Đánh giá mô hình tổ chức hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam (Trang 116 - 127)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ

3.4. Đánh giá thực trạng hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam

3.4.1. Đánh giá mô hình tổ chức hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam

▪Sự phát triển của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam sau 14 năm hoạt động và phát triển đã được được những kết quả nhất định như sau:

Chỉ số giá thị trường phục hồi nhanh:Các chỉ số chứng khoán của trên hai sàn HOSE và HNX bị sụt giảm nặng nề sau khủng hoảng tài chính 2008.Tuy nhiên, từ đầu năm 2009 đến nay, cả hai chỉ số đều đã phục hồi và duy trì ổn định. Đến 31/12/2013, chỉ số VN - Index đứng ở 505 điểm, tăng 66% so với đầu năm 2009.

TTCK Việt Nam là một trong trong số 10 nước có mức độ phục hồi mạnh nhất và có mức tăng cao so với các thị trường trên thế giới.

Nguồn: Báo cáo thường niên của SGDCK TP.HCM Biều đồ : Thống kê Khối lượng giao dịch trên HOSE

- 100.00 200.00 300.00 400.00 500.00 600.00 700.00 800.00 900.00

- 200,000,000 400,000,000 600,000,000 800,000,000 1,000,000,000 1,200,000,000 1,400,000,000 1,600,000,000 1,800,000,000 2,000,000,000

01/2008 04/2008 07/2008 10/2008 01/2009 04/2009 07/2009 10/2009 01/2010 04/2010 07/2010 10/2010 01/2011 04/2011 07/2011 10/2011 01/2012 04/2012 07/2012 10/2012 01/2013 04/2013 07/2013 10/2013

tr VND

KL Khớp lệnh (cp&ccq) Đóng cửa cuối tháng

Tăng trưởng vốn hóa thị trường: Mức vốn hóa năm 2013 đạt 948 nghìn tỷ đồng (trong đó giá trị vốn hóa trên sàn HOSE và HNX lần lượt là 842 nghìn tỷ đồng và 106nghìn tỷ đồng), tăng 128 lần so với năm 2005, tương đương 38% GDP.

Tăng trưởng giá trị giao dịch:Giá trị giao dịch trên TTCK Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc từ khi thành lập đến nay. Từ 92 tỷ đồng năm 2000, giá trị giao dịch trên HOSE đã tăng lên 265,806 tỷ đồng năm 2013. Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên năm 2013 đạt 2.578 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2012.

Bảng : Khối lượng và Giá trị niêm yết trên HOSE

Khối lượng niêm yết trên HOSE

2012 2013 2013%

Cổ phiếu 24,850,080,102 26,944,964,321 99.57%

Chứng chỉ quỹ

300,107,290

70,092,280 0.26%

Trái phiếu

72,181,011

45,417,530 0.17%

Giá trị niêm yết trên HOSE (tỷ VND)

2012 2013 2013%

Cổ phiếu

248,501 269,450 97.30%

Chứng chỉ quỹ

30,011

7,009 2.53%

Trái phiếu

7,218

454 0.16%

Nguồn: Báo cáo thường niên của HOSE Nguồn: Báo cáo thường niên của HOSE

Biều đồ : Giao dịch toàn thị trường qua các năm trên HOSE

Gia tăng khối lượng và giá trị niêm yết: Cuối năm 2013, trên 2 sàn có 683 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết với tổng giá trị 364 nghìn tỷ đồng, gấp 3.68 lần giá trị niêm yết năm 2008. Có tổng cộng 517 mã trái phiếu niêm yết trên 521 nghìn tỷ đồng, tăng 28% so với cuối năm 2012.Tổng giá trị huy động vốn ước đạt 179 nghìn tỷ đồng, tăng 13%; trong đó cổ phiếu và cổ phần hóa là 17,5 nghìn tỷ đồng, tăng 5%

so với năm 2012. Quy mô huy động vốn qua phát hành riêng lẻ cũng tăng mạnh, đạt khoảng trên 24 nghìn tỷ đồng (gấp 5 lần so với cả năm 2012). Vốn huy động qua TPCP đạt 162 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2012.

