CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.2 Phương tiện nghiên cứu
3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3.2.1.1 Thời gian nghiên cứu
Luận án được thực hiện trong 3 năm từ tháng 9/2013 đến tháng 9/2016.
3.2.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Các địa điểm bố trí thí nghiệm là những vùng trồng nhãn trọng điểm ven biển (Hình 3.2) gồm: (1) Vùng trồng nhãn trên đất giồng cát tại xã Hiệp Thành và xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu; (2) Vùng trồng nhãn trên đất phù sa tại xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng; (3) Vùng trồng nhãn trên đất phù sa tại xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh; (4) Vùng trồng nhãn trên đất phù sa tại xã Cái Mơn, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
Các địa điểm thí nghiệm
Hình 3.2: Các địa điểm nghiên cứu của luận án
1
4
3 2
a. Đặc điểm của vùng trồng nhãn thí nghiệm tại Bạc Liêu
Điểm nghiên cứu nằm trên giồng cát thuộc xã Hiệp Thành và xã Vĩnh Trạch Đông - Thành phố Bạc Liêu, có địa hình cao hơn khu vực chung quanh, chạy song song với bờ biển theo hướng Đông Bắc và Tây Nam (Hình 3.3).
Nhãn được trồng trên đất có tầng canh tác dày và không phải đào mương lên liếp. Nguồn nước cung cấp cho cây nhãn là nguồn nước ngọt chứa trong bản thân giồng và nguồn nước ngầm có chất lượng tốt không bị nhiễm phèn, mặn.
Về đặc tính đất, giồng cát có sa cấu là đất cát, không bị phèn và mặn. Tuy nhiên, nghèo chất hữu cơ và dưỡng chất nhất là các nguyên tố cation (Bảng 3.1).
Hình 3.3: Địa điểm nghiên cứu tại tỉnh Bạc Liêu: Vùng đất Giồng cát trồng nhãn tại xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu
Địa điểm phát hiện dòng nhãn mới và bố trí thí nghiệm.
Bảng 3.1: Đặc tính đất và nước vườn trồng nhãn tại Bạc Liêu
Chỉ tiêu Độ sâu tầng đất mặt (cm) Đánh giá
20 40
% Cát 84,5 81,7 Thuộc loại đất cát. Độ thoát
nước tốt, dễ rửa trôi chất dinh dưỡng.
% Thịt 12,5 13,8
% Sét 3,05 4,49
pH đất 6,18 6,63 Không nhiễm phèn, mặn,
thích hợp với điều kiện canh tác cây nhãn
pHH20 7,11 7,11
EC đất (mS/cm) 0,28 0,42
ECH20 (mS/cm) 1,83 1,83
NTS (%N) 0,07 0,05 Thấp
PTS (%P2O5) 0,15 0,17 Cao
CHC (%C) 0,94 0,51 Thấp
K+ 0,27 0,20 Thấp
Na+ 0,31 0,77 Thấp
Ca2+ 4,96 5,51 Thấp
Mg2+ 3,06 3,52 Trung bình
b. Đặc điểm của vùng trồng nhãn thí nghiệm tại Sóc Trăng
Đất vùng nghiên cứu là nền đất phù sa, có địa hình tương đối thấp, nhãn được trồng trên liếp và có đào mương để thoát nước, nguồn nước tưới cho cây nhãn là nước ngọt từ sông Hậu, không bị nhiễm phèn, mặn. Về đặc tính đất, đất có sa cấu là đất thịt trung bình pha sét, nhiễm phèn nhẹ tầng mặt, không nhiễm mặn, tương đối nghèo chất hữu cơ và dưỡng chất (Bảng 3.2).
Bảng 3.2: Đặc tính đất và nước vườn trồng nhãn tại Sóc Trăng
Chỉ tiêu Độ sâu tầng đất mặt (cm) Đánh giá
20 40
% Cát 12,7 5,30 Thuộc loại đất thịt trung
bình pha sét.
% Thịt 62,0 58,1
% Sét 25,3 36,6
pH đất 4,57 5,24 Nhiễm phèn nhẹ tầng mặt,
không mặn nên ảnh hưởng không đáng kể đến cây nhãn.
pHH20 5,84 5,84
EC đất (mS/cm) 1,42 1,57
EC H20 (mS/cm) 0,11 0,11
NTS (%N) 0,10 0,11 Thấp
PTS (%P2O5) 0,11 0,11 Trung bình
CHC (%C) 1,66 1,41 Thấp
K+ 0,09 0,10 Thấp
Na+ 0,85 1,48 Thấp
Ca2+ 6,70 8,91 Trung bình
Mg2+ 2,92 6,37 Trung bình
c. Đặc điểm của vùng trồng nhãn thí nghiệm tại Trà Vinh
Đất vùng nghiên cứu thí nghiệm tại Sóc Trăng cũng là nền đất phù sa, có địa hình tương đối thấp, người dân trồng nhãn phải đào mương lên liếp để thoát nước.
Nguồn nước tưới cho cây nhãn là nước ngọt từ sông Hậu, không bị nhiễm phèn, mặn. Về đặc tính đất, đất có sa cấu là đất thịt nhẹ pha sét, nhiễm phèn nhẹ tầng mặt, không nhiễm mặn, tương đối nghèo chất hữu cơ và các dưỡng chất nhất là lân (Bảng 3.3).
Bảng 3.3: Đặc tính đất và nước vườn trồng nhãn tại Trà Vinh
Chỉ tiêu Độ sâu tầng đất mặt (cm) Đánh giá
20 40
% Cát 22,7 22,3 Đất thịt nhẹ pha sét.
% Thịt 42,1 43,0
% Sét 35,2 34,8
pH đất 4,26 5.10 Đất nhiễm phèn nhẹ tầng mặt
pHH20 6,01 6,01
EC đất (mS/cm) 0,36 0,49 Không nhiễm mặn, không ảnh hưởng đến cây trồng
EC H20 (mS/cm) 0,20 0,20
NTS (%N) 0,10 0,10 Thấp
PTS (%P2O5) 0,20 0,08 Thấp
CHC (%C) 2,02 1,34 Thấp
K+ 0,28 0,14 Thấp
Na+ 0,20 0,58 Thấp
Ca2+ 4,79 8,64 Trung bình
Mg2+ 2,02 4,83 Trung bình
d. Đặc điểm của vùng trồng nhãn thí nghiệm tại Bến Tre
Vùng trồng nhãn thí nghiệm tại Bến Tre cũng là nền đất phù sa, có địa hình tương đối thấp, người dân trồng nhãn trên liếp và có mương để thoát nước, nguồn nước tưới cho cây nhãn là nước ngọt từ sông Hậu, không bị nhiễm phèn, mặn. Về đặc tính đất, đất có sa cấu là đất sét pha thịt, thoát nước kém, nhiễm phèn, không nhiễm mặn, tương đối nghèo chất hữu cơ và các dưỡng chất (Bảng 3.4).
Bảng 3.4: Đặc tính đất và nước vườn trồng nhãn tại Bến Tre
Chỉ tiêu Độ sâu tầng đất mặt (cm) Đánh giá
20 40
% Cát 10,4 6,54 Đất sét pha thịt
% Thịt 49,6 55,9
% Sét 40,0 37,6
pH đất 4,23 4,50 Nhiễm phèn nhẹ
pHH20 6,49 6,49
EC đất (mS/cm) 0,34 0,44 Không nhiễm mặn, không
ảnh hưởng đến cây trồng
ECH20 (mS/cm) 0,15 0,15
NTS (%N) 0,15 0,11 Thấp
PTS (%P2O5) 0,25 0,23 Cao
CHC (%C) 2,95 1,62 Thấp
K+ 0,21 0,11 Thấp
Na+ 0,22 0,24 Thấp
Ca2+ 6,53 10,6 Trung bình
Mg2+ 2,07 2,98 Trung bình
3.2.2 Phương tiện
- Cây nhãn dòng mới, nhãn GBL và nhãn XCV ở các thí nghiệm đều được ghép trên gốc nhãn TDB (ngoại trừ thí nghiệm đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của dòng nhãn mới theo các phương pháp nhân giống vô tính khác nhau).
- Cây nhãn trong cùng một thí nghiệm được trồng trong cùng một vườn (ngoại trừ thí nghiệm đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cây nhãn dòng mới ở các vùng canh tác khác nhau), có cùng điều kiện canh tác và cây đang phát triển tốt, không bị sâu bệnh.
- Trái nhãn dòng mới được chọn trong thí nghiệm cung cấp calcium STH có khối lượng trung bình từ 20-25 g/trái (khoảng 40-50 trái/kg). Trái nhãn trong các thí nghiệm được thu hoạch theo kinh nghiệm của nhà vườn vào thời điểm trái vừa chín sinh lý (trái có độ mềm, vỏ trái vừa chuyển sang màu vàng sáng, có cát và có mùi thơm).
- Vật liệu che gốc để làm giảm ẩm độ đất vùng rễ cây nhãn dòng mới là màng PE mỏng trong suốt (Hình 3.8).
- Thiết bị bảo quản đông lạnh trái: Tủ cấp đông MDF-U73V do Nhật sản xuất; Tủ tồn trữ đông MDF-263 do Nhật sản xuất.
- Các thiết bị dùng trong phân tích các chỉ tiêu thí nghiệm (Được trình bày cụ thể ở mục 3.6 Phương pháp thu thập số liệu và phân tích các chỉ tiêu).
3.2.3 Hóa chất
Calcium trong bố trí thí nghiệm (Calcium chloride (CaCl2) 98% và calcium nitrate (Ca(NO3)2) 98% có xuất xứ từ công ty hóa chất Merck) và các hóa chất dùng trong phân tích các chỉ tiêu chất lượng trái, dấu phân tử ADN, đặc tính đất và nước.