Bài học kinh nghiệm từ sự phá sản của ngân hàng Lehman Brothers

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam (Trang 73 - 77)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ

2.4. Hoạt động NHĐT một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2.4.3. Bài học kinh nghiệm từ sự phá sản của ngân hàng Lehman Brothers

Khủng hoảng tài chính năm 2008 đã khiến hầu hết các tổ chức tài chính hàng đầu trên thế giới bị đóng cửa, phá sản hoặc sáp nhập. Việc ngân hàng đầu tư Lehman Brothers phá sản trở thành bi kịch lớn nhất trong ngành tài chính Mỹ.

Lehman đã từng là ngân hàng đầu tư hàng đầu của Mỹ với giá trị lên tới 600 tỷ USD. Bên cạnh vụ phá sản của Enron năm 2000, sự thất bại của Lehman được coi là sự sụp đổ của tổ chức tài chính lớn nhất với tổng tài sản lên tới 600 tỷ USD năm 2008.

2.4.3.1.Nguyên nhân thất bại của Lehman Brothers

Nghiên cứu của Kimberly (2011) [67], Morin & Maux (2011) [79, tr.39-65]

và D’Arcy (2009) [36] đã chỉ ra các yếu tố góp phần vào thất bại này gồm có: sự quản lý yếu kém, đạo đức nghề nghiệp thấp, việc dỡ bỏ đạo luật Glass-Steagall, khủng hoảng thanh khoản, đòn bảy tài chính, thua lỗ nặng nề, các giao dịch repo 105, hợp đồng hoán đổi nợ xấu, khủng hoảng cho vay thế chấp bất động sản dưới chuẩn, cấu trúc tài chính phức tạp, các nỗ lực cứu trợ tài chính thất bại.

Việc dỡ bỏ Đạo luật Glass-Steagall

Nghiên cứu của LaRoche(n.d) [72] cho thấykhủng hoảng tài chính nói chung và sự sụp đổ của Lehman nói riêng một phần bắt nguồn từ việc dỡ bỏ Đạo luật Glass- Steagall và thay thế bởi Đạo luật Gramm-Leach Bliley. Chính sách này tạo ra làn sóng sáp nhập rất nhiều NHTM với NHĐT. Theo Vlukas (2010) [103], Lehman đã sáp nhập và mua lại rất nhiều ngân hàng khác nhằm cạnh tranh với các đối thủ có tỷ lệ đòn bảy cao hơn. Nghiên cứu của Boot (2008) [27] cho thấy các hoạt động sáp nhập không theo nguyên tắc đạo đức đã khiến Lehman đối mặt nhiều loại rủi ro, từ đó dẫn đến phá sản. Đạo đức quản lý kém

Nghiên cứu của Caplan và cộng sự (2012) [33, tr.23-29] cho thấy khi mở rộng hoạt động kinh doanh, Lehman đã sử dụng cơ chế quản lý thiếu minh bạch, vi phạm nguyên tắc kế toán, phớt lờ các nguyên tắc thận trọng và bóp méo báo cáo tài chính để thu hút đầu tư.Murphy(2008) [82] cho thấy ngân hàng đã vi phạm các nguyên tắc về xung đột lợi ích khi trả lương cho lãnh đạo cấp cao quá nhiều ngay trước khi phá sản.Ủy ban chứng khoán mặc dù biết các vi phạm này tuy nhiên đã phớt lờ.

Khủng hoảng thanh khoản

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thất bại của Lehman Brothers là mất năng lực thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn. Bất chấp khối lượng tài sản lớn, Lehman gặp phải vấn đề về thanh khoản. D’Arcy (2009) [36] cho thấy ngân hàng bị mất niềm tin của thị trường và các ngân hàng khác đã rút toàn bộ hạn mức tín dụng của Lehman.

Nghĩa vụ thanh toán có đảm bảo và khủng hoảng công cụ phái sinh

Murphy(2008) [82] cho thấy nhằm tăng lợi ích của mình từ các cơ hội trên thị trường bất động sản, Lehman Brothers đã mạo hiểm đầu tư vào một số tài sản rủi ro tuy nhiênlại thiếu quy trình kiểm soát đủ mạnh để quản lý các khoản đầu tư này. Nhằm vốn hóa các cơ hội đầu tư cũng như giảm rủi ro tín dụng từ trên thị trường tài chính, Lehman đã tham gia vào thị trường phái sinh. Hầu hết các công cụ phái sinh này là hợp đồng hoán đổi nợ xấu (CDS). Các công cụ phái sinh tín dụng như cho vay thế chấp bất động sản là tài sản dẫn chiếu chính của các CDS.Lang & Jagtiani(2010)[71, tr.10-12] cho thấy các nghĩa vụ thanh toán có đảm bảo (CDOs) cũng đóng góp vào khoản lỗ trên thị trường chứng khoán tại cuộc khủng hoảng tài chính 2007. Trong giai đoạn 2006-2007, một nửa số CDOs của Lehman chiếm tới 431 tỷ USD bị mất khả năng thanh toán.

Đòn bảy tài chính

Quan điểm đi vay để đầu tư của Lehman khiến tỷ lệ đòn bảy của ngân hàng tăng lên đỉnh điểm từ 20 (năm 2004) lên 44 trên một cổ phần (năm 2007). Điều đó có nghĩa là đối với mỗi USD và các nguồn lực tài chính khác, Lehman sẽ cho vay lên tới 44 USD, một tỷ lệ quá cao để có thể duy trì. Theo D’Arcy (2009) [36], khủng hoảng tài chớnh toàn cầu khiến giỏ tài sản giảm cũn ẵ trong khi lói suất tăng, từ đú tỏc động tiờu cực tới trạng thái tài chính của Lehman.

Cấu trúc vốn phức tạp

Do phải hoạt động kinh doanh với hơn 3.000 pháp nhân khác nhau, Lehman cũng phải đổi mặt với vấn đề về cấu trúc vốn. Khi ngân hàng thực hiện chiến lược mở rộng kinh doanh, các khó khăn này mới phát sinh. Tăng trưởng cũng góp phần gia tăng mức độ phức tạp trong cấu trúc vốn của ngân hàng.

Các nỗ lực giải cứu và mua lại không thành công

Trước khi đóng cửa, Lehman đã nỗ lực thử một số phương án nhằm cứu vãn hoạt động của mình. Chỉ trong quý 2/2008, ngân hàng báo cáo lỗ 2.8 tỷ USD trong khi

bán vội 6 tỷ USD tài sản. Ngày 10/09/2008, Lehman công bố khoản lỗ 3.9 tỷ USD trong nỗ lực bán phần lớn cổ phần tại hầu hết các công ty con. Nỗ lực cuối cùng của Lehman khi đàm phán nhằm sáp nhập với các ngân hàng Bank of America và Barclay cũng bị Ngân hàng Trung ương Anh và cơ quan giám sát liên bang Mỹ phủ quyết.

2.4.3.2.Bài học về cách phòng ngừa

Theo nghiên cứu của Kimberly (2011) [67], Lehman đã có thể tránh khỏi phá sản nếu ban điều hành chủ động phòng ngừa rủi ro thay vì chỉ đối phó khi ngân hàng đã bên bờ vực sụp đổ. Các dấu hiệu cảnh báo rất rõ ràng tuy nhiên ban điều hành lại không thể tìm ra giải pháp thích hợp nhằm ngăn chặn khủng hoảng. Hơn nữa,cơ quan quản lý đối với Lehman cần đưa ra cảnh báo và hướng dẫn ngân hàng hoạt động trong phạm vi cho phép, tuy nhiên báo cáo cho thấy cơ quan quản lý đã một vài lần bỏ qua hành vi phi pháp, vi phạm đạo đức nghề nghiệp Lehman. Các mô hình dự báo cũng thất bại trong việc mô phỏng khả năng thất bại hoặc tồn tại của ngân hàng. Vấn đề thanh khoản của Lehman có thể tránh khỏi nếu xem xét thận trọng các chỉ số dòng tiền của ngân hàng. Như vậy, công tác kiểm toán yếu kém khi rà soát các thước đo trên cũng góp phần vào sự phá sản của Lehman. Ngoài các thước đo kể trên, nếu các nỗ lực giải cứu hoặc mua lại với khả năng quản trị tốt hơn đã có thể cứu vãn Lehman hoặc ít ra dự đoán được sự thất bại của ngân hàng này.

Sự phá sản của Lehman Brothers rõ ràng đã cho thấy sự cần phải thiết lập mối liên hệ giữa cơ quan quản lý với các hành động của ban điều hành, cần phải có sự giám sát chặt chẽ hơn đối với một số chỉ số kinh doanh cụ thể như trạng thái thanh khoản, thanh toán và lợi nhuận. Các nhà tạo lập chính sách như Chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS), Ủy ban Chứng khoán (SEC) và Ủy ban Basel… cần phải đưa ra các quy định chặt chẽ hơn nữa để phòng ngừa các thất bại tương tự. Các ngân hàng đầu tư cần phải bị buộc phải thực hiện các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp tốt hơn nhằm khôi phục niêm tin nhà đầu tư. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần triển khai các nguyên tắc và chuẩn mực về đạo đức kinh doanh.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(209 trang)