một loại cây cùng họ với cây nhãn (IPGRI, 2002). Năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (BNN&PTNT) cũng đã ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống nhãn”, quy chuẩn đã mô tả chi tiết về cách lấy chỉ tiêu và một vài đặc điểm về thân, lá, hoa và trái của các giống nhãn được trồng phổ biến hiện nay ở Việt Nam khá rõ ràng (BNN&PTNT, 2013).
Theo Viện Cây Ăn Quả Miền Nam (1997), ĐBSCL có ba nhóm nhãn chính được người dân trồng: (i) nhóm nhãn Long có đặc điểm từ 6-9 lá chét rộng và gần tròn, vỏ trái màu vàng sáng, cơm trái mềm, mỏng và nhiều nước, hột lớn màu nâu đen, vỏ hột dễ bị nứt; (ii) nhóm nhãn Tiêu Da Bò có 10-13 lá chét dài, chóp lá nhọn, hột nhỏ màu nâu đen, vỏ hột không bị nứt, vỏ trái màu nâu tối, cơm trái dai; (iii) nhóm nhãn Giồng có 8-13 lá chét, chóp lá cong tròn, lông mịn ở mặt dưới lá, vỏ trái màu nâu xanh sáng, cơm trái mỏng, hột màu nâu đỏ.
2.2.1 Đặc điểm giống nhãn Tiêu da bò
Theo kết quả điều tra của Viện NCCAQMN, nhãn TDB là giống được trồng tại các tỉnh Nam bộ trên 20 năm, qua khảo sát cho thấy giống này có đặc điểm tương tự như các giống được trồng tại Huế trên 50 năm nên rất có thể đây là giống có nguồn gốc tại Huế và được du nhập vào các tỉnh Nam bộ, vì vậy ở các tỉnh Nam bộ giống này còn có tên là "Tiêu Huế" (Nguyễn Minh Châu và ctv., 1997). Theo Menzel et al. (2005) nhãn Long và nhãn TDB được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam Việt Nam, còn nhãn Lồng Hưng Yên được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Cũng theo tác giả trên, ba giống nhãn gồm nhãn Long, nhãn Tiêu Da Bò và nhãn Lồng Hưng Yên chiếm 70-80% sản lượng nhãn của Việt Nam. Trong thời gian gần đây diện tích nhãn TDB tăng lên rất nhanh và được trồng nhiều ở Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước.
Giống nhãn TDB có cây phát triển nhanh, sinh trưởng mạnh, tán hình tròn, cây có cấu trúc vỏ thân hơi sần sùi, lá kép có 5 - 6 cặp lá chét, lá dạng thon nhỏ và dài có tỷ lệ dài/rộng của lá chét là 3,2, đuôi lá hơi bầu. Trái sai, số trái trên chùm có thể lên đến 50 trái, dạng trái tròn đều, khi chín vỏ trái có màu vàng như da bò, khối lượng trái trung bình 10 g/trái, tỷ lệ thịt trái cao, phần ăn được khoảng 60% khối lượng trái, hạt nhỏ, thịt trái màu trắng đục, hơi dai, ráo nước, lượng nước trong vừa phải, vỏ hạt không nứt, độ ngọt vừa phải, ít thơm, chủ yếu dùng để ăn tươi, năng suất cao (Bảng 2.1). Đa số giống nhãn này được trồng bằng nhánh chiết. Đây là giống có nhiều triển vọng, nhược điểm của giống nhãn này là rất mẫn cảm với bệnh chổi rồng và khi cây ra hoa đòi hỏi phải xử lý bằng cách khoanh vỏ hay xử lý hóa chất chlorate kali nhưng có thể
lợi dụng nhược điểm này để chủ động xử lý cây ra hoa theo ý muốn và có thể thu hoạch ba vụ trên năm (Nguyễn Minh Châu và ctv., 1997; Menzel et al., 2005).
2.2.2 Đặc điểm giống nhãn Xuồng cơm vàng
Giống nhãn XCV đã được chọn lọc giữ lại từ hàng chục năm nay, do dạng trái có hình giống chiếc xuồng nên giống này có tên là nhãn xuồng. Giống có nguồn gốc tại Bà Rịa - Vũng Tàu trên 40 năm của vườn ông Phan Văn Tứ, hiện được trồng nhiều tại Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh phía Nam như: Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, ... (Trần Thế Tục, 2004a).
