CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
2.2. Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư
2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư
▪ Mức độ trợ cấp chéo giữa các sản phẩm
Hoạt động trên thị trường vốn, các NHĐT cung cấp một chuỗi các sản phẩm, dịch vụ không những đa dạng về loại hình và đối tượng hướng tới mà có sự khác biệt lớn về tỷ lệ lợi nhuận. Tuy nhiên, mức độ tương quan giữa các sản phẩm NHĐT rất cao. Hai hay nhiều sản phẩm có thể chỉ mang lại lợi nhuận thấp (hoặc không có lợi nhuận) tuy nhiên lại là yếu tố hỗ trợ và là điều kiện tiên quyết mang lại lợi nhuận cho nhóm sản phẩm khác. Do đó, một trong các yếu tố then chốt thể hiện sự phát triển của của hoạt động NHĐT là mức độ trợ cấp chéocủa các sản phẩm. Sơ đồ7 cho thấy quan điểm phân tích về lợi nhuận tương đối của chuỗi sản phẩm.Các sản phẩm/dịch vụ có lợi ích cận biên thấp hoặc lỗ có thể bao gồm cho vay với lãi suất cố định, giao dịch lô lớncho khách hàng ưu đãi, và nghiên cứu sản phẩm chứng khoán vốn. Để có thể đạt được hay duy trì quan hệ với khách hàng, NHĐT có chiến lược chào bán các sản phẩm
trên nhằm từ đó đạt được các giao dịch có lời cao. Như vậy, ngân hàng đồng thời cung cấp nhiều sản phẩm cho khách hàng trong đó các sản phẩm có mức lãi biên thấp có ý nghĩa về mặt chiến lược nhằm duy trì quan hệ và ưu thế của ngân hàng, đồng thời là điều kiện để cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác với mức lãi biên cao cho cùng khách hàng với chi phí thấp hơn. Đó là sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các sản phẩm NHĐT.
Nguồn: Sanford Bernstein Sơ đồ : Cấu trúc hoạt động ngân hàng đầu tư
▪ Uy tín của NHĐTtrong lĩnh vực tư vấn và M&A
Trong các NHĐT, dịch vụ tư vấn không chỉ là đỉnh trong mô hình kim tự tháp về chuỗi sản phẩm mà còn là cơ sở cho mỗi sản phẩm cụ thể.Giá trị của tư vấn chuyên gia độc lập hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp khi phải gặpphải các giao dịch chào mua thù địchhoặc áp lực phải thực hiện một giao dịch phức tạp trong điều kiện thị trường khó khăn.Tư vấn một cách khách quan càng trở nên quan trọng khi lĩnh vực NHĐTcó xu hướng hợp nhất và nhiều hãng tư vấn bị sáp nhập với các ngân hàng.
Niềm tin của nhà đầu tư và của thị trường đối với các NHĐT thể hiện năng lực của các đơn vị này, qua đó cho thấy sự phát triển chung của ngành.
Bàn chứng
khoán vốn Nghiên cứu
CK vốn Thị trg
tiền tệ Repo Cổ phiếu
ưu đãi
Phát hành giấy tờ thương mại Tài chính
CK Vốn TPCP Mỹ TPCQĐP Hợp đồng tương lai
NASDAQ BLPH chứng
khoán AA+ Nghiên cứu sp
thu nhập cố định BLPH và tự doanh Eurobonds Tự doanh cổ
phiếu DN
Trái phiếu thị trường mới
nổi
CK bảo đảm
bằng tài sản Arbitrage CK vốn CK Vốn
phái sinh
CK Nợ
phái sinh BLPH và tự doanh CK lợi tức cao
Tư vấn M&A
BLPH CK Vốn Lãi
biên thấp
Lãi biên cao
Tư vấn M&A và Bảo lãnh phát hành chứng khoán vốn gánh tỷ trọng lớn về lợi nhuận của các NHĐT
▪ Khả năng phân phối ch Phát hành trên th chứng khoán vốn, chứ
khoán này chiếm vị trí quan tr thể hiện tại Biều đồ 1
khoán vốn chiếm 32% t hãng tư vấn hàng đầu gi thứ hạng cao trong lĩnh v
Biều đồ : Phí d
▪ Sự liên kết giữa các ngân hàng Mặc dù cạnh tranh kh M&A cũng như tái cấ
nhau để cùng quản lý và t khoán là liên minh bả được hình thành từ cam k hiện một giao dịch.
