Cung cấp calcium cho trái ở giai đoạn tiền thu hoạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính thực vật, nông học và đông lạnh trái của dòng nhãn mới phát hiện trên giồng nhãn bạc liêu (Trang 111 - 128)

4.1 Đặc tính thực vật và nông học của dòng nhãn mới tại Bạc Liêu .1 Nguồn gốc và xuất xứ của dòng nhãn mới tại Bạc Liêu

4.2.2 Biện pháp canh tác nâng cao khả năng đông lạnh trái của dòng nhãn mới

4.2.2.1 Cung cấp calcium cho trái ở giai đoạn tiền thu hoạch

Qua kết quả Bảng 4.23, cho thấy ảnh hưởng của dạng calcium đến tỷ lệ rụng trái có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Tỷ lệ rụng trái từ lúc cung cấp calcium tại thời điểm 8 tuần SKĐT đến thu hoạch dao động từ 44,9- 57,3%. Trong đó, tỷ lệ rụng trái cao nhất thể hiện ở nghiệm thức đối chứng phun nước 57,3% và thấp nhất là nghiệm thức cung cấp dạng CaCl2 44,9%.

Số lần phun calcium cũng ảnh hưởng đến rụng sinh lý của trái nhãn mới.

Cụ thể, đối với nghiệm thức phun calcium 1 lần ở giai đoạn TTH tỷ lệ rụng trái lên đến 52% và thấp nhất là nghiệm thức phun 3 lần là 48,2% và có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

Bảng 4.23: Tỷ lệ rụng trái nhãn (%) tại thời điểm thu hoạch ở các nghiệm thức cung cấp calcium giai đoạn tiền thu hoạch

Dạng calcium (A) Số lần phun (B)

Trung bình

1 2 3

Ca(NO3)2 50,3bc 47,2b 46,4b 47,9b

CaCl2 48,4bc 45,4c 40,9c 44,9c

Đối chứng 57,3a 57,3a 57,3a 57,3a

Trung bình 52,0a 50,0b 48,2c

F(A): **

F(B): **

F(A*B): * CV (%): 4,5

Ghi chú: *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê qua phép thử Duncan (ngoại trừ trung bình của số lần phun thì so theo hàng).

Sự tương tác giữa loại calcium với số lần phun trước khi thu hoạch đã làm giảm tỷ lệ rụng trái so với nghiệm thức đối chứng. Trong đó, tỷ lệ rụng trái sinh lý thấp nhất là nghiệm thức CaCl2 3 lần phun (40,9%); cao nhất là nghiệm thức đối chứng (57,3%), các nghiệm thức còn lại tỷ lệ rụng trái non trung bình dao động từ 45,4-50,3% và có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Kết quả thí nghiệm cho thấy việc bổ sung calcium lúc TTH cho hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ rụng trái, hiệu quả nhất là dạng CaCl2 3 lần phun giúp giảm tỷ lệ rụng trái khoảng 16,5% so với đối chứng rụng trái tự nhiên.

b. Một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Về khối lượng trái, kết quả trình bày trong Bảng 4.24 cho thấy khối lượng trái của các nghiệm thức xử lý calcium có sự khác biệt thống kê. Khối lượng trung bình trái khi xử lý các dạng calcium dao động 21,6-22,2 g, dạng CaCl2 cung cấp qua lá và trái cho thấy cây trồng dễ hấp thu hơn và làm tăng khối lượng trái so với dạng Ca(NO3)2 và đối chứng không cung cấp calcium.

Đối với ảnh hưởng số lần phun, trung bình khối lượng trái dao động 21,4-22,4 g, trong đó phun 3 lần cho khối lượng trái đạt cao nhất 22,4 g so với phun 1, 2 lần phun.

Hình 4.11 cho ta thấy có sự tương tác giữa số lần phun và dạng calcium.

Nghiệm thức CaCl2 3 lần phun có khối lượng trái đạt cao 23,1 g tương đương với Ca(NO3)2 3 lần phun, cao hơn và có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%

so với nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức còn lại. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Umuhoza Karemera et al. (2014) đã ghi nhận phun CaCl2 1,5% trước khi thu hoạch 30 ngày làm gia tăng khối lượng xoài gấp 1,9 lần so với đối chứng không phun. Qua đó, ta thấy rằng cung cấp calcium trước thu hoạch có thể giúp tăng khối lượng trái nhưng tùy vào từng loại cây mà có cách bổ sung thích hợp nhất, đối với dòng nhãn mới, kết quả thí nghiệm cho thấy phun CaCl2 3 lần trước thu hoạch đã cho hiệu quả trong việc làm tăng khối lượng trái.

Bảng 4.24: Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúc thu hoạch ở các nghiệm thức cung cấp calcium giai đoạn tiền thu hoạch

Dạng calcium (A) Khối lượng trái (g)

Tỷ lệ thịt (%)

Dày vỏ (mm)

Dày thịt (mm)

Năng suất (kg/cây)

Ca(NO3)2 21,7b 68,7 1,11a 5,79 26,0

CaCl2 22,2a 69,7 1,05a 5,89 25,9

Đối chứng 21,6b 71,0 0,90b 5,92 25,9

Số lần phun (B)

1 lần 21,4b 70,8 0,94b 5,91 25,7

2 lần 21,6b 70,2 1,02b 5,80 26,0

3 lần 22,4a 69,4 1,10a 5,89 26,2

F(A) * ns ** ns ns

F(B) ** ns ** ns ns

F(A)x(B) * ns ns ns ns

CV (%) 2,7 3,6 10,7 5,5 2,5

Ghi chú: ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê qua phép thử Duncan.

Về tỷ lệ thịt trái, kết quả Bảng 4.24 cho ta thấy tỷ lệ thịt trái của các nghiệm thức cung cấp calcium không khác biệt thống kê so với đối chứng ở mức ý nghĩa 5%. Tỷ lệ thịt trái ở nghiệm thức phun Ca(NO3)2, CaCl2 và đối chứng không khác biệt nhau. Ảnh hưởng số lần phun (1, 2 và 3 lần) trước thu hoạch có tỷ lệ thịt trái dao động 69-70,2% cũng không khác biệt qua phân tích thống kê. Qua đây, cho thấy về dạng calcium và số lần phun không ảnh hưởng đến hàm lượng thịt trái, trái vẫn đảm bảo tỷ lệ thịt khi cung cấp calcium cho trái trước thu hoạch.

Về độ dày vỏ trái, kết quả cho thấy sự ảnh hưởng của loại calcium và số lần phun trong thí nghiệm đến chiều dày vỏ trái có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Cung cấp calcium ở 2 dạng Ca(NO3)2 và CaCl2 đều làm cho vỏ trái dày hơn so với đối chứng xử lý nước (0,09 mm). Bên cạnh đó, số lần phun calcium cũng tác động đến độ dày vỏ nhãn, ở nghiệm thức phun 3 lần có độ dày vỏ là 1,10 mm, dày hơn và có khác biệt so với nghiệm thức phun calcium 1 và 2 lần (0,94; 1,02 mm) (Bảng 4.24).

Về độ dày thịt trái, Kết quả Bảng 4.24 cho thấy chiều dày thịt trái giữa các nghiệm thức dao động từ 5,79-5,92 mm và không có sự khác biệt thống kê. Như vậy, độ dày thịt trái nhãn trong thí nghiệm không bị ảnh hưởng khi cung cấp calcium ở giai đoạn tiền thu hoạch.

Về năng suất, kết quả cho thấy năng suất trái trong thí nghiệm không bị ảnh hưởng bởi dạng và số lần phun calcium ở giai đoạn TTH, không khác biệt qua phân tích thống kê. Năng suất trái nhãn dòng mới được ghi nhận ở dạng

calcium dao động trung bình khoảng 25,9-26,0 kg/cây và số lần phun đạt 25,7- 26,2 kg/cây. Qua kết quả thí nghiệm, ta có thể thấy rằng việc cung cấp calcium ở giai đoạn TTH không ảnh hưởng đến giảm năng suất trái nhãn dòng mới mà ngược lại cung cấp calcium góp phần làm giảm tỷ lệ rụng trái, tăng khối lượng trái và chiều dày vỏ tăng dễ dàng cho bảo quản vận chuyển đi xa.

c. Màu sắc vỏ trái

Qua Bảng 4.25 và Hình 4.12 cho thấy các nghiệm thức không có sự khác biệt màu sắc thông qua đánh giá cảm quan. Màu sắc vỏ trái nhãn là sự kết hợp giữa màu vàng và màu nâu tùy nghiệm thức cung cấp calcium mà màu nâu nhiều hay ít. Kết quả thí nghiệm cho thấy các nghiệm thức có cấp độ màu sắc dao động từ 3,6-4,3 nên đều thể hiện màu nâu vàng. Tuy nhiên, ở các nghiệm thức phun calcium từ 2-3 lần có cấp độ màu sắc lớn hơn so với nghiệm thức đối chứng nên trái có màu sậm hơn.

Như vậy, thí nghiệm cung cấp calcium 2 dạng Ca(NO3)2 (2,0%) và CaCl2

(2,5%) phun từ 1-3 lần ở giai đoạn TTH đã không làm ảnh hưởng xấu đến màu sắc vỏ trái qua đánh giá cảm quan mà trái lại làm cho vỏ trái có màu sắc đều và đậm hơn hấp dẫn người tiêu dùng. Nghiên cứu của Umuhoza Karemara (2014) trên xoài tại Ấn Độ cũng cho kết quả tương tự khi phun CaCl2 1,5%

thời điểm 30 ngày trước thu hoạch đã không làm thay đổi màu sắc vỏ trái.

Bảng 4.25: Màu sắc vỏ trái lúc thu hoạch ở các nghiệm thức cung cấp calcium giai đoạn tiền thu hoạch

STT Nghiệm thức Cấp độ màu sắc Màu sắc

1 Đối chứng phun nước 3,7 Nâu vàng

2 Ca(NO3)2 phun 1 lần 3,6 Nâu vàng

3 Ca(NO3)2 phun 2 lần 3,9 Nâu vàng

4 Ca(NO3)2 phun 3 lần 4,1 Nâu vàng

5 CaCl2 phun 1 lần 3,7 Nâu vàng

6 CaCl2 phun 2 lần 3,8 Nâu vàng

7 CaCl2 phun 3 lần 4,3 Nâu vàng

d. Hàm lượng Ca-pectate trong vỏ và thịt trái

Hàm lượng Ca-pectate trong vỏ trái được ghi nhận ở Bảng 4.26, kết quả cho thấy cung cấp calcium ở dạng CaCl2 (2,5%) ở giai đoạn TTH đã làm tích

NT1 T1T 2 ĐC

NT1

NT5 NT6 NT4

NT3 NT2

Hình 4.12: Màu sắc vỏ trái nhãn ở các nghiệm thức trong thí nghiệm ĐC: phun nước; NT1: Ca(NO3)2 phun 1 lần; NT2: Ca(NO3)2 phun 2 lần; NT3: Ca(NO3)2 phun 3 lần; NT4:

CaCl2 phun 1 lần; NT5: CaCl2 phun 2 lần; NT6: CaCl2 phun 3 lần

lũy hàm lượng Ca-pectate trong vỏ trái cao nhất (178 mg/100g) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (163 mg/100g mẫu) và có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. Về số lần phun calcium cũng có tác động đến việc hấp thu calcium ở vỏ trái, trong đó phun calcium 3 lần trước khi thu hoạch thể hiện hàm lượng Ca- pectate trong vỏ trái cao nhất (179 mg/100g), thấp nhất là phun 1 lần (163 mg/100g mẫu) và có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%.

Bảng 4.26: Hàm lượng Ca-pectate (mg/100g) trong vỏ và thịt trái nhãn lúc thu hoạch ở các nghiệm thức cung cấp calcium giai đoạn tiền thu hoạch

Dạng calcium (A) Vỏ trái Thịt trái

Ca(NO3)2 173b 4,54a

CaCl2 178a 4,73a

Đối chứng 163c 3,92b

Số lần phun (B)

1 lần 163c 4,10c

2 lần 171b 4,35b

3 lần 179a 4,73a

F(A) ** **

F(B) ** **

F(A)x(B) ** **

CV (%) 3,7 6,2

Ghi chú: **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê qua phép thử Duncan.

Kết quả ở Hình 4.13 cho thấy có sự tương tác giữa dạng và số lần phun calcium cung cấp giai đoạn TTH trong việc tích lũy hàm lượng Ca-pectate trong vỏ trái. Nghiệm thức CaCl2 3 lần phun có hàm lượng Ca-pectate trong vỏ trái (189 mg/100g) tương đương với Ca(NO3)2 2 lần phun, cao hơn các nghiệm thức khác có cung cấp calcium và đối chứng có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cho ta thấy rằng, việc bổ sung calcium ở giai đoạn TTH nhiều lần và trong thời gian dài sẽ giúp khả năng hấp thu calcium vào trong tế bào tốt hơn vì calcium là một nguyên tố ít di động, thâm nhập vào trái nhờ lổ chân lông trên trái, vi lổ và rãnh giáp tế bào. Ở thực vật, một phần calcium liên kết chặt chẽ với cấu trúc tế bào, một phần khác có khả năng trao đổi tại vách và mặt ngoài của màng tế bào. Calcium kết hợp với pectin tạo thành calcium pectate trong lớp chung cần thiết cho sự vững chắc của vách tế bào và mô thực vật (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004).

Về hàm lượng Ca-pectate trong thịt trái, qua kết quả Bảng 4.26 cho thấy hàm lượng Ca-pectate trong thịt trái giữa các nghiệm thức có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Việc bổ sung các dạng calcium khác nhau đã tác động đến hàm lượng Ca-pectate trong thịt trái nhãn. Trong đó, dạng CaCl2 và Ca(NO3)2 làm tăng hàm lượng Ca-pectate trong thịt trái lên từ 0,62–0,81 mg/100g so với đối chứng là 3,92 mg/100g. Thêm vào đó, số lần phun calcium giai đoạn TTH cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thu calcium trong thịt trái, hàm lượng Ca-pectate trong thịt trái cao nhất là phun 3 lần trước thu hoạch (4,73 mg/100g mẫu) và thấp nhất là phun 1 lần (4,10 mg/100g).

Qua Hình 4.14 thể hiện có sự tương tác việc bổ sung các dạng calcium với số lần phun. Trong đó, hàm lượng Ca-pectate trong thịt trái ở nghiệm thức CaCl2 phun 3 lần (5,38 mg/100g) cao nhất, kế đến là nghiệm thức phun calcium 3 lần và 2 lần ở các dạng còn lại và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng phun nước (3,92 mg/100g) và có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%.

Trong khi, ở các nghiệm thức phun 1 lần ở các dạng calcium thì hàm lượng Ca-pectate trong thịt trái không khác biệt so với nghiệm thức đối chứng.

e. Độ cứng thịt trái

Tại thời điểm thu hoạch, độ cứng thịt trái có sự khác biệt số liệu thống kê giữa dạng và số lần phun calcium giai đoạn TTH ở mức ý nghĩa 1%. Trong đó, độ cứng thịt trái bị ảnh hưởng bởi dạng calcium CaCl2 (2,94 kgf/cm2) được ghi nhận là cao tương đương với dạng Ca(NO3)2 và thấp nhất là đối chứng phun nước (2,77 kgf/cm2). Số lần phun calcium ở giai đoạn TTH cũng có tác động tích cực đến độ cứng thịt trái, cao nhất là phun 3 lần đạt 2,94 kgf/cm2 so với phun 1-2 lần chỉ đạt 2,82-2,86 kgf/cm2 (Bảng 4.27).

Kết quả ở Hình 4.15 đã thể hiện sự tương tác giữa dạng với số lần phun calcium của các nghiệm thức có khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 1%. Trong đó, nghiệm thức CaCl2 phun 3 lần có độ cứng thịt trái cao nhất (3,10 kgf/cm2), các nghiệm thức có bổ sung calcium có độ cứng dao động (2,84-2,96 kgf/cm2) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (2,77 kgf/cm2).

