thanh khoản của thị trường.

Chức năng tư vấn tài chính bao gồm tất cả các dịch vụ tư vấn của NHĐTtrên thị trường vốn, trong đó bao gồm tư vấn mua-bán cổ phiếu, tư vấn đầu tư mạo hiểm, tài chính dự án, sản phẩm cấu trúc, cho vay hợp vốn và xếp hạng tín dụng sản phẩm hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên, tư vấn về M&A là lĩnh vực cốt lõi của mảng dịch vụ này.

Một giao dịch M&A dù là thân thiện hay thù địch đều không phải là hoạt động thường xuyên của cả bên mua và bên bán. Do đó, thông thường các bên sẽ thuê NHĐT làm đơn vị tư vấn. Ngân hàng được lựa chọn sẽ hỗ trợ mỗi bên xuyên suốt giao dịch bao gồm phân tích doanh nghiệp, thẩm tra chi tiết, phân tích rủi ro, cấu trúc giao dịch, hỗ trợ về mặt chiến lược trong đàm phán.

Trên thị trường thứ cấp, NHĐT là đơn vị được ủy quyền của nhà đầu tư. Chứng khoán được giao dịch bằng tài khoản của ngân hàng hoặc người ủy quyền. Ngân hàng tự doanh trên thị trường thứ cấp với danh mục sản phẩm đa dạng, bao gồm ngoại tệ, cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, chỉ số các loại tài sản, chứng chỉ, sản phẩm phái sinh và sản phẩm chứng khoán hóa.

b. Mô hình ngân hàng tổng hợp

Mô hình ngân hàng tổng hợp là mô hình các NHTMthực hiện đồng thời các hoạt động huy động vốn và tín dụng truyền thống cũng như các hoạt động

NHĐT.Theo Saunders và Walter (1994) [94], ngân hàng tổng hợp có thể được phân loại thành mô hình đầy đủ, kiểu Đức, kiểu Anh và kiểu Mỹ.

Đối với mô hìnhngân hàng tổng hợp đầy đủ, các ngân hàng đa dạng hóa hoạt động trong nội bộ, điều này có thể tận dụng tối đa lợi thế của bản thân các ngân hàng.

Tuy nhiên, mô hình này dẫn đến xung đột lợi ích nghiêm trọng.

C – Ngân hàng tổng hợpkiểu Anh

Ngân hàng tổng hợp

Hoạt động ngân hàng thương mại

Công ty con

Kinh doanh các hoạt động chứng khoán

Công ty con

Kinh doanh hoạt động bảo hiểm

Công ty con

Kinh doanh các hoạt động khác

B – Ngân hàng tổng hợp kiểu Đức

Công ty con

Kinh doanh hoạt động cho vay BĐS

Công ty con

Kinh doanh hoạt động bảo hiểm

Công ty con

Kinh doanh các hoạt động khác

Ngân hàng tổng hợp

Hoạt động NHTM truyền thống

Hoạt động chứng khoán

A – Ngân hàng tổng hợp đầy đủ

Ngân hàng tổnghợp đầy đủ

Hoạt động NHTM truyền thống

Hoạt động chứng khoán

Hoạt động bảo hiểm Các hoạt động khác

Nguồn: Saunders và Walter (1994) [93]

Sơ đồ : Các mô hình ngân hàng tổng hợp

Mô hình ngân hàng tổng hợp kiểu Đức thực hiện các dịch vụ NHTM và các hoạt động chứng khoán nội bộ. Các hoạt động khác được thực hiện tại các công ty con. Mô hình này tương đồng nhất và giữ lại hầu hết cácđặc điểm của ngân hàng tổng hợp đầy đủ; được áp dụng tại Đức, Pháp, Ý, Hà Lan và Thụy Sỹ.

Mô hình ngân hàng tổng hợp kiểu Anh chỉ tập trung vào hoạt động NHTM truyền thống, và sử dụng các công ty con để thực hiện các dịch vụ chứng khoán cũng như bảo hiểm. Trong mô hình này, ngân hàng mẹ chia sẻ hoạt động với các công ty con trong khi đặc điểm của mỗi loại hình dịch vụ vẫn được giữ nguyên. Ưu điểm của mô hình này là sự hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực nếu có giữa các công ty con. Tuy nhiên, mô hình này không có lợi ích kinh tế theo phạm vido các hoạt động kinh doanh về mặt pháp lý là do nhiều đơn vị riêng biệt thực hiện

Trong mô hình ngân hàng tổng hợp kiểu Mỹ, một tổng công ty sẽ nắm giữ các công ty con, bao gồmNHTM. Các công ty con này không thực sự liên quan mật thiết vơi nhau. Mô hình này cũng không có lợi thế kinh tế theo phạm vi. Ưu điểm của mô hình này là khoản lỗ ở một công ty con sẽ không ảnh hưởng tới các công ty con khác và thuận lợi hơn trong công tác kiểm toán.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(209 trang)