Các liên minh này tiếng của ngân hàng khi g quan hệ của một ngân hàng v duy trì với quan hệ lâu dài m
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
i chứng khoán vốn của ngân hàng đầu tư hát hành trên thị trường sơ cấp và mua bán trên thị trư
ứng khoán chuyển đổi và công cụ phái sinh trí quan trọng thứ hai trong nhóm các sản ph
1, trong những năm gần đây, phí thu đượ m 32% tổng phí ngân hàng đầu tư toàn cầu.Năng l
u giải thích mối tương quan cao giữa vị trí d ĩnh vực phát hành chứng khoán vốn.
Nguồn: Freeman & Co.
: Phí dịch vụ ngân hàng đầu tư toàn cầu theo sản ph
a các ngân hàng
nh tranh khốc liệt để thực hiện các đợt chào bán c ấu trúc doanh nghiệp, các NHĐTcũng thư
n lý và tư vấn. Công cụ để các NHĐT kết hợp trong phát hành ch ảo lãnh phát hành (underwriting syndicate). Các liên minh này cam kết của một vài ngân hàng, hãng tư vấn
Các liên minh này mang lại lợi ích cho ngân hàng do làm t a ngân hàng khi gắn liền tên tuổi của mình với khách hàng. T
t ngân hàng với thị trường thông tin, sự kết hợp trong liên minh lâu dài mặc dù bản thân liên kết chỉ trong
28.9% 26.3% 27.4%
47.2%
31.6% 31.8%
23.9%
42.1% 40.8%
1993 1997 2001
M&A Equity/Convertible Total Debt
trường thứ cấp đối với phái sinh đối với các chứng n phẩm NHĐT. Như được ợc từ phát hành chứng ăng lực phân phối của các trí dẫn đầu trong M&A và
n: Freeman & Co.
n phẩm (%/tổng)
t chào bán cổ phần, tư vấn ường xuyên kết hợp với p trong phát hành chứng o lãnh phát hành (underwriting syndicate). Các liên minh này nđể cùng cộng tác thực
làm tăng giá trị về danh i khách hàng. Tương tự như p trong liên minh được trong ngắn hạn do các ngân
Total Debt
hàng thường xuyên liên kết lại trong nhiều giao dịch. Cho phép đối thủ tham gia vào liên minh của mình cũng có nghĩa là ngân hàng tự tạo cơ hội cho mình tham gia vào các liên minh sau này của đối thủ khi bản thân không phải là nhà bảo lãnh chính.
2.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng
▪ Mức độ phát triển của thị trường chứng khoán
Điều kiện cốt lõi dẫn đến sự phát triển bền vững của ngành NHĐT là sự phát triển của thị trường chứng khoán.
Thống kê các chỉ tiêu của TTCK và các hoạt động NHĐT toàn cầu cho thấy trong khi GDP toàn cầu tăng trưởng ở mức 6%/năm, phát hành chứng khoán nợ tăng trưởng 18%/năm, và phát hành chứng khoán vốn tăng trưởng 12%/năm. Từ đó dẫn tới mức độ vốn hóa toàn cầu tăng trưởng 14%/năm.Sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung và các hoạt động ngân hàng đầu tư nói riêng có thể được phản ánh một cách tổng quan tại các chỉ tiêu vĩ mô về nền kinh tế như sau:
Bảng : Các chỉ tiêu vĩ mô phản ánh sự phát triển của hoạt động NHĐT
STT Chỉ tiêu Mức độ
1 Tốc độ tăng trưởng GDP từ 4% đến 10%/năm
2 Tốc độ tăng trưởng chứng khoán Vốn trên 10%/năm
3 Tốc độ tăng trưởng chứng khoán Nợ trên 50%/năm
4 Tăng trưởng giá trị vốn hóa toàn thị trường trên 7%/năm
5 Giá trị chứng khoán Vốn/GDP 4-12 lần
6 Giá trị chứng khoán Nợ/GDP 12-50 lần
7 Giá trị vốn hóa/GDP trên 200 lần
8 Giá trị tích lũy tài sản của quỹ đầu tư/GDP trên 150 lần
Nguồn:Tổng hợp từ Moody’s, Thomson Financial Securities Data, Strategic Insight, SIA, World Bank
Như vậy, một thị trường chứng khoán với các hoạt động ngân hàng đầu tư phát triển được thể hiện thông qua:
- Tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định.
- Số lượng hàng hóa trên thị trường dồi dào, với tăng trưởng giá trị chứng khoán vốn và chứng khoán nợ. Đặc biệt là giá trị chứng khoán Nợ lớn thể hiện năng lực
bảo lãnh phát hành và phân phối trái phiếu doanh nghiệp. Đặc điểm này này thể hiện thị trường vốn phát triển với công cụ huy động vốn dài hạn là chủ yếu.
- Giá trị vốn hóa toàn thị trường lớn và tăng trưởng trên 7%/ năm.
- Năng lực tích lũy tài sản của các quỹ đầu tư lớn, tăng trường nhanh thể hiện sự phát triển của nghiệp vụ quản lý tài sản trong các NHĐT.
▪ Tỷ lệ TPDN/TPCP - Cấu trúc thị trường trái phiếu
Thông thường, tại các thị trường tài chính phát triển, tỷ trọng dư nợ trái phiếu trên GDP của Trái phiếu Doanh nghiệpsẽ gần tương đương so với Trái phiếu Chính phủ.
Bảng : Tỷ lệ dự nợ thị trường/GDP tại một số nước trong khu vực năm 2012 (%)
Quốc gia Trái phiếu Chính Phủ Trái phiếu Doanh nghiệp Tổng
Thái lan 59.4 15.5 74.9
Singapore 50 31.6 81.6
Malaysia 63.9 42.8 106.6
Hàn Quốc 47.9 75.2 123.1
Trung Quốc 33.3 12.5 45.8
Nguồn: Bộ Tài chính, ADB (Asiam Bond online)
Điều đó cho thấy một thị trường trái phiếu phát triển cần có cấu trúc cân bằng giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp. Sự cân bằng này cho thấy sự đa dạng của sản phẩm cũng như thành phần tham gia trên thị trường, giá trị trái phiếu doanh nghiệp được các nhà đầu tư tin tưởng thông qua một hoặc một số hãng định mức tín nhiệm uy tín, và khả năng chủ động huy động vốn của các doanh nghiệp cũng như năng lực phân phối chứng khoán của các NHĐT. Do vậy, một trong các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển của thị trường vốn, thị trường trái phiếu nói chung và qua đó cho thấy sự phát triển của hoạt động chứng khoán hóa là tỷ lệ giữa giá trị trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp. Mức độ phù hợp của tỷ lệ này là xấp xỉ 50:50.
Tuy vậy, tùy vào đặc điểm từng quốc gia mới đánh giá được sự hợp lý của tỷ lệ này.
Đối với các quốc gia đang phát triển thì cần lấy trái TPCP làm nền tảng, từ đó thúc đẩy sự phát triển của trái phiếu doanh nghiệp. Do đó, tỷ lệ hợp lý sẽ tùy thuộc theo lộ trình phát triển thị trường vốn của mỗi nước để hướng tới một cấu trúc tối ưu.
▪ Mức độ tập trung ngành cao
Các NHĐT được hình thành với vai trò đầu tiên nhằm tạo ra các tài sản thông tin, do đó phụ thuộc nhiều vào danh tiếng và và năng lực tư vấn của nhân sự.Kỹ năng này khó xây dựng và khó chứng minh hay bác bỏ.Tầm quan trọng của nhân sự và uy tín giải thích cơ cấu ngành NHĐT. Danh tiếng là yếu tố khó đạt được và dễ tổn thất.Đối với các NHĐT mới, ít danh tiếng phải đổi mặt các rào cản khi ra nhập thị trường, khiến cơ cấu ngành có mức độ tập trung cao.
Bảng : Thị phần ngành ngân hàng đầu tư tại Mỹ giai đoạn 1960-2003
Năm
1960-69
Năm 1970
Năm 1980
Năm 1990
Năm 2003
Thị phần Top 5 ngân hàng 38% 42% 53% 50% 64%
Thị phần Top 10 ngân hàng 62% 62% 76% 71% 87%
Nguồn: Securities Data Corporation
Ngoài ra, sự thay đổi công nghệ đã dẫn tới quy mô hoạt động tối thiểu của các NHĐT và là cơ sở của xu hướng hợp nhất, tại đó rất nhiều NHĐTkhông đáp ứng được yêu cầu của thị trường đã phải sáp nhập với các ngân hàng lớn. Một trong các đặc điểm điển hình của ngànhNHĐT là mức độ tập trung cao. Nhóm các NHĐT hàng đầu luôn chiếm thị phần lớn, đặc biệt là trong các sản phẩm dịch vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành, môi giới v.v. Tại Mỹ bắt đầu từ năm 1960, nhóm 5 và 10 ngân hàng đứng đầu lần lượt chiếm 38% và 62% thị phần giá trị cổ phiếu tại Mỹ. Đến năm 2003, nhóm 5 và nhóm 10 ngân hàng đầu tư lớn nhất chiếm lần lượt 64% và 87% thị phần. Như vậy, tại một thị trường có ngành NHĐT phát triển, thị phần các ngân hàng trong nhóm 5 và 10 ngân hàng dẫn đầu luôn chiếm tỷ trọng từ 40 đến 60% toàn thị trường.
▪ Mức độ đa dạng hóa các sản phẩm và cơ cấu doanh thu của ngân hàng đầu tư
Thị trường chứng khoán nói chung và các hoạt động NHĐT nói riêng chỉ có thể phát triển khi số lượng các sản phẩm trên thị trường đạt được mức độ đa dạng hóa nhất định nhằm đa dạng hóa các nguồn thu của NHĐT và cân bằng rủi ro trên thị trường.
Do các hoạt động tư vấn và cung cấp các sản phẩm dịch vụ tư vấn là cốt lõi để thúc đẩy các sự phát triển của các sản phẩm khác nên các ngân hàng đều nỗ lực nâng cao năng lực trong lĩnh vực này và cố gắng tăng tỷ trọng doanh thu từ phí dịch vụ
trong tổng cơ cấu doanh thu. Tuy nhiên cơ cấu từ các mảng nghiệp vụ phụ thuộc vào sự ổn định của thị trường. Trong điều kiện bình thường, các NHĐT cần duy trì một cơ cấu các sản phẩm hợp lý với doanh thu mỗi mảng nghiệp vụ môi giới, bảo lãnh phát hành, và quản lý tài sản chiếm từ 10-15% tổng doanh thu. Phần còn lại 50-70% là các hoạt động tự doanh, đầu tư chứng khoán tùy thuộc vào sự phát triển và mức độ ổn định của thị trường.