Bảng : Thống kê các chỉ tiêu cơ bản của Thị trường chứng khoán giai đoạn 2000 - 2012

Năm 2000 2005 2012 6 tháng

2013

So sánh 2012/

2000

So sánh 2012/

2005 Vốn hóa thị trường (tỷ đồng) 1.247 9.356 746.946 924.338 599 80

Vốn hóa/ GDP 0.28% 1.11% 26.00% 31.00% 93 23

Giá trị niêm yết (tỷ đồng) 1.504 40.190 718.770 896.668 478 18

- 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 500,000

- 2,000,000,000 4,000,000,000 6,000,000,000 8,000,000,000 10,000,000,000 12,000,000,000 14,000,000,000 16,000,000,000 18,000,000,000

2… 2… 2… 2… 2… 2… 2… 2… 2… 2… 2… 2… 2… 2…

tỷ VND Khối lượng giao dịch (cổ phiếu)

Giá trị giao dịch (tỷ VND)

+ Cổ phiếu 5 41 698 689 + Chứng chỉ quỹ - - 6 5 + Trái phiếu - - 528 474 Giá trị giao dịch bình quân/ phiên

(tỷ đồng) 1.40 108.90 2.158.00 2.962.00 1541 20

Huy động vốn (tỷ đồng) - 5.387 188.516 159.000 35 Giá trị DM đầu tư gián tiếp

nước ngoài (tỷ USD) - 3.20 8.10 10.50 3 Số lượng Công ty chứng khoán 7 15 105 105 15 7 Vốn điều lệ các CTCK 257 724 36.901 36.547 144 51 Số lượng Công ty Quản lý quỹ - 5 47 47 9 Số lượng Quỹ đầu tư - 2 22 18 11 Số lượng tài khoản nhà đầu tư 2.997 31.316 1.239.833 1.257.505 414 40

Nguồn: UBCKNN

▪Các dấu hiệu tích cực trong tăng trưởng kinh tế

Bảng : Tăng trưởng GDP, CKVốn và giá trị vốn hóa 2005 - 2013

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tốc độ tăng trưởng GDP theo giá so

sánh năm 1994 8.23% 8.48% 6.23% 5.32% 6.78% 5.89% 5.03% 5.42%

Tốc độ tăng trường chứng khoán Vốn 633% 171% 160% 57% 53% 19% 19% 7%

Tốc độ tăng trưởng giá trị vốn hóa 2285% 124% -55% 176% 13% -20% 37% 24%

Nguồn: Tổng hợp từ UBCKNN

Các chỉ tiêu vĩ mô về GDP và các tham số trên thị trường chứng khoán cho thấy các dấu hiệu tích cực và tăng trưởng liên tục qua các năm. GPD cả nước năm 2013 ước tính đạt 3,584,261 tỷ đồng, tăng gần 4 lần so với GDP năm 2005 (914,001 tỷ đồng). Như minh họa tại Bảng 23, tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn này luôn nằm trong khoảng từ 5.30% đến 8.20%, đây là tốc độ tăng trưởng phù hợp với điều kiện phát triển các hoạt động ngân hàng đầu tư.

Nguồn: UBCKNN Biều đồ : Một số chỉ tiêu vĩ mô của thị trường và nền kinh tế

3,584,261

356,964 948,976

- 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

t VND

GDP

Giá trị niêm yết chứng khoán Vốn Giá trị vốn hóa

Ngoài ra, giá trị niêm yếtgiá trị vốn hóa cũng có mức tăng trưởng ấn tượng mặc dù chững lại vào cuối giai đoạn kể trên do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết tăng từ 1,918 tỷ đồng năm 2005 lên 356,964 tỷ đồng năm 2013 (186 lần) trong khi Tổng giá trị vốn hóa tăng từ 9,274 tỷ đồng năm 2005 lên 948,976 tỷ đồng năm 2013 (102 lần), tương đương 26% GDP.

Mặc dù còn khiêm tốn so với các thị trường tài chính phát triển, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trênphản ánhtiềm năng phát triển của TTCK Việt Nam nói chung và các hoạt động NHĐT nói riêng.

▪Sự mở rộng về quy mô các chủ thể tham gia

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các CTCK, CtyQLQ Biều đồ : Sự phát triển về số lượng và vốn của các CTCK, Cty QLQ đến năm 2009

Sự phát triển của các Công ty chứng khoán

Cùng với các tín hiệu tích cực của nền kinh tế và sự phát triển chung của TTCK, các tổ chức trung gian tài chính nói chung và các CTCK nói riêng cũng có sự lớn mạnh về quy mô, số lượng, sản phẩm và chất lượng dịch vụ cung cấp.Số lượng các CTCK đã tăng lên 23 lần sau 14 năm phát triển TTCK.Về quy mô vốn, Luật chứng khoán quy định các CTCK muốn thực hiện tất cả các nghiệp vụ cần có mức vốn pháp định đạt 300 tỷ đồng. Tại 31/12/2013, có 44/105 công ty chứng khoán đáp ứng điều kiện này. Ngoài ra 18 công ty chứng khoán có vốn trên 500 tỷ đồng, trong đó 7 công ty có vốn lớn hơn 1.000 tỷ đồng.

