Nâng cao chất lượng hoạt động góp vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam (Trang 159 - 162)

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

4.2. Giải pháp phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam

4.2.3. Nhóm giải pháp phát triển mô hình ngân hàng đầu tư chuyên biệt

4.2.3.4. Nâng cao chất lượng hoạt động góp vốn đầu tư

▪Cụ thể hóa các quy định về đầu tư góp vốn của ngân hàng

Cơ sở lý thuyết cũng như bằng chứng cho thấy hoạt động góp vốn đầu tư tư nhân của ngân hàng ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM Việt Nam. Tuy nhiên đối với các công ty chứng khoán, chưa có nhiều bằng chứng thống kê cho thấy mối tương quan cũng như tác động tiêu cực của góp vốn tư nhân tới lợi nhuận của công ty chứng khoán do các khoản đầu tư chứng khoán vốn của các công ty chứng khoán

Việt Nam không nhiều cũng như lợi nhuận của các doanh nghiệp này thường xuyên biến động và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.

Mặc dù vậy, không thể bác bỏ lợi ích của đầu tư góp vốn tư nhân đối với bản thân các doanh nghiệp được góp vốn và ngân hàng. Đối với doanh nghiệp, đó là kênh huy động vốn để thực hiện các dự án mới mà không phải chịu áp lực đạt được kết quả kinh doanh cao trong ngắn hạn cũng như không bị ảnh hưởng bởi phản ứng của thị trường. Đối với ngân hàng, đó là cơ hội đầu tư vào các dự án tiềm năng với lợi nhuận cao bằng cách tận dụng lợi thế của doanh nghiệp vốn tư nhân để tiến hành tái cơ cấu tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục tiêu cuối cùng là tăng cường giá trị doanh nghiệp.Do đó, đây là nghiệp vụ cần thiết đối với bản thân các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư. Với điều kiện thị trường hiện tại, các quy định hoạt động đầu tư góp vốn của các ngân hàng cần được nghiên cứu và áp dụng đối với mỗi loại hình ngân hàng khác nhau, tránh đánh đồng giữa các đối tượng này, tạo điều kiện để các ngân hàng có khả năng tham gia quản trị tại doanh nghiệp góp vốn được mở rộng hoạt động này. Đó là các ngân hàng lớn, có kinh nghiệm và duy trì số vốn góp của mình trong thời gian dài. Điều này phù hợp với cơ sở lý thuyết cho rằng thời gian nắm giữ phần vốn góp tại doanh nghiệp tỷ lệ nghịch với rủi ro hoạt động và rủi ro thanh toán của ngân hàng. Ngược lại, đối với các ngân hàng cổ phần nhỏ, vốn điều lệ cũng như tổng tài sản ít, cần hạn chế hoặc cấm thực hiện hoạt động đầu tư góp vốn cổ phần vì số vốn góp này sẽ làm giảm khả năng thanh toán cũng như tăng rủi ro hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng nhà nước cần đưa ra bộ chỉ số đánh giá chất lượng và năng lực trong đầu tư góp vốn cổ phần của ngân hàng. Đồng thời cần đưa ra yêu cầu về đại diện của ngân hàng khi tham gia vào ban điều hành/ quản trị của doanh nghiệp được góp vốn. Trên cơ sở đó, các ngân hàng muốn thực hiện hoặc mở rộng hoạt động đầu tư góp vốn tư nhân cũng cần chứng minh được năng lực trong việc tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời chứng minh ảnh hưởng không đáng kể của hoạt động đó đến rủi ro thanh toán và rủi ro hoạt động của ngân hàng.

▪Các mô hình đầu tư góp vốn tư nhân

Trên cơ sở đó, ngân hàng đầu tư có thể thực hiện đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân theo các mô hình, tương ứng với các mức độ tham gia cụ thể như sau:đơn vị đầu tư hay quỹ đầu tư sử dụng vốn huy động cá nhân để mua cổ phần tại các doanh nghiệp mục tiêu (Target) và hiện thực hóa lợi nhuận khi bán hoặc thoái vốn. Vốn của quỹ đầu tư tư nhân được huy động từ các nhà đầu tư là chủ phần hùn (limited parners). Quyết định đầu tư góp vốn được người chủ phần hùn chính (general partner) đưa ra. Trong trường hợp quỹ đầu tư vốn tư nhân là công ty liên kết của ngân hàng, ngân hàng mẹ đóng vai trò như chủ phần hùn đối với quỹ đó.

Nguồn: Tổng hợp từ Fleuriet M. (2008) [50]

B – Giao dịch với công ty con của ngân hàng

Ngân hàng

(chủ phần hùn chính)

Vốn vay Vốn góp Quỹ đầu tư

Doanh nghiệp Mục tiêu

+

Các nhà đầu tư khác

Ngân hàng

(chủ phần hùn chính)

Ngân hàng

Vốn vay Vốn góp Quỹ đầu tư

Doanh nghiệp Mục tiêu

Nhà đầu tư

A – Giao dịch độc lập

C – Giao dịch với công ty con của ngân hàng đầu mối cho vay hợp vốn

Ngân hàng

(chủ phần hùn chính)

Vốn vay Vốn góp Quỹ đầu tư

Doanh nghiệp Mục tiêu

+

Các nhà đầu tư khác

Ngân hàng

(chủ phần hùn chính)

Trường hợp thứ nhất, tại các giao dịch độc lập, quỹ đầu tư không phải là công ty con, công ty liên kết của ngân hàng sẽ góp vốn vào Doanh nghiệp mục tiêu.

NHTM sẽ tham gia vào giao dịch với tư cách thu xếp khoản vay cho giao dịch này.

Trường hợp thứ hai, giao dịch trong đó công ty con của ngân hàng là quỹ đầu tư:Tương tự với giao dịch độc lập ngoài việc ngân hàng đóng vai trò là chủ phần hùn chính trong quỹ đầu tư và đưa ra quyết định góp vốn.

Trường hợp thứ ba tương tự như trong trường hợp thứ hai, tuy nhiên ngân hàng mẹ ở đây là đơn vị đầu mối cho vay đồng tài trợ. Trường hợp này phản ánh sự kết hợp tuyệt đối giữa hoạt động ngân hàng với hoạt động đầu tư góp vốn tư nhân.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam (Trang 159 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(209 trang)