4.1 Đặc tính thực vật và nông học của dòng nhãn mới tại Bạc Liêu .1 Nguồn gốc và xuất xứ của dòng nhãn mới tại Bạc Liêu
4.2.2 Biện pháp canh tác nâng cao khả năng đông lạnh trái của dòng nhãn mới
4.2.2.4 Biện pháp kết hợp giữa che gốc làm giảm ẩm độ đất vùng rễ
a. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trái dòng nhãn mới Các nghiệm thức trong thí nghiệm tác động lên cây và trái dòng nhãn mới đã không ảnh hưởng đến sự rụng trái, tỷ lệ rụng trái ở các nghiệm thức không có khác biệt ý nghĩa thống kê và dao động từ 56,5-58,2%. Tuy nhiên về khối lượng trái và năng suất thì ở nghiệm thức 2 và 3 (che gốc kết hợp với phun và nhúng CaCl2) thấp hơn nghiệm thức đối chứng không tác động có khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%, trong khi ở nghiệm thức 4 (Che gốc lúc 10 tuần SĐT đến thu hoạch + Nhúng CaCl2 (8%) trong 20 phút STH) có khối lượng tương đương với nghiệm thức đối chứng (Bảng 4.51).
Như vậy, biện pháp che gốc từ tuần thứ 10 SĐT đến thu hoạch kết hợp với phun CaCl2 (2,5%) 3 lần (vào 60, 75, 90 NSĐT) đã ảnh hưởng xấu làm trái phát triển chậm dẫn đến trái nhỏ và năng suất thấp lúc thu hoạch.
Bảng 4.51: Tỷ lệ rụng trái, khối lượng và năng suất trái dòng nhãn mới ở các nghiệm thức tác động kết hợp khác nhau
Nghiệm thức Tỷ lệ rụng trái (%)
Khối lượng trái (g)
Năng suất (kg/cây)
NT1 (ĐC) 57,8 22,1a 26,3a
NT2 56,5 20,9b 24,1bc
NT3 58,2 20,6b 23,7c
NT4 57,3 21,5ab 25,6ab
F CV (%)
ns 7,2
* 3,5
* 4,9
Ghi chú: “NT”: Nghiệm thức; ĐC: Đối chứng; ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; * khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê qua phép thử LSD.
Kết quả ở Bảng 4.52 thấy rằng, giữa các nghiệm thức của thí nghiệm tác động kết hợp có tỷ lệ thịt trái không khác biệt nhau và dao động từ 67,2- 70,2%. Tuy nhiên, ở 2 nghiệm thức 2 và 3 có vỏ trái dày và thịt trái mỏng hơn so với nghiệm thức 4 và đối chứng không tác động, có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Theo đó, nghiệm thức 2 và 3 có khối lượng trái nhãn nhỏ nhưng lại không có sự khác biệt về tỷ lệ thịt trái là do có vỏ dày và thịt trái mỏng.
Bảng 4.52: Tỷ lệ thịt trái, dày vỏ và dày thịt trái dòng nhãn mới ở các nghiệm thức tác động kết hợp khác nhau
Nghiệm thức Tỷ lệ thịt trái (%)
Dày vỏ (mm)
Dày thịt (mm)
NT1 (ĐC) 69,6 0,92b 6,61a
NT2 67,2 1,13a 5,91b
NT3 68,3 1,09a 6,03b
NT4 70,2 0,95b 6,39a
F CV (%)
ns 3,1
**
16,9
**
2,3
Ghi chú: “NT”: Nghiệm thức ; ĐC: Đối chứng; ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê qua phép thử LSD.
b. Màu sắc vỏ trái
Qua Bảng 4.53 cho thấy cấp độ màu sắc ở các nghiệm thức đều trên 3,5 và thể hiện màu nâu vàng tương đương với nghiệm thức đối chứng không tác động. Như vậy, biện pháp kết hợp đã không làm ảnh hưởng đến màu sắc vỏ trái nhãn dòng mới tại thời điểm TH.
Bảng 4.53: Màu sắc vỏ trái nhãn dòng mới tại thời điểm thu hoạchở các nghiệm thức tác động kết hợp khác nhau
Nghiệm thức Cấp độ màu sắc Màu sắc
NT1 (ĐC) 3,6 Nâu vàng
NT2 3,9 Nâu vàng
NT3 4,0 Nâu vàng
NT4 3,8 Nâu vàng
Ghi chú: “NT”: Nghiệm thức ; ĐC: Đối chứng.
c. Một số chỉ tiêu lý hóa học của trái lúc thu hoạch
Kết quả thí nghiệm tác động kết hợp cho thấy, các nghiệm thức có che gốc kết hợp với cung cấp calcium cho trái đều cho hiệu quả cao trong việc cải thiện các chỉ tiêu lý học của trái so với nghiệm thức đối chứng không tác động, làm giảm 3,3-4,2% hàm lượng nước, tăng độ cứng 0,25-0,28 kgf/cm2, giảm tỷ lệ rò rỉ ion qua màng tế bào thịt trái 5,2-6,2% so với nghiệm thức đối chứng và có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Tuy nhiên, giữa các nghiệm thức tác động che gốc kết hợp với cung cấp calcium ở các hình thức khác nhau như phun qua lá và trái giai đoạn TTH (NT2), nhúng trái STH (NT4) hay thậm chí cung cấp tổng hợp cả phun giai đoạn TTH và nhúng STH (TN3) đều cho hiệu quả tương đương nhau (Bảng 4.54).
Bảng 4.54: Một số chỉ tiêu lý hóa học của trái lúc thu hoạch ở các nghiệm thức tác động kết hợp khác nhau
Nghiệm thức
HL nước (%)
Độ cứng (kgf/cm2)
Rò rỉ ion (%)
TSS (0Bx)
Đường TS (%)
TA (%) NT1 (ĐC) 78,1a 2,69b 51,6a 21,9 a 16,3 a 0,14a NT2 74,3b 2,94a 45,4b 20,3 b 14,9 b 0,13b NT3 73,9b 2,97a 45,8b 20,6 b 15,1 b 0,13b NT4 74,8b 2,95a 46,4b 21,7 a 15,9 ab 0,14a
F ** ** ** * * *
CV (%) 2,1 2,4 4,7 3,8 4,5 5,4
Ghi chú: “NT”: Nghiệm thức ; ĐC: Đối chứng; HL: Hàm lượng; TS: Tổng số ; *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%; **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê qua phép thử LSD.
Kết quả ghi nhận về các chỉ tiêu hóa học của trái ở Bảng 4.54 thấy rằng biện pháp kết hợp ở nghiệm thức 2 và 3 có ảnh hưởng làm giảm hàm lượng tổng chất rắn hòa tan 1,3-1,60Bx, giảm hàm lượng đường tổng số 1,2-1,4%, giảm hàm lượng axit tổng số 0,01% so với nghiệm thức đối chứng và có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Trong khi ở nghiệm thức 4, tác động che gốc kếp hợp với cung cấp calcium giai đoạn STH đã không làm ảnh hưởng đến các
chỉ tiêu hóa học trên của trái so với nghiệm thức đối chứng. Như vậy, khi tác động che gốc kết hợp cùng lúc với cung cấp calcium giai đoạn TTH đã ảnh hưởng làm giảm chất lượng trái về các chỉ tiêu hóa học.
d. Một số chỉ tiêu lý hóa học của trái thời điểm 30 ngày sau đông lạnh Thