Kết hợp phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại với các hoạt động ngân hàng đầu tư

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam (Trang 146 - 150)

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

4.2. Giải pháp phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam

4.2.2. Nhóm giải pháp phát triển mô hình ngân hàng tổng hợp

4.2.2.1. Kết hợp phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại với các hoạt động ngân hàng đầu tư

Ngân hàng thương mại kết hợp tín dụng với bảo lãnh phát hành

Như đã phân tích tại Mục 3.1, định hướng đề xuất của luận án là đồng phát triển hai hệ thống ngân hàng tổng hợp và ngân hàng đầu tư chuyên biệt. Các NHTM với kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực tín dụng truyền thống có khả năng chứng thực tốt hơn hoặc có ưu thế hơn trong khi thực hiện vai trò chứng thực. Một trong các giải pháp làm giảm chi phí thông tin là các NHTM có thể kết hợp các sản phẩm tín dụng sẵn có của mình với bảo lãnh phát hành đối với cùng một khách hàng hoặc nhóm khách hàng do ngân hàng đã có hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh doanh, các dự án và năng lực của khách hàng.

Hiện nay Luật các tổ chức tín dụng không cho phép các NHTM được trực tiếp cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành mà phải thông qua các công ty con là công ty chứng khoán. Mô hình này không ảnh hưởng tới khả năng giảm chi phí thông tin khi kết hợp hai dịch vụ trên của ngân hàng. Trên thực tế, ngân hàng mẹ và công ty chứng khoán con cần có cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả. Do vậy, kết hợp với giải pháp kết hợp dịch vụ tín dụng với dịch vụ bảo lãnh phát hành nêu trên, yếu tố cần thiết đối với các NHTM Việt Nam là cần xây dựng được một cơ chế chia sẻ thông tin khách hàng hiệu quả giữa ngân hàng mẹ và công ty chứng khoán/ công ty quản lý quỹ là thành viên nhằm tận dụng hiệu quả các thông tin sẵn có.

Về đối tượng khách hàng hướng tới khi cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành, khung lý thuyết cho thấy đối với nhóm khách hàng lớn, việc kết hợp dịch vụ tín dụng với bảo lãnh phát hành sẽ làm giảm đáng kể chi phí thông tin. Tuy nhiên, đối với nhóm khách hàng có quy mô nhỏ, việc chuyển đổi đơn vị cung cấp khi sử dụng hai dịch vụ này không ảnh hưởng tới chi phí mà khách hàng phải trả. Do vậy, yếu tố thứ ba trong giải pháp này là phân loại đối tượng khách hàng: Các NHTM có thể cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành đối với nhóm các khách hàng lớn vay vốn hiện

có và giúp tiết kiệm chi phí thông tin. Các CTCK độc lập tại Việt Nam do quy mô hạn chế có thể cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành cho nhóm các khách hàng nhỏ, phù hợp với năng lực của mình. Điều này không gây ra mâu thuẫn, cạnh tranh giữa mô hình hai loại tổ chức cung cấp dịch vụ NHĐT.

Việc kết hợp các sản phẩm tín dụng sẵn có với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành mang lại nhiều lợi ích. Thứ nhất, điều này giúp các ngân hàng đạt được hiệu suất kinh tế thích hợp (favourable economies of scope),từ đó tìm kiếm được lợi nhuận cao hơn, giá cả thấp, và cung cấp được nhiều lựa chọn về sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Thứ hai, các ngân hàng có các cơ hội lớn trong việc đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh với chu kỳ kinh doanh không đồng nhất, cho phép ngân hàng đạt được mức độ rủi ro thấp hơn do các cơ hội lớn hơn, có ít biến động về lợi nhuận hơn. Thứ ba, việc sự kết hợp này sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong nước với các ngân hàng tổng hợp nước ngoài.

Đối với khách hàng, khi kết hợp nghiệp vụ tín dụng với bảo lãnh phát, các ngân hàng thương mại sẽ áp đặt nhiều ràng buộc tài chính đối với khách hàng, tuy nhiên cũng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp bằng cách đưa ra nhiều cơ hội huy động vốn cho họ. Hơn nữa, trong trường hợp ngân hàng thương mại là nhà bảo lãnh phát hành, các đợt trái phiếu phát hành mới thường không phải trả lãi suất cao như các đợt phát hành thêm (seasoned issues). Ngược lại, các NHĐT sẽ khiến trái phiếu phát hành mới phải trả lãi suất cao hơn đáng kể so với các đợt phát hành thêm

Rủi ro về xung đột lợi ích

Tuy nhiên, giải pháp này phát sinh rủi ro về xung đột lợi ích trong các ngân hàng thương mại khi vừa là người cho vay, vừa là người bảo lãnh phát hành. Các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng thương mại yếu kém có thể có cơ hội lợi dụng ưu thế độc quyền về thông tin của khách hàng, sẽ sử dụng công cụ thị trường vốn để đẩy nợ xấu ra khỏi bảng cân đối của mình. Để hạn chế rủi ro phát sinh, các cơ quan quản lý cần có quy định chặt chẽ trong nghiệp vụ bảo lãnh phát

hành và công bố thông tin, đảm bảo các thông tin công bố trong quá trình phát hành chứng khoán không bị xuyên tạc, bóp méo.

Về mặt kinh tế, xung đột lợi ích tiềm tàng giữa hoạt động chứng khoán và hoạt động ngân hàng thương mại có thể xảy ra khi các ngân hàng tổng hợp có thể bảo lãnh phát hành và chuyển các chứng khoán có chất lượng thấp cho nhà đầu tư.

Tính chất “Quá lớn để thất bại” (too-big-to-fail) cũng là một yếu tố rủi ro đối với hoạt động chứng khoán trong ngân hàng thương mại. Có nghĩa là: nếu một ngân hàng rất lớn bị phá sản, nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng. Từ đó có thể dẫn đến các vấn đề rủi ro đạo đức trầm trọng và khiến các tổ chức trên bị thôi thúc thực hiện các giao dịch rủi ro cao. Một trong các giải pháp nhằm tăng cường sự chủ động của các ngân hàng thương mại, góp phần giảm thiểu nguy cơ lạm dụng lợi thế về quy mô và ảnh hưởng của ngân hàng trong hoạt động chứng khoán hóa và bảo lãnh phát hành là đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cụ thể là các ngân hàng thương mại và giảm sự ảnh hưởng trực tiếp của chính phủ đối với các ngân hàng quốc doanh hiện nay.

Ngoài ra sự kết hợp giữa các hoạt động ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư có thể gặp khó khăn do sự khác biệt giữa 2 loại hình kinh doanh.Ngân hàng đầu tư chủ yếu dựa trên các hoạt động môi giới có thu phí, trong đó có nhiều khoản rủi ro ngắn hạn. Trong khi đó, các hoạt động ngân hàng thương mại chủ yếu xoay quanh việc chuyển đổi kỳ hạn của tài sản dựa trên quản lý tín dụng dài hạn và giám sát bên vay. Kết hợp cả hai chức năng trong cùng một tổ chức sẽ làm giảm động lực của ngân hàng thương mại, độ tập trung của quản lý khoản vay dài hạn. Những vấn đề này trở nên cấp thiết trong những năm gần đây khi ngân hàng và thị trường ngày càng trở nên hòa nhập và phụ thuộc lẫn nhau. Yếu tố rủi ro này hiện nay đã được giảm thiểu một phần khi Luật các Tổ chức tín dụng yêu cầu các ngân hàng thương mại phải thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành thông qua công ty con là công ty chứng khoán.

▪ Mở rộng phạm vi hoạt động NHĐT của các NHTM thông qua M&A

Như đã trình bày ở trên, các NHTM cần mở rộng sang lĩnh vực ngân hàng đầu tư thông qua các công ty con là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nhằm tận dụng lợi thế thông tin để bán chéo sản phẩm. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra ở đây là khi mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình, các NHTM nên lựa chọn phương án mua lại, sáp nhập với các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ hiện hữu hay bằng cách thành lập và xây dựng mới (tăng trưởng tự nhiên – organic growth).

So với các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại có bảng cân đối tài sản vững chắc và nguốn vốn huy động ổn định. Sư ưu việt về vốn cho phép các ngân hàng thương mại theo đuổi quá trình mở rộng một cách linh hoạt, bằng cách mua lại doanh nghiệp khác hoặc bằng tăng trưởng tự nhiên. Chiến lược phát triển thông qua mua lại công ty khác sẽ cho phép ngân hàng thương mại vượt qua các rào cản ban đầu và gia nhập lĩnh vực ngân hàng đầu tư một cách nhanh chóng với chi phí ban đầu thấp.

Để có thể thực hiện thành công nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, ngân hàng cần sự hỗ trợ của các bộ phận liên quan khác như: môi giới, tự doanh, tạo lập thị trường, quản lý tài sản, nghiên cứu và phân tích. Do vậy, nếu muốn tham gia vào lĩnh vực bảo lãnh phát hành, ngân hàng đó cần xây dựng cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ đa dạng và điều này vô cùng tốn kém nếu tự phát triển nội bộ. Thứ hai, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành đòi hỏi vốn về danh tiếng và quan hệ lớn để có thể nhận được ủy quyền từ những đợt phát hành mới. Một lần nữa, ngân hàng thương mại sẽ tốn nhiều chi phí và thời gian để phát triển phần vốn này. Thứ ba, hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại tuy có lợi thế khi thu hút nhu cầu bảo lãnh phát hành từ các doanh nghiệp nhỏ với chất lượng thấp, nhưng không có nghĩa là có lợi thế thu hút bảo lãnh phát hành từ những doanh nghiệp lớn và chất lượng cao hơn nếu họ có khả năng tiếp cận thị trường vốn và không gặp vấn đề về thông tin bất đối xứng.

Vai trò của ngân hàng đầu tư chuyên biệt trong bảo lãnh phát hành là trung gian tài chính mang nhà đầu tư và nhà phát hành lại với nhau. Trong quá trình này,

ngân hàng đầu tư cần bảo đảm khả năng phát hành của nhà phát hành tiềm tàng và nhận diện nhà đầu tư. Do đó, mạng lưới quan hệ với tổ chức phát hành, nhà đầu tư, cũng như kỹ thuật định giá tạo nên lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực bảo lãnh phát hành. Nhu cầu phát triển và duy trì những lợi thế đó là lý do chủ yếu hình thành nên mô hình các ngân hàng đầu tư trong đó kết hợp bảo lãnh phát hành với các dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp cũng như môi giới, quản lý tài sản, tự doanh, tạo lập thị trường, và nghiên cứu. Mấu chốt trong mô hình ngân hàng đầu tư này vẫn là danh tiếng. Danh tiếng sẽ cho phép ngân hàng đầu tư có sức mạnh chứng thực (certification power), đó là sự tín nhiệm đối với ngân hàng đầu tư khi phán định giá trị các giao dịch tài chính. Bằng chứng cho thấy: các nhà bảo lãnh phát hành có danh tiếng thường đặt trái phiếu (đặc biệt là trái phiếu chất lượng thấp) với lãi suất (chi phí vốn) thấp cho đơn vị phát hành và đưa ra mức phí cao cho dịch vụ của mình. Danh tiếng được gây dựng thông qua việc thực hiện nhiều lần các giao dịch khiến thị trường có khái niệm về chất lượng và kỹ năng của ngân hàng đầu tư.

Khi được phép tham gia vào lĩnh vực ngân hàng đầu tư, các NHTM sẽ gây gáp lực lên mô hình ngân hàng đầu tư chuyên biệt. Các NHTM cần nhanh chóng phát triển danh tiếng và quan hệ của mình. Cách đơn giản nhất để đạt được mục tiêu này là mua lại các ngân hàng đầu tư có sẵn, được tổ chức dưới dạng công ty chứng khoán. Do đó, chiến lược mua lại và hợp nhất là cách tiếp cận đơn giản nhất để các ngân hàng thương mại vượt qua giai đoạn khó khăn khi bắt đầu kinh doanh dịch vụ bảo lãnh phát hành và cần danh tiếng.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam (Trang 146 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(209 trang)