7 8 9 12 13 15

55 78

102 105

0 5000 10000 15000 20000 25000

0 20 40 60 80 100 120

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Số lượng công ty chứng khoán

Số lượng các công ty quản lý quỹ Vốn điều lệ các công ty (tỷ đồng)

STT

120 100 80 60 40 20 0

VON

3999999900000

2999999900000

1999999900000

999999990000

0

-999999900000

Bảng : Thống kê quy mô vốn các Công ty chứng khoán

Quy mô vốn Số

lượng %

Nhỏ hơn 100 tỷ đồng 29 27.6 Từ 100 đến 200 tỷ đồng 28 26.7 Từ 200 đến 500 tỷ đồng 30 28.6 Từ 500 đến 100 tỷ đồng 11 10.5

Trên 1000 tỷ đồng 7 6.7

Tổng 105 100.0

Nguồn: Phân tích với SPSS11.5

Nguồn: Phân tích với SPSS11.5 Biều đồ : Phân phối quy mô các CTCK tại 31/12/2013

Tuy nhiên, so với các thị trường tài chính phát triển, quy mô về vốn của các công ty chứng khoán vẫn còn khá khiêm tốn ngoại trừ một số công ty chứng khoán thực sự khẳng định được vị thế và uy tín như SSI, Agriseco, ACBS, HSC … Một số công ty không đáp ứng được yêu cầu về vốn và năng lực đã rút bớt giấy phép. Năm 2013 có 8 công ty rút nghiệp vụ Môi giới, 02 công ty rút nghiệp vụ Tự doanh, 04 công ty đã rút nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành, và 01 công ty rút nghiệp vụ Tư vấn đầu tư chứng khoán.

Sự phát triển của các Quỹ đầu tư chứng khoán

Bảng : Hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán giai đoạn 2004 - 2010

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Số lượng quỹ 1 2 9 16 21 20 23

Số vốn huy động

ban đầu (tỷ VND) 300 500 3.443 10.205 12.577 12.409 13.426

NAV (tỷ VND) 305 581 5462 14897 10.427 12.941 12.333

Thu nhập 4.7 91.5 658 1515 663 617 544

Chi phí 4.5 13.9 232 428 309 416 319

Tăng trưởng

NAV/Quy mô Vốn 1.54% 13.94% 36.95% 31.49% -20.62% 4.11% -8.86%

Nguồn: UBCKNN

Trải qua 10 năm hoạt động, các quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam tuy đóng góp tỷ trọng rất nhỏ trong quy mô giao dịch toàn thị trường, tuy nhiên sự phát triển không ngừng về quy mô và tài sản tích quỹ đã chứng tỏ thành công nhất định của

hoạt động quản lý tài sản, quản lý quỹ. Một số quỹ đầu tư chứng khoán đạt hiệu quả cao và đã khẳng được vị trí của mình như VF1, Quỹ Y tế Bản Việt, Quỹ VIEF, Quỹ FPT, Quỹ MBC1 hay Quỹ SSI-IMF…

▪Xu hướng hình thành mô hình ngân hàng tổng hợp

Như đã phân tích tại Mục 3.2.1.1 các hoạt động NHĐT trong hệ thống NHTM Việt Nam đang được tổ chức theo hai xu hướng:

Thứ nhất: các NHTM thành lập các công ty con là CtyQLQ, CTCK và thực hiện các nghiệp vu NHĐT của mình thông qua các đơn vị này. Đây là mô hình ngân hàng đa năng một phần kiểu Anh. Tất cả các NHTM quốc doanh và đa số các NHTM cổ phần (nếu có)đều tổ chức hoạt động NHĐT của mình theo mô hình này.

Thứ hai:Hình thành nên tập đoàn tài chính trong đó NHTM, CTCK hay CtyQLQ là đơn vị thành viên của một Tổng công ty/ tập đoàn. Xu hướng này không rõ rệt và không cho thấy hiệu quả tổng thể. Năm 2015, Ngân hàng Đại dương thuộc tập đoàn Đại Dương đã phải bán toàn bộ cổ phần với giá 0VND và chuyển sang mô hình Công ty TNHH MTV thuộc NHNN.