Theo Nguyễn Minh Châu và ctv. (1997), nhãn XCV có thân cây sinh trưởng trung bình, tán cây có hình vòm củ hành, cành mọc xuyên, lá nhỏ và hẹp, dạng thuôn dài, đuôi lá tròn, bìa lá cong úp xuống, lá dạng dài có tỷ lệ dài/rộng của lá chét là 3,6, lá kép có 8-10 lá chét, phát hoa dạng trung bình hơi xòe màu xanh ngã vàng. Trái màu vàng da bò, bề mặt vỏ trái có nhiều chấm nhỏ màu nâu đen, khối lượng trái từ 16-25 g, độ dày thịt trái từ 5,5-6,2 mm, tỷ lệ ăn được 60-70% so với khối lượng trái. Trong điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp đường kính trái nhãn XCV có thể đạt 34 mm nếu được chăm sóc tốt, bón phân cân đối. Thịt trái màu trắng hanh vàng, ráo, giòn, vị ngọt, độ Brix 21-24%.
Giống nhãn XCV dễ ra hoa trong điều kiện tự nhiên, kết quả khảo sát của Trần Văn Hâu và Huỳnh Thanh Vũ (2008) cho thấy nhãn XCV 4 năm tuổi ra hoa trong tháng 4, thu hoạch vào tháng 8 với tỷ lệ ra hoa trên 80%, trung bình mỗi phát hoa có 1.514,2 hoa, trong đó có 20% là hoa cái và lưỡng tính. Tỷ lệ đậu trái tương đối thấp (13%). Rụng trái non tập trung trong giai đoạn 30 ngày sau khi đậu trái, thu hoạch đạt 9,6 trái/chùm, trái có khối lượng 21,9 ± 0,5 g.
Cây chiết cành cho trái sau khi trồng 1,5-2 năm, từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 4-4,5 tháng, cây 20 năm tuổi có thể thu hoạch từ 100-140 kg/cây/năm (Bùi Thị Mỹ Hồng, 2005).
So với nhãn TDB thì nhãn XCV cho số vụ thu hoạch trong năm ít hơn nhưng về phẩm chất thì trái to hơn, cấu trúc thịt ngon hơn (Bảng 2.1) nên được người tiêu dùng ưa chuộng và hiện nay giống nhãn này chưa bị nhiễm bệnh chổi rồng. Vì vậy mà diện tích trồng nhãn XCV càng ngày càng tăng, đặc biệt phát triển mạnh ở vùng đất phù sa huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Bảng 2.1: Đặc điểm nông học của 2 giống nhãn phổ biến ở Miền Nam (Nguyễn Minh Châu và ctv., 1997)
Đặc điểm giống Nhãn Xuồng Cơm Vàng Nhãn Tiêu Da Bò
Thu hoạch (lần/năm) Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) Số lá chét
Màu sắc hoa Tập tính ra hoa
Ra hoa đến thu hoạch (tháng) Hình dạng trái
Màu vỏ trái chín Đường kính trái (cm) Khối lượng trái (g) Dày thịt (mm) Màu thịt Cấu trúc thịt Tỉ lệ thịt (%) Độ Brix (%) Khối lượng hạt (g)
1
10,3-15,1 2,4-4,6 8-10
Vàng nâu lợt Tự nhiên 4-4,5
Xuồng, vai cao hơn cuống Vàng da bò
2,8-3,4 16-25 5,5-6,2
Trắng hanh vàng Ráo, dai, giòn 60-70
21-24 3,0-4,0
2-3 10-14,2 3-4,5 10-12 Vàng nâu lợt Phải xử lý 5
Tròn không đều Vàng da bò 1,8-2,4 8-12 4,5-5,5 Trắng đục Khá ráo, dai 50-55 20-23 1,8-2,4
2.2.3 Đặc điểm giống nhãn E-Daw
Nhãn E-Daw hay Daw là giống nhãn có nguồn gốc từ Thái Lan. Đây cũng là một trong những giống nhãn canh tác chính ở Thái Lan cùng với các giống khác như Chompoo, Haew, Biew Kiew và được trồng nhiều ở phía Bắc của Thái Lan, có khả năng kháng bệnh tốt, cho năng suất và thu nhập ổn định.