▪ Mức độ vốn hóa của các ngân hàng đầu tư
Tầm quan trọng của vốn trong NHĐT đã đặt ra câu hỏi về quy mô hoạt động tối thiểu của loại hình này. Tham khảo một trong những thị trường tài chính phát triển nhất thế giới, chúng ta có thể nhận thấy rõ xu hướng này với mức độ vốn hóa ngày càng tăng, đặc biệt là giai đoạn 1990-2000. Năm 1980, mức độ vốn hóa của 10 ngân hàng đầu tư lớn nhất chiếm 600 triệu USD. Năm 2000, con số này lên gần 20 tỷ USD.
Trong cùng thời kỳ, mức độ vốn hóa của các ngân hàng này gần gấp đôi mức độ vốn hóa của 15 ngân hàng xếp sau đó. Mức độ vốn hóa kể trên càng trở nên rõ ràng nếu chúng ta so sánh với số liệu năm 1955. Từ đó có thể nhận thấy năng lực của các ngân hàng để cung cấp các dịch vụ NHĐT là mức độ vốn hóa cao. Tốc độ gia tăng mức độ vốn của của các NHĐT cần thiết để tạo ra động lực phát triển thị trường là từ 7%-15%.
▪ Cấu trúc chi phí của ngân hàng đầu tư
Đối với các NHĐT, do đặc thù của sản phẩm cung cấp chủ yếu là các dịch vụ tư vấn, phần lớn chí phí doanh nghiệp liên quan đến nhân sự nhằm đưa ra ý kiến chuyên môn tốt nhất và duy trì quan hệ với khách hàng. Tỷ lệ Chi phí nhân viên/Tổng doanh thu là thước đo cơ bản cho nhiều ngành kinh doanh. Đối với các NHĐT, đây là thước đo phổ biến nhất và theo đó chi phí nhân sự chiếm khoảng 60-70% tổng doanh thu của các ngân hàng. Nếu loại bỏ chi phí tăng thêm do quyền chọn cổ phần, đa số tỷ lệ này của các ngân hàng đều không chệch quá lớn so với mốc trung bình là 50%.
Nguồn: Fitch Rating Biều đồ : Cấu trúc chi phí của ngân hàng đầu tư tại Mỹ
Chi tiêu cho công nghệ thông tin cũng là một đặc điểm nổi bật khác của các ngân hàng đầu tư thành công. Chi phí này thường chiếm 14-15% tổng chi phí hoặc từ 25-33% Tổng doanh thu của các NHĐT.
▪ Chênh lệch ROE giữa các ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại
Nguồn: Solomon Smith Barney. Biều đồ : ROE của các loại hình ngân hàng trên thế giới
Yếu tố then chốt dẫn đến sự khác biệt giữa NHĐT và NHTMlà hiệu quả sử dụng vốn trên cơ sở chấp nhận rủi ro. Các NHĐT có thể mở rộng dòng sản phẩm cũng như tăng doanh thu. Do đó, hiệu quả hoạt động trên vốn đầu tư của các NHĐT cao hơn các NHTM, được thể hiện ở tỷ lệ ROE của loại hình ngân hàng này trung bình trên thế giới luôn từ 22% đến 25%, trong khi đó các NHTM chỉ mang lại ROE từ 17%-18%
trong giai đoạn 1995-2000. Như vậy, mức chênh lệch ROE giữa ngân hàng đầu tư và các ngân hàng thương mại cùng thời kỳ khoảng +4% đến +7%.
45.50%
51.70%
33.70% 29.90%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
1998 1999 2000 2001
Chi phí nhân sự/Tổng doanh thu Chi phí khác/ Tổng doanh thu
22.3% 24.2%
19.2%
25.6% 25.7%
17.8% 16.9%
14.8%
20.5% 18.4%
0.0%
5.0%
10.0%
15.0%
20.0%
25.0%
30.0%
1996 1997 1998 1999 2000
ROE (%)
Ngân hàng đầu tư Ngân hàng thương mại