Tại thời điểm 30 ngày SĐL, độ cứng thịt trái thể hiện sự khác biệt thống kê ở dạng calcium và số lần phun giai đoạn TTH ở mức ý nghĩa 1%. Độ cứng thịt trái tăng từ 0,29-0,33 kgf/cm2 khi cung cấp calcium dạng CaCl2 và Ca(NO3)2 so với đối chứng phun nước. Số lần phun calcium cho trái trước thu hoạch cũng giúp tăng độ cứng thịt trái sau đông lạnh, cụ thể khi phun calcium 3 lần trước thu hoạch có độ cứng thịt trái đạt 2,92 kgf/cm2 cao hơn so với phun 1 lần và 2 lần (Bảng 4.27).

Bảng 4.27: Độ cứng thịt trái nhãn (kgf/cm2) lúc thu hoạch và 30 ngày sau đông lạnh ở các nghiệm thức cung cấp calcium giai đoạn tiền thu hoạch

Dạng calcium (A) Thời điểm đánh giá

Thời điểm thu hoạch 30 ngày SĐL

Ca(NO3)2 2,91a 2,83a

CaCl2 2,94a 2,87a

Đối chứng 2,77b 2,54b

Số lần phun (B)

1 lần 2,82b 2,74b

2 lần 2,86b 2,72b

3 lần 2,94a 2,92a

F(A) ** **

F(B) ** **

F(A)x(B) ** ns

CV (%) 2,5 8,3

Ghi chú: ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%; SĐL: sau đông lạnh.

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê qua phép thử Duncan.

Kết quả về độ cứng thịt trái cho thấy việc cung cấp calcium 2-3 lần ở giai đoạn TTH đã giúp gia tăng độ cứng thịt trái cao hơn đối chứng phun nước trong thí nghiệm. Kết quả này cũng phù hợp với một nghiên cứu của Kadir

(2005) trên trái táo, khi cung cấp calcium 8 lần trước khi thu hoạch trên trái táo giúp tăng độ cứng lên 11% so với đối chứng không phun. Việc làm tăng độ cứng tế bào thịt trái phần nào cho thấy hiệu quả cung cấp calcium trước thu hoạch và kết quả ghi nhận hàm lượng Ca-pectate trong tế bào thịt trái cao đã đóng góp tích cực cho sự vững chắc vách tế bào. Trong vách tế bào, calcium kết hợp với pectin tạo thành calcium pectate trong lớp chung, cần thiết cho sự vững chắc của vách tế bào và mô thực vật. Sự phân giải các muối pectate được trung gian bởi các enzyme polygalacturonase, mà hoạt động của enzyme này bị ức chế bởi hàm lượng calcium trong tế bào. Do đó, trong các mô thiếu calcium hoạt tính của enzyme polygalactorunase gia tăng, một triệu chứng thiếu calcium tiêu biểu là sự phân rã của vách tế bào và sự mềm nhũng của mô (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004).

f. Tỷ lệ rò rỉ ion thịt trái

Tại thời điểm thu hoạch, kết quả phân tích ở Bảng 4.28 về độ rò rỉ ion qua màng tế bào thịt trái cho thấy khi cung cấp calcium ở 2 dạng CaCl2 và Ca(NO3)2 đều cho hiệu quả trong việc làm giảm rò rỉ ion qua màng tế thịt trái so với đối chứng phun nước và có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Số lần phun calcium trước thu hoạch cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ rò rỉ ion qua màng tế bào thịt trái, phun calcium 3 lần trước thu hoạch đã làm giảm độ rò rỉ ion qua màng tế bào thịt trái so với phun 1-2 lần và có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%.