(Menzel et al., 2005).
Các trung tâm giống nhập nhãn E-Daw về Việt Nam và bán cho người trồng nhãn từ cuối thập niên 90 của thế kỷ 20 nhưng không phát triển được do chưa hiểu về đặc tính sinh trưởng và phát triển của giống, chưa có biện pháp kích thích ra hoa hiệu quả. Trong những năm gần đây biện pháp kích thích ra hoa bằng chlorate kali tỏ ra có hiệu quả nên giống nhãn này được trồng nhiều ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang và Bến Tre (Nguyễn Ngọc Đầy, 2009; Trần Văn Hâu và Đỗ Minh Huân, 2011).
Theo Nguyễn Ngọc Đầy (2009), nhãn E-Daw có 100% tán cây có dạng hình vòm củ hành, lá kép có 5-7 lá chét, phiến lá thon nhỏ, đuôi lá nhọn (<300), dạng lá dài có tỷ lệ dài/rộng của lá chét là 3,3, bề mặt láng, lá non có màu nâu đỏ, sau đó phát triển thành màu xanh nhạt rồi đến màu xanh sậm (Subhadrabandhu and Stern, 2005), góc cành so với thân chính là một góc nghiêng khoảng 46 - 850. Theo khảo sát của Trần Văn Hâu và Đỗ Minh Huân (2011), nhãn E-Daw có ba loại hoa là hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Tuy
nhiên, hoa lưỡng tính chiếm tỷ lệ rất thấp (0,04%), trung bình có 2.279 hoa trên một phát hoa, trong đó có 355 hoa cái, chiếm tỷ lệ 15,6%. Số hoa trên phát hoa tùy thuộc vào chiều dài của phát hoa. Tỷ lệ hoa đực và hoa cái trên phát hoa có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường (Manochai et al., 2005) và chất điều hòa sinh trưởng thực vật (Trần Văn Hâu, 2009). Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ giữa hoa cái và hoa đực trên cây nhãn (Graves, 2009). Qua khảo sát của Nguyễn Ngọc Đầy (2009) cho thấy nhãn E-Daw có phát hoa dài, số trái trên chùm cao, khi chín vỏ trái có màu vàng da bò sậm nên người dân địa phương còn gọi là nhãn da bò Vĩnh Châu. Trái nhỏ, khối lượng trái khoảng 10 g, chất lượng thấp với độ Brix (20%), cơm dai, giòn tỷ lệ ăn được chiếm 60%, lượng nước trong trái thấp, ít thơm có mùi hăn lạ, hột trung bình. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Trần Văn Hâu và Đỗ Minh Huân (2011) thì trái có khối lượng trung bình 11,2 g với tỷ lệ thịt trái 7,85 g, chiếm tỷ lệ 70%, thịt trái có bề dày trung bình 6,6 mm, có độ Brix trung bình 18,04%, điều này có thể do độ tuổi cây và điều kiện canh tác của hai vườn thí nghiệm khác nhau. Ở Thái Lan, Subhadrabandhu (1990) cũng cho biết khối lượng trái nhãn trung bình từ 5-12 g và đường kính trái dao động từ 1,2 -3,0 cm thay đổi theo giống và điều kiện canh tác. Với các đặc điểm nông học này thì nhãn E- Daw rất được ưa chuộng trong việc sấy khô xuất khẩu. Nhãn E-Daw ra hoa một vụ trong năm, thời điểm ra hoa của nhãn E-Daw thường vào tháng 11 - 12 và thu hoạch vào tháng 7- 8, năng suất cao. Tuy nhiên, nhãn ra hoa tự nhiên rất yếu, không đồng loạt, người dân canh tác phải xử lý ra hoa bằng hóa chất.