▪Xu hướng hình thành mô hình ngân hàng đầu tư chuyên biệt

Mặc dù mô hình NHĐT chuyên biệt là một khái niệm mới đối với thị trường Việt Nam, tuy nhiên cùng với sự phát triển mạnh mẽ của TTCK, một số CTCK đặc biệt là các công ty có danh tiếng như SSI, HSC, VNDirect .. đã bước đầu mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình với định hướng trở thành NHĐT. Đây là mô hình các CTCK độc lập, không thuộc sở hữu NHTM. Xét về quy mô, các CTCK lập có mức độ tăng trưởng tương đương các công ty con của NHTM. Tại 31/12/2013 trong số 10 CTCK có quy mô vốn lớn nhất thị trường thì có 4 công ty độc lập bao gồm SSI, KLS, HSC và VNDirect. Xét về thị phần, HSC và SSI lần lượt là hai CTCK có thị phần môi giới cổ phiếu lớn nhất trên sàn HSX năm 2013 với tỷ trọng lần lượt là 13.28% và 10.63%. Trên sàn giao dịch HNX, hai CTCK độc lập là HSC và VNDirrect lần lượt chiếm hai thị phần môi giới cổ phiếu lớn nhất là 9% và 7%

trong năm 2013. Điều này cho thấy tại hoạt động cơ bản nhất của các CTCK là môi

giới cổ phiếu, các CTCK độc lập cũng không thua kém các đối thủ thuộcNHTM.

Tuy nhiên, cùng với xu hướng chung của thị trường, các CTCK nói chung chưa phát triển được các dịch vụ bảo lãnh phát hành và M&A.

▪Mức độ tập trung ngành cao

Như đã nêu trong mục 2.2.2, cấu trúc đặc thù của ngành NHĐT là mức độ tập trung cao. Tại Việt Nam, hoạt động NHĐT của các CTCK trong mẫu nghiên cứu có mức độ tập trung tương đối cao, trung bình các CTCK trong Top 5 chiếm 44% thị phần môi giới chứng khoán, 49% thị phần đầu tư góp vốn và 71% thị phần bảo lãnh phát hành.

Bảng : Thị phần các CTCK Bảng 26A: Thị phần môi giới chứng khoán

2008 2009 2010 2011 2012

CTCK % CTCK % CTCK % CTCK % CTCK %

ACBS 28.6% SSI 12.1% MBS 13.9% SSI 11.9% HSC 15.2%

SSI 13.8% MBS 11.9% SSI 10.4% HSC 11.3% ACBS 11.1%

VCBS 10.3% SBSC 8.5% HSC 9.0% VCSC 7.8% SSI 11.1%

BVSC 7.0% ACBS 7.9% FPTS 7.7% MBS 7.0% VCSC 8.8%

MBS 4.2% HSC 7.5% SBSC 6.9% FPTS 6.4% MBKE 6.5%

VND 4.1% FPTS 7.3% VND 6.2% ACBS 6.3% VND 6.5%

SBSC 3.7% VCBS 7.2% ACBS 5.7% VND 5.7% FPTS 5.3%

HSC 3.5% BVSC 5.7% VCBS 4.0% SBSC 5.0% VCBS 5.2%

BSC 3.3% MBKE 4.0% BVSC 3.8% BVSC 4.2% MBS 5.0%

FPTS 3.0% VND 3.9%

VietinBank

Securities 3.6% MBKE 4.0% DAS 4.1%

Top 5 64% Top 5 48% Top 5 48% Top 5 44% Top 5 59%

Top 10 81% Top 10 76% Top 10 71% Top 10 69% Top 10 79%

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ BCTC riêng lẻ của các CTCK Bảng 26B: Thị phần đầu tư chứng khoán

2008 2009 2010 2011 2012

CTCK % CTCK % CTCK % CTCK % CTCK %

SSI 22.9% SSI 15.1% SBSC 24.2% ACBS 17.9% ACBS 26.0%

VCBS 11.5% SBSC 13.5% SSI 15.2% SBSC 14.1% SSI 12.8%

ACBS 9.6% KLS 8.4% Agriseco 13.4% Agriseco 14.0% SHS 12.7%

Agriseco 6.9% ACBS 7.8% ACBS 6.8% SSI 7.7% VPBS 10.4%

KLS 6.3% HSC 6.7% VCSC 5.8% VCSC 6.8% VCSC 7.1%

SBSC 5.8% VND 6.1% SHS 4.7% TVSC 6.5% SBSC 4.7%

VietinBank

Securities 5.1% BSC 5.8% MBS 4.5% MBS 4.3% MBS 4.2%

HSC 4.9% MBS 4.4% VND 2.7% VPBS 4.3% LVS 4.2%

DAS 4.5% VCBS 4.3% BSC 2.7% LVS 3.9% VCBS 3.5%

BSC 3.5% BVSC 4.0% BVSC 2.6% BVSC 3.5%

VietinBank

Securities 3.1%

Top 5 57% Top 5 52% Top 5 65% Top 5 60% Top 5 69%

Top 10 81% Top 10 76% Top 10 82% Top 10 83% Top 10 89%

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ BCTC riêng lẻ của các CTCK

26C: Thị phần bảo lãnh phát hành chứng khoán

2008 2009 2010 2011 2012

CTCK % CTCK % CTCK % CTCK % CTCK %

Agriseco 48.7% DAS 34.4% SBSC 30.0% VPBS 44.4% VCSC 74.0%

SSI 18.7% SBSC 27.9% VPBS 12.8% TCBS 24.2% VCBS 22.4%

SBSC 15.0% SSI 18.4% SSI 11.3% DAS 13.0% VDSC 1.3%

BSC 4.4% MBS 10.3% DAS 10.9% SBSC 5.9% DAS 0.9%

VDSC 3.5% BVSC 3.9%

VietinBank

Securities 7.9% SSI 5.2%

VietinBank

Securities 0.8%

VCBS 3.1% SHS 3.6% BVSC 5.6%

VietinBank

Securities 4.6% MSBS 0.7%

ACBS 3.1% BSC 0.9%

CK Dau

Khi 5.1% BSC 1.4% ACBS 0.0%

MBS 1.6% VCBS 0.3% MBS 3.9% MSBS 0.6% SSI 0.0%

VietinBank

Securities 1.0% HSC 0.3% VDSC 3.4% VCBS 0.4% SHS 0.0%

MSC 0.9% KLS 0.0% SHS 3.3% MBS 0.3% VPBS 0.0%

Top 5 90% Top 5 95% Top 5 73% Top 5 93% Top 5 99%

Top 10 100% Top 10 100% Top 10 94% Top 10 100% Top 10 100%

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ BCTC riêng lẻ của các CTCK

Phân tích mức độ tập trung của dịch vụ ngân hàng đầu tư, biểu đồ 35 sau đây thể hiện đường cong Lorenz, cho thấy doanh thu chủ yếu tập trung ở một số ít công ty chứng khoán, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo lãnh phát hành.

Nguồn: Tác giả tự xây dựng từ BCTC của các CTCK Biều đồ : Mức độ tập trung trong môi giới và bảo lãnh phát hành

Mức độ tập trung của thị phần môi giới có dấu hiệu suy giảm vào cuối năm 2011 tuy nhiên tăng trở lại vào năm 2012. Các hoạt động đầu tư chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán đều cho thấy nhóm 5 và 10 công ty chứng khoán dẫn đầu chiếm phần lớn thị phần.

0 20 40 60 80 100

0 20 40 60 80 100

Đường Lorenz về thị phần môi giới chứng khoán

Equality Lorenz 2008 Lorenz 2009 Lorenz 2010 Lorenz 2011 Lorenz 2012

0 20 40 60 80 100

0 20 40 60 80 100

Đường Lorenz về thị phần bảo lãnh phát hành Equality

Lorenz 2008 Lorenz 2009 Lorenz 2010 Lorenz 2011 Lorenz 2012

3.4.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế về cơ sở pháp lý đối với hoạt động ngân hàng đầu tư

Mặc dù cơ sở pháp lý hiện nay tương đối đầy đủ đối với các quy định về hoạt động NHĐT và các đối tượng tham gia, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế dẫn đến khó khăn trong quá trình triển khai thực tiễn các hoạt động này.

