Cấu trúc mô thịt trái nhãn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính thực vật, nông học và đông lạnh trái của dòng nhãn mới phát hiện trên giồng nhãn bạc liêu (Trang 108 - 111)

4.1 Đặc tính thực vật và nông học của dòng nhãn mới tại Bạc Liêu .1 Nguồn gốc và xuất xứ của dòng nhãn mới tại Bạc Liêu

4.2.1 Chất lượng trái của dòng nhãn mới

4.2.1.3 Cấu trúc mô thịt trái nhãn

Kết quả quan sát mô thịt trái tại thời điểm thu hoạch cho thấy chỉ số thiệt hại của dòng nhãn mới thấp hơn so với XCV và nhãn GBL và có khác biệt qua kiểm định T-Test ở mức ý nghĩa 1% (Bảng 4.22). Chỉ số thiệt hại mô thịt trái cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện độ tươi ngon của trái, chỉ số thiệt hại càng nhỏ thì trái càng có chất lượng tốt và được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, chỉ số thiệt hại mô thịt trái có giá trị trên 3 đã thể hiện chất lượng trái kém, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm tươi. Vậy dòng nhãn mới có mô thịt trái cứng, chặt chẽ, tế bào nguyên vẹn với hình dạng ổn định, vách tế bào rõ nét và dày với chỉ số thiệt hại mô thịt trái thấp hơn so với nhãn XCV, nhãn GBL và thấp hơn 3 (Hình 4.10 a, b, c) nên phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong việc sử dụng trái tươi. Trong khi, giống nhãn GBL có mô thịt trái mềm, nhiều nước và lỏng lẻo

với chỉ số thiệt hại trên 3 nên không được người tiêu dùng ưa chuộng trong việc tiêu thụ sản phẩm tươi. Chỉ số thiệt hại mô thịt trái có liên quan mật thiết với độ cứng và hàm lượng nước thịt trái trong quá trình bảo quản đông lạnh.

Giống có thịt trái cứng, khô ráo và ít nước sẽ ít bị thiệt hại mô thịt trái hơn.

Ngược lại, giống có thịt trái mềm và nhiều nước sẽ hình thành nhiều tinh thể đá gây tổn thương và làm vỡ tế bào thịt trái (Trần Đức Ba và ctv., 2006;

Nguyễn Văn Mười, 2007).

Bảng 4.22: Chỉ số thiệt hại mô thịt trái (%) của 3 giống nhãn khảo sát tại các thời điểm quan sát

Giống nhãn

khảo sát Thời điểm TH ( ±SE)

30 ngày SĐL ( ±SE)

GBL (1) 3,54 ±0,05 4,96±0,02

DNM (2) 1,23±0,03 2,87±0,08

XCV (3) 2,20±0,05 4,08±0,05

T (2 với 1) ** **

T (2 với 3) ** **

Ghi chú: TH: Thu hoạch; SĐL: Sau đông lạnh; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê 1% qua kiểm định T-Test.

Tại thời điểm 30 ngày sau đông lạnh, mô thịt trái ở các giống nhãn đều bị thiệt hại với các mức độ nặng, nhẹ khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống (Hình 4.10 d, e, f). Ở dòng nhãn mới, mô thịt trái vẫn còn chặt chẽ, vách tế bào rõ nét và dày, một vài tế bào có hiện tượng thâm lủng, số lượng tế bào bị vở dưới 20% với chỉ số thiệt hại là 2,9, trong khi 2 giống nhãn XCV và GBL bị thiệt hại nặng, nặng nhất là giống nhãn GBL do thịt trái mềm và có hàm lượng nước cao nên sau quá trình đông lạnh cho thấy mô thịt trái mềm nhũng, nhiều nước, rất lỏng lẻo, rời rạc, vách tế bào bị thâm lủng, tổn thương nặng và bị vở trên 80%, tế bào biến dạng với chỉ số thiệt hại là 5 so với XCV là 4,1 và có khác biệt qua kiểm định T-Test ở mức ý nghĩa 1% (Bảng 4.22).

Vậy tại thời điểm 30 ngày sau khi đông lạnh chỉ còn dòng nhãn mới có tính toàn vẹn của mô còn chấp nhận được thể hiện qua chất lượng còn giá trị thương phẩm.

Như vậy, khi xét về chất lượng trái tại thời điểm thu hoạch thông qua một số chỉ tiêu về nông học, chất lượng và cấu trúc mô của trái cho thấy trái của 2 dòng nhãn mới và XCV là phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong việc sử dụng trái tươi, trong đó dòng nhãn mới thể hiện sự nổi trội hơn, có trái to, cơm dày, thịt trái cứng, khô ráo và ít nước nên được người tiêu dùng ưa chuộng, đối với giống nhãn GBL do có trái nhỏ, tỷ lệ thịt trái thấp, thịt trái

mềm và nhiều nước nên không thích hợp cho sử dung trái tươi. Do có thịt trái cứng và ít nước nên dòng nhãn mới duy trì tốt chất lượng trái sau quá trình bảo quản đông lạnh. Trong khi 2 giống nhãn XCV và GBL bị thiệt hại nặng và mất giá trị thương phẩm. Do vậy phương pháp bảo quản đông lạnh chỉ phù hợp cho dòng nhãn mới tồn trữ trong thời gian dài để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Kết quả khảo sát cũng phù hợp và phần nào đã làm rõ sự nhận định về đặc điểm dòng nhãn mới của chủ nhà vườn và người tiêu dùng tại địa phương nơi phát hiện dòng nhãn mới là dòng nhãn mới có chất lượng trái tốt và vẫn còn giá trị sử dụng sau khi trữ đông trong ngăn đông của tủ lạnh gia đình.

Với nền kinh tế hội nhập như hiện nay thì ngoài việc cho năng suất cao thì chất lượng là tiêu chí sống còn của sản phẩm trái cây tươi trên thị trường nội địa và xuất khẩu (Paull và Duarte, 2011). Vì vậy, dòng nhãn mới có các đặc điểm nổi trội như trái to, năng suất cao, phẩm chất ngon và có tiềm năng trong bảo quản đông lạnh xuất khẩu, đây cũng là định hướng mà các quốc gia trồng nhãn khác trên thế giới hướng tới. Tại Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan và Bang Florida đã tuyển chọn giống nhãn phát triển phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và xuất khẩu theo hướng trái to, cơm nhiều, mùi vị hấp dẫn, cơm cứng, ít nước, hàm lượng đường cao, có năng suất cao và ổn định, giống có thời gian thu hoạch kéo dài và có thể tồn trữ lâu vẫn giữ được chất lượng của trái (Menzel et al., 1990).

a c

d e f

b c

Thời điểm thu hoạch

Thời điểm 30 ngày sau xử lý đông lạnh

TB nguyên vẹn có vách dày TB bị biến dạng TB bị vỡ

Hình 4.10: Mô thịt trái nhãn bị thiệt hại tại thời điểm thu hoạch và 30 ngày sau đông lạnh của 3 giống nhãn khảo sát trên kính hiển vi ở vật kính X40: (a, d)

GBL; (b, e) DNM;(c, f) XCV

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính thực vật, nông học và đông lạnh trái của dòng nhãn mới phát hiện trên giồng nhãn bạc liêu (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)