TheoTrần Văn Hâu và Đỗ Minh Huân (2011), thời gian từ khi hoa nở đến khi thu hoạch nhãn E-Daw khoảng 5 tháng. Cây sinh trưởng và phát triển tốt trên đất phù sa ven sông, đất thịt hay thịt pha cát (Nguyễn Minh Châu, 2009)
2.2.4 Đặc điểm giống nhãn Giồng Bạc Liêu
Giống nhãn Giồng có nguồn gốc từ Trung Quốc, được người Trung Quốc khi di cư qua Việt Nam mang theo hai giống nhãn và được trồng đầu tiên trên đất giồng cát của xã Hiệp Thành tỉnh Bạc Liêu đến nay có cây đã trên trăm năm tuổi. Người dân địa phương gọi hai giống nhãn đó là: “Su bít” và “Tu huýt” cả hai giống nhãn đều thích nghi và phát triển rất tốt trên đất giồng cát, nhất là giống nhãn Su bít có nghĩa là khô giòn theo tiếng Hoa và được nhiều người ưa chuộng và họ không ngừng nhân rộng diện tích, giống Su bít cho trái to, vỏ mỏng, cơm dày rất thơm và ngọt; còn giống Tu huýt thì trái nhỏ, hạt nhỏ, nhưng cơm dày và ngọt.
Khác với nhãn TDB và nhãn Long, nhãn GBL ra hoa tự nhiên một vụ trong năm. Hoa bắt đầu nở vào tháng 3, trái chín vào tháng 8. Lá kép có 4-5 cặp lá chét, phiến lá thon, hai bên mép lá quăn xuống dưới mút lá bầu, lá to, tỷ
lệ kích thước dài/rộng của lá là 1,8, bề mặt láng màu xanh sậm. Góc cành so thân chính lớn do đó tán xòe rộng hơn giống khác. Phát hoa dài, số trái trên chùm cao, khối lượng trái nhỏ, quả chín vỏ có màu da bò nên người dân địa phương còn gọi là nhãn Da bò Bạc Liêu, khối lượng quả trung bình 16 g, hạt tương đối to, không nứt vỏ hạt, độ Brix thấp (20%), cơm dày, dai, giòn, tỷ lệ ăn được chiếm 60%, lượng nước trong trái thấp, với các đặc điểm nông học này nhãn GBL rất được ưa chuộng trong việc sấy khô xuất khẩu. Biện pháp sấy khô nhãn đã đem lại hiệu quả cao trong việc tồn trữ và bảo quản nhãn trong thời gian dài, nhãn GBL tuy chất lượng trái không cao nhưng có ưu điểm là cây mọc khỏe, thích nghi với đất xấu, đất có ảnh hưởng mặn, phèn hay đất vùng đồi cao thiếu nước (Dương Minh và ctv., 1996; Phạm Chí Nguyện và Nguyễn Bảo Vệ, 2008).
2.2.5 Đặc điểm giống nhãn Long
Nhãn Long được trồng phổ biến ở Cần Thơ, Sóc Trăng và Đồng Tháp.
Trồng chủ yếu bằng chiết cành, đối với nhãn Long ra hoa hai vụ/năm, vụ chính (vụ một) ra hoa tháng 3 dương lịch thu hoạch tháng 7, 8 dương lịch; vụ hai ra hoa tháng 10, thu hoạch tháng 2, 3 dương lịch. Vụ một năng suất thường cao và ổn định hơn vụ hai. Tốc độ phát triển thân lá của nhãn Long thường chậm hơn nhãn TDB. Trung bình cây nhãn 20 năm tuổi có chiều cao cây khoảng 10 m, tán cây 12 m, người dân ở đây ưa chuộng giống nhãn này vì trái to, khi chín có màu vàng sáng, thịt trái mềm ngọt với mùi thơm lôi cuốn, nhãn Long kháng được bệnh chổi rồng. Bên cạnh những đặc điểm này nhãn Long có nhược điểm là năng suất trung bình, năng suất hai vụ rất biến động, số trái trên chùm thấp, trái có hột to, hột thường bị nứt, cơm mỏng, mềm, lượng nước chứa trong trái cao làm trở ngại cho người ăn tươi đặc biệt trở ngại trong việc sấy khô và khó bảo quản sau khi thu hoạch (Dương Minh và ctv., 1996).
2.2.6 Đặc điểm giống nhãn Lồng Hưng Yên
Theo kết quả đánh giá tập đoàn giống nhãn tại Viện nghiên cứu rau quả bằng kỹ thuật RAPD và AFLP cho thấy các giống nhãn trồng ở miền Bắc (nhãn Lồng, Cùi, Nước, Thóc, Đường Phèn, Trơ và Bàm Bàm) và miền Nam (TDB, XCV, Xuồng cơm trắng và Bánh xe) khác biệt rất xa nhau về di truyền.