Về mô hình thực hiện, luật chưa định nghĩa rõ mô hình ngân hàng tổng hợp ngoại trừ quy định tại Luật các tổ chức tín dụng về việc thực hiện các hoạt động chứng khoán thông qua công ty con. Ngoài ra, Luật Chứng khoán cũng không quy định cụ thể đối với mô hình NHĐT chuyên biệt mà chỉ xác định hành lang pháp lý đối với hoạt động của các CTCK, CtyQLQ. Hơn nữa quy định tại Luật Chứng khoán cũng tách biệt hoạt động của các CTCK và CtyQLQ, chưa cho phép kết hợp các hoạt động môi giới, bảo lãnh phát hành với hoạt động quản lý danh mục đầu tư trong khi các hoạt động này về cùng thuộc dạng dịch vụ thu phí và là hoạt động NHĐT truyền thống, cần sự kết hợp để tận dụng lợi thế thông tin và đa dạng hóa.

Về cơ chế giám sát thị trường, theo mô hình giám sát phân tán như hiện nay, phần lớn các cơ quan giám sát chuyên ngành vừa thực hiện chức năng cấp phép, xây dựng cơ chế, chính sách, vừa thực hiện chức năng hướng dẫn, triển khai thực hiện cơ chế chính sách và kiêm luôn vai trò kiểm tra, thanh tra, giám sát, dẫn đến nguy cơ xung đột lợi ích và là nguyên nhân dẫn đến nhiều vi phạm nảy sinh trên thị trường tài chính hiện nay. Đặc biệt, trong các văn bản pháp luật chưa có quy định cụ thể về mối quan hệ giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành với UBGSTCQG, vì vậy việc chia sẻ thông tin và cơ chế phối hợp trong thực hiện chức năng giám sát của UBGSTCQG bị hạn chế.

Thị trường chứng khoán nợ và công cụ phái sinh chưa phát triển Thị trường trái phiếu

Thị trường trái phiếu Việt Nam mặc dù đã đạt được kết quả khả quan trong thời gian qua, nhưng nhìn chung quy mô còn nhỏ và tính thanh khoảnthấp. Nguyên nhân chủ yếu là do các tồn tại, hạn chế sau:

Chưa có khung khổ pháp lý về hoạt động định mức tín nhiệm đã ảnh hưởng đến sự phát triển của TTTP Việt Nam, do các nhà đầu tưthiếu thông tin về mức độ rủi ro của trái phiếu nên đã hạn chế giao dịch. Luật Chứng khoán không cho phép bán chứng khoán khống, do đó các thành viên đấu thầu trái phiếu không thể thực hiện chào giá 2 chiều khi không có mã trái phiếu được chào giá. Ngoài ra, Luật Ngân sách nhà nước và Luật Quản lý nợ công không cho phép việc các thành viên đấu thầu trái phiếu được vay trái phiếu từ Bộ Tài chính. Do vậy, không có cơ chế hỗ trợ thanh khoản cho các thành viên đấu thầu trái phiếu trong việc thực hiện các nghĩa vụ tạo thanh khoản trên thị trường thứ cấp trái phiếu.

Hệ thống các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu vẫn chưa thay đổi, tập trung vào các NHTM (nắm giữ khoảng 87% tổng khối lượng trái phiếu), chưa có các tổ chức tài chính khác tham gia đầu tư dài hạn trên thị trường. Các NHTM chỉ trong điều kiện thanh khoản tốt, dư thừa về nguồn vốn khả dụng mới tham gia, đầu tư vào trái phiếu. Các NHTM có nguồn vốn đầu tư dài hạn ít nên nhu cầu chủ yếu là trái phiếu có kỳ hạn ngắn.

Thị trường chứng khoán phái sinh

Việt Nam chưa có thị trường phái sinh dựa trên các công cụ chứng khoán để hỗ trợ nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro cũng như thiếu các công cụ đầu tư đa dạng khác. Tuy nhiên, các loại chứng khoán phái sinh phi chính thức vẫn tự phát hình thành. Sự xuất hiện của các sản phẩm phái sinh trên thị trường phi tập trung đã khẳng định nhu cầu của nhà đầu tư đối với loại công cụ mới này. Tuy nhiên, các sản phẩm trên còn mang tính tự phát, thiếu sự quản lý của Nhà nước và có rủi ro cao.

Điều này đặt ra yêu cầu thiết lập thị trường phái sinh dựa trên các tài sản cơ sở là chứng khoán, có cơ chế pháp lý đầy đủ và được vận hành dưới sự quản lý của Nhà nước.

Mức độ đa dạng hóa sản phẩm thấp

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay không có nhiều loại hình sản phẩm. Cổ phiếu chiếm 97% giá trị chứng khoán niêm yết trên sàn HOSE và 99%

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam (Trang 116 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(209 trang)