Bảng 4.28: Tỷ lệ rò rỉ ion thịt trái (%) lúc thu hoạch và 30 ngày sau đông lạnh ở các nghiệm thức cung cấp calcium giai đoạn tiền thu hoạch

Loại calcium (A) Thời điểm đánh giá

Thu hoạch 30 ngày SĐL

Ca(NO3)2 45,9b 48,9b

CaCl2 44,3b 48,2b

Đối chứng 50,0a 54,1a

Số lần phun (B)

1 lần 48,1a 49,3

2 lần 47,3a 50,0

3 lần 44,9b 46,8

F(A) ** **

F(B) * ns

F(A)x(B) ns ns

CV (%) 6,1 6,6

Ghi chú: SĐL: sau đông lạnh; ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê qua phép thử Duncan.

Tại thời điểm 30 ngày SĐL, kết quả thí nghiệm cho thấy khi cung cấp calcium cho trái giai đoạn TTH ở 2 dạng CaCl2 và Ca(NO3)2 cũng đều làm giảm tỷ lệ rò rỉ ion qua màng tế bào thịt trái so với đối chứng phun nước và có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Về số lần phun thì giữa phun calcium 1, 2 và 3 lần trên trái trước thu hoạch không có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% (Bảng 4.28).

Kết quả tỷ lệ rò rỉ ion qua màng tế bào thịt trái của thí nghiệm phun calcium trước thu hoạch tại 2 thời điểm lấy chỉ tiêu cho thấy việc bổ sung calcium có tác động tích cực đến việc làm giảm tỷ lệ rò rỉ ion và thể hiện vai trò của sự hiện diện hàm lượng calcium nhiều bên trong màng tế bào thịt trái đã góp phần tạo liên kết Ca-pectate giúp cho màng được toàn vẹn hơn thể hiện ở chỉ tiêu tỷ lệ rò rỉ ion ghi nhận đạt thấp nhất. Vì thế, có thể nhận xét rằng hàm lượng rò rỉ ion càng thấp cho thấy sự cứng chắc vách tế bào càng cao.

Theo Jiang and Chen (1995) cho rằng độ rò rỉ chất điện giải qua màng (Electrolyte leakage) là một biện pháp hiệu quả để xác định khả năng chịu nhiệt của màng tế bào thực vật và tính toàn vẹn của hệ thống màng tế bào được thể hiện thông qua tỷ lệ rò rỉ tương đối của các ion trong tế bào.

g. Hàm lượng đường tổng số

Tại thời điểm thu hoạch, qua kết quả Bảng 4.29 cho thấy cung cấp calcium ở các dạng khác nhau đã không ảnh hưởng đến hàm lượng đường tổng số so với đối chứng phun nước và hàm lượng đường tổng số trong thịt trái dao động từ 16,8-17,2%. Số lần phun calcium có ảnh hưởng đến hàm lượng đường tổng số trong thịt trái nhãn tại thời điểm thu hoạch, khi phun calcium 3 lần có hàm lượng đường tổng số trong thịt trái đạt 17,3% cao hơn so với phun 1 và 2 lần có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%.

Tại thời điểm 30 ngày SĐL, kết quả cho thấy dạng calcium cung cấp cho trái giai đoạn TTH đã tác động đến hàm lượng đường tổng số trong trong thịt trái và có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%, trong đó hàm lượng đường thịt trái cao nhất khi cung cấp calcium dạng CaCl2 (16,0%) và thấp nhất là đối chứng (15,6%). Bên cạnh đó, số lần phun cũng ảnh hưởng đến hàm lượng đường tổng số và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, hàm lượng đường dao động 15,5-16,1%, hiệu quả cao tương đương nhau khi áp dụng phun 3 lần (16,1%) và 2 lần (15,9%) so với phun 1 lần (15,5%) (Bảng 4.29).

Có sự tương tác giữa nồng độ calcium và số lần phun đến hàm lượng đường tổng số trong thịt trái. Kết quả Hình 4.16 cho thấy nghiệm thức CaCl2 3 lần phun có hàm lượng đường tổng số cao (16,6%) tương đương với 2 lần phun và nghiệm thức Ca(NO3)2 3 lần phun, cao hơn 1% so với đối chứng, có

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính thực vật, nông học và đông lạnh trái của dòng nhãn mới phát hiện trên giồng nhãn bạc liêu (Trang 111 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)