Hoàn thiện cơ sở pháp lý phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam (Trang 138 - 141)

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

4.2. Giải pháp phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam

4.2.1. Nhóm giải pháp chung

4.2.1.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư

Hoàn thiện cơ sở pháp lý đồng bộ đối với các hoạt động chứng khoán hóa Hiện nay Luật Chứng khoán và các văn bản luật khác liên quan tới hoạt động NHĐTcó phạm vi điều chỉnh hẹp, chỉ bao hàm những nội dung cơ bản,chưa bao quát mọi hoạt động thị trường theo thông lệ quốc tế.Một số quy định của văn bản hướng dẫn còn chồng chéo, chưa thống nhất với các văn bản pháp luật khác. Do đó, để phát triển các hoạt động NHĐT, trước hết cần đồng bộ hóa cơ sở pháp lý đối với các hoạt động này nhằm xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng.

Xem xét sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh phù hợp với xu thế hội nhập của nền kinh tế; ban hành các văn bản hướng dẫn về một số nghiệp vụ chứng khoán như giao dịch bán khống, vay và cho vay chứng khoán, giao dịch phái sinh; giao dịch chuyển nhượng của cổ đông sáng lập…Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, cầu tiêu dùng trong dân cư giảm mạnh, cần xem xét chính sách thuế để đảm bảo sự phát triển bền vững của TTCK. Ủy ban chứng khoán nhà nước cần có những tác động tích cực, nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý về thị trường chứng khoán nói chung cũng như những quy định về bảo lãnh phát hành nói riêng, xây dựng nguồn nhân lực cho thị trường, thanh tra giám sát hoạt động tư vấn cổ phần hóa, bảo lãnh phát hành chứng khoán của các hãng tư vấn. Ngoài ra, Bộ tài chính cần có các quy định thông thoáng hơn về mức chi phí cổ phần hóa giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình cổ phần hóa. Toàn bộ chi phí cổ phần hóa, bao gồm cả chi phí định giá theo quy định tại Thông tư 196/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính là không được phép vượt quá 500 triệu đồng. Đây là vấn đề trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp nhà nước lớn.

Hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm nâng cao năng lực chủ thể tham gia

Pháp luật chứng khoán Việt Nam có khá đầy đủ các quy định điểu chỉnh tổ chức và hoạt động của CTCK. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của các CTCK bộc lộ

nhiều vấn đề trong tổ chức và hoạt động không những gây thiệt hại trực tiếp cho nhà đầu tư mà còn gây ra nguy cơ rủi ro hệ thống. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao năng lực và trách nhiệm của CTCK là rất cần thiết.

Thứ nhất, cần nâng mức vốn pháp định của CTCK: Theo Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 của Chính phủ, vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK, CTCK có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh CTCK nước ngoài tại Việt Nam là 25 tỷ đồng với nghiệp vụ môi giới chứng khoán, 100 tỷ đồng với tự doanh chứng khoán, 165 tỷ đồng với bảo lãnh phát hành chứng khoán, 10 tỷ đồng với tư vấn đầu tư chứng khoán. Mức vốn pháp định thấp khiến nhiều CTCK có năng lực tài chính thấp, gặp khó khăn khi thị trường sụt giảm. Việc tăng mức vốn pháp định là cần thiết nhằm nâng cao năng lực tài chính của CTCK, đặc biệt đối với các nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ bảo lãnh phát hành.

Thứ hai, các quy định của về hoạt động môi giới chứng khoán chưa cụ thể, chưa tạo được cơ sở pháp lý chung nhất cho hoạt động môi giới phát triển. Thực tế cho thấy các CTCKthường xuyên xâm phạm quyền và lợi ích của nhà đầu tư.

Nguyên nhân xuất phát từ thực trạng chưa có bộ quy tắc hành nghề kinh doanh chứng khoán với những chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Do đó, cần sớm ban hành bộ quy tắc hành nghề kinh doanh chứng khoán làm cơ sở pháp lý cho việc điều chỉnh hoạt động môi giới chứng khoán, phân định rõ trách nhiệm của CTCK, nhân viên môi giới, và những người có liên quan.

Đồng thời, cần tách bạch tài khoản của khách hàng nhằm tránh hiện tượng CTCK lạm dụng tài khoản của khách hàng để trục lợi. Ngoài ra, các quy định của pháp luật về việc nhận lệnh và chuyển lệnh trên thị trường, mở tài khoản giao dịch và thời gian thanh toán, về phí và lệ phí trong hoạt động môi giới chứng khoán cần phải được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.

Thứ ba, hiện nay hoạt động tự doanh của CTCK còn rất hạn chế. Để phát triển hoạt động tự doanh trên thị trường, cần tách biệt rõ ràng giữa nghiệp vụ môi giới chứng khoán và nghiệp vụ tự doanh chứng khoán; quy định rõ ràng và cụ thể

những chuẩn mực ứng xử của CTCKtrong tự doanh như: nghĩa vụ ưu tiên khách hàng,hạn chế xung đột lợi ích với khách hàng,…Đồng thời cần có những chế tài nghiêm khắc và cụ thể xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động tự doanh.

Ngoài ra, pháp luật liên quan đến các nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán của công ty chứng khoán cũng cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện nhằm bảo đảm nâng cao hiệu quả và trách nhiệm của công ty chứng khoán, bảo đảm cho sự phát triển của thị trường chứng khoán.

Hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với hoạt động quản lý, giám sát thị trường Pháp luật cần trao cho cơ quan quản lý các công cụ quản lý hiệu quả và đặc thù, như tiêu chuẩn hóa thông tin thu thập, quyền thu thập thông tin từ bên liên quan, nghĩa vụ báo cáo ngay khi thực hiện giao dịch, hệ thống cập nhật thông tin tự động, quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra khi phát hiện giao dịch có bất thường. Cơ quan quản lý có quyền can thiệp hoặc ngăn chặn các giao dịch hoặc hành vi gây phương hại đến thị trường. Cơ quan quản lý cũng cần có quyền áp dụng các chế tài như cảnh cáo, khiển trách, buộc trả lại các khoản thu bất chính, phạt vi phạm, áp đặt điều kiện giao dịch, áp đặt trình trạng nhất định, đình chỉ giao dịch, cấm giao dịch, đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép, đề nghị áp dụng các biện pháp chế tài hình sự trong trường hợp nghiêm trọng. Pháp luật cũng cần cho phép cơ quan quản lý được quyền khởi kiện một chủ thể nào đó để buộc phải chịu trách nhiệm dân sự. Như vậy, pháp luật cần quy định chi tiết và đầy đủ các biện pháp chế tài là công cụ hữu hiệu để cơ quan quản lý sử dụng quản lý và giám sát thị trường. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần sử dụng các biện pháp cưỡng chế nhiều khi chưa chắc đã bảo đảm hiệu quả quản lý. Do vậy, luận án đề xuất bổ sung cơ chế cảnh báo sớm cho đối tượng quản lý về những sai phạm, rủi ro hoặc vấn đề khác để đối tượng quản lý điều chỉnh, khắc phục. Cơ quan quản lý cũng có quyền và nghĩa vụ cảnh báo sớm cho toàn bộ thị trường và áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro.

Ngoài ra, cần bổ sung thêm cơ chế tham vấn và đồng thuận, theo cơ chế này cơ

quan quản lý và đối tượng quản lý sẽ cũng trao đổi và thống nhất các biện pháp mà đối tượng quản lý phải thực hiện nhằm tránh, hạn chế hoặc kiểm soát rủi ro.

Ngoài ra, để hỗ trợ cho hoạt động quản lý, giám sát TTCK, cần xây dựng cơ chế pháp lý để các tổ chức tự quản bao gồm sở giao dịch chứng khoán, hiệp hội ngành nghề chứng khoán, trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán tham gia sâu vào hoạt động quản lý và giám sát TTCK. Theo đó, các tổ chức tự quản này có quyền được ban hành quy chế điều chỉnh hoạt động của thành viên, giám sát hoạt động của các thành viên tham gia thị trường, điều tra các hành vi bất thường, và áp dụng một số biện pháp chế tài dưới sự giám sát của UBCKNN.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam (Trang 138 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(209 trang)