Các giống miền Nam đa số là các giống địa phương không có nguồn gốc nhập nội. Trong khi các giống nhãn nhập nội (từ Thái Lan, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc) đều không có khác biệt di truyền nhiều so với các giống nhãn ở miền Bắc (Đặng Thị Vân và ctv., 2004).
Ở miền Bắc, nhãn có rất nhiều loại dựa vào màu sắc và mùi vị mà được đặt với các tên khác nhau như nhãn nước, nhãn cùi, nhãn đường phèn, nhãn
Thóc, nhãn Lồng, ... Nhưng chỉ có nhãn Lồng (giống nhãn xuất phát từ Hưng Yên) là ngon nhất, loại nhãn này trái to hơn các giống khác ở miền Bắc, khối lượng trung bình đạt 11-12 g/trái, trái to có thể đạt 14-15 g, quả nhỏ 7-8 g/trái, tuy nhiên khối lượng trái còn phụ thuộc vào sức sinh trưởng của cây và số quả trên cây, vỏ trái có màu vàng sậm, thường dày và có gai, giòn, độ dày trung bình đạt 0,8 mm, trái trên chùm nhãn Lồng thường có kích thước khá đều nhau. Thịt trái dày và khô, hạt nhỏ màu nâu đen, độ bám giữa thịt trái và hạt, giữa thịt trái và vỏ yếu, tỷ lệ thịt/quả đạt trung bình 62,7% cao hơn các giống nhãn khác trừ nhãn cùi điếc, trái chín ăn giòn ngọt đậm, vị thơm ngọt như đường phèn. Đặc điểm của nhãn Lồng là các múi chồng lên nhau ở phía đỉnh trái, trên mặt ngoài thịt trái hình thành các nếp nhăn. Ngoại trừ một tỉ lệ diện tích nhãn chất lượng cao như nhãn Lồng dùng để bán quả tươi, thì khoảng 70%
diện tích nhãn ở miền Bắc hiện nay có chất lượng thấp, chỉ dùng để chế biến thành nhãn khô (Trần Thế Tục, 2004a).
2.2.7 Đặc điểm giống nhãn Cùi
Nhãn Cùi là giống nhãn được trồng phổ biến, có khối lượng trái trung bình đạt 8,5 g/trái (khoảng 120 trái/kg). Trái có hình cầu hơi dẹt, vỏ màu nâu vàng, không sáng màu. Độ ngọt thơm của trái kém hơn nhãn lồng. Độ dày của vỏ trái trung bình 0,5 mm. Tỷ lệ phần ăn được đạt 58%. Nhãn cùi chủ yếu để sấy khô làm long nhãn dùng cho xuất khẩu. Về giá trị kinh tế kém hơn so với nhãn lồng (Trần Thế Tục, 1999).
2.2.8 Các dòng nhãn lai
Dòng nhãn lai NL1-23: Đây là con lai của tổ hợp lai bố là giống nhãn Xuồng cơm vàng và mẹ là giống nhãn TDB với các đặc điểm nổi bật được ghi nhận như cây sinh trưởng mạnh, tán lá dày, phiến lá to dài, thời gian từ ra hoa đến thu hoạch là 145-160 ngày, tỷ lệ đậu trái 79,8-80,5%, khối lượng trái 16 g, dày thịt trái 6,7 mm, rất ngọt có độ Brix 23,8%, tỷ lệ phần ăn được 60,8%.
Năng suất của giống nhãn này đạt 60,5 kg/cây/năm (Đào Thị Bé Bảy và ctv., 2015).
Dòng nhãn lai NL1-19: Đây là con lai của tổ hợp lai bố là giống nhãn TDB và mẹ Xuồng cơm vàng, cây có đặc tính sinh trưởng khá tốt, hình thái cây, lá giống nhãn TDB, tỷ lệ rụng trái thấp 30%, khối lượng trái 16,2 g, cao hơn rất nhiều so với giống TDB, thịt trái dày 5,5 mm, có độ Brix 23,8%, tỷ lệ phần ăn được 60,3% (Đào Thị Bé Bảy và ctv., 2015).