CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
3.2. Cơ sở pháp lý đối với hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Bản chất của các hoạt động NHĐTlà một chuỗi các nghiệp vụ riêng lẻ có mức độ tương quan cao, và có khả năng trợ cấp chéo giữa các sản phẩmtuy nhiên chúng không cùng bản chất nghiệp vụ. Do đó, các hoạt động NHĐT không được định nghĩa chung trong các văn bản pháp lý mà được quy định riêng từng loại.
Ở Việt Nam, khái niệm “ngân hàng đầu tư” là một thuật ngữ mới đối với hệ thống tài chính và pháp luật nước ta. Hiện nay, chưa có văn bản pháp lý nào của Việt Nam quy định cụ thể cũng như đưa ra khái niệm ngân hàng đầu tư hay hoạt động ngân hàng đầu tư. Tuy nhiên, tương tự cách tiếp cận của các nhà lập pháp tại Mỹ và Châu Âu, hệ thống pháp luật của Việt Nam đã đưa ra quy định cụ thể đối với từng nghiệp vụ thuộc phạm trù hoạt động ngân hàng đầu tư.
3.2.1.Luật các Tổ chức Tín dụng và vai trò của ngân hàng thương mại Thực hiện hoạt động ngân hàng đầu tư thông qua công ty chứng khoán độc lập
Theo Luật TCTD năm 2010, các NHTMcó thể được coi là mô hình “ngân hàng thương mại đa năng hạn chế”.Tùy theo mức độ rủi ro của từng nghiệp vụ NHĐT, các NHTM được phép trực tiếp (Điều 107) hoặc gián tiếp (thông qua công ty con, công ty liên kết) thực hiện các nghiệp vụ NHĐT (Điều 103).
Hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán trực tiếp
Điều 103 Luật các Tổ chức tín dụng không chỉ cho phép các NHTM thực hiện các hoạt động NHĐT một cách gián tiếp thông qua các công ty con/ công ty liên kết mà còn tạo cơ sở cho các NHTM được phép trực tiếp góp vốn tại các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài sản bảo đảm, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng và các lĩnh vực khác. Hoạt động góp vốn trên không hạn chế thời gian nắm giữ của các NHTM. Do vậy, các NHTM có thể trực tiếp đầu tư kinh doanh chứng khoán vốn với các mục đích tự doanh trong ngắn hạn hoặc đầu tư dài hạn. Ngoài ra, Điều 104 và 107 Luật các Tổ chức tín dụng cho phép các NHTMđược tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc, mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu NHNN và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ cũng như mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp. Như vậy, Luật các Tổ chức tín dụng cho phép các NHTMtự doanh các sản phẩm chứng khoán nợ và chứng khoán vốn cũng như đầu tư góp vốn dài hạn. Tuy nhiên, hoạt động này chịu giới hạn11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp đối với chứng khoán vốn theo Điều 129 Luật các Tổ chức tín dụng.
Các dịch vụ tư vấn của ngân hàng thương mại
Mục 2 Điều 107 Luật các Tổ chức tín dụng cũng cho phép NHTM thực hiện các hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư.
Tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán
NHTM có vai trò quan trọng trong quá trình tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán bằng cách phát hành và chào bán cổ phiếu, trái phiếu của mình huy động vốn dài hạn từ nền kinh tế.
3.2.2.Luật Chứng khoán và vai trò của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ
Luật Chứng khoán được ban hành năm 2006 và sửa đổi năm 2010 của Việt Nam đã đưa ra một khuôn khổ pháp lý cơ bản cho hoạt độngchứng khoán nói chung và các hoạt động NHĐT nói riêng.
Về thị trường phát hành,Luậtchứng khoán quy định các tổ chức có đủ điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng phải đăng ký với UBCKNN và phải
tuân thủ các quy định về việc chào bán chứng khoán ra công chúng. Quy định này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khi huy động trên thị trường vốn đồng thời cũng xây dựng những chuẩn mực cần thiết về chất lượng các chứng khoán phát hành.
Về thị trường giao dịch, Luật chứng khoán đã mở rộng phạm vi thị trường, bao gồm thị trường tập trung và phi tập trung, theo đó SGDCK, TTGDCK, các công ty chứng khoán được cấp giấy phép được tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán;
tạo điều kiện phát triển thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do, nâng cao tính thống nhất và đảm bảo nguyên tắc cơ bản của TTCK.
Về các loại hình kinh doanh, Luật Chứng khoán đã bao trùm các hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán như môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, lưu ký chứng khoán… Theo đó, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức này đã được quy định rõ ràng, tạo điều kiện cho các tổ chức trung gian trên TTCK có cơ hội phát triển.
Như vậy, Luật Chứng khoán đã tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để tăng cường công tác quản lý thị trường; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các tổ chức tham gia thị trường; tạo cơ sở pháp lý để giám sát thị trường, đảm bảo tính công khai minh bạch, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển TTCK nói chung và các hoạt động ngân hàng đầu tư nói riêng.
3.2.3.Hệ thống các văn bản luật khác
Các hệ thống văn bản pháp luật khác tại Việt Nam hiện nay đã có một số quy định tạo khuôn khổ hỗ trợ các hoạt động ngân hàng đầu tư, bao gồm Bộ Luật dân sự (liên quan đến tư cách chủ thể và các giao dịch cơ bản), Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh (liên quan đến địa vị pháp lý, loại hình doanh nghiệp, đầu tư, phương thức M&A…), các Luật thuế (các loại thuế cho giao dịch, thuế liên quan đến tái cơ cấu, M&A…), pháp luật về thông tin, truyền thông (liên quan đến việc cung cấp báo cáo, phân tích, thông tin cho nhà đầu tư, thông tin về tư vấn, phát hành chứng khoán…).
3.2.4. Cơ chế giám sát thị trường tài chính
Nghiên cứu của Lê Thị Thuy Thủy (2013) [13, tr.17-29] cho thấy hiện nayViệt Nam đang áp dụng mô hình giám sát thị trường tài chính phân tán: mỗi ngành được giám sát bởi cơ quan giám sát riêng biệt. Liên quan tới hoạt động NHĐT, các cơ quan giám sát trên thị trường tài chính gồm có:
Cơquan thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chống rửa tiền, thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành vềngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Ủy ban chứng khoán Nhà nước (trực thuộc Bộtài chính) thực hiện thanh tra, giám sát hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tưchứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, thị trường chứng khoán;
Cục quản lý, giám sát bảo hiểm trực thuộc Bộ tài chính thực hiện thanh tra, giám sát hoạt động của các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện giám sát từ xa hoạt động của các tổ chức tín dụng nhận tiền gửi của công chúng;
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTCQG) giám sát chung và điều phối hoạt động giám sát chuyên ngành, không có quyền thanh tra tại chỗ.UBGSTCQG có trách nhiệm tham gia ý kiến với Ngân hàng Nhà nước, BộTài chính và các cơ quan liên quan khác trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, quy định về quản lý, thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, các chiến lược, định hướng phát triển ngành ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm. Ủy ban cũng có trách nhiệm kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, sửa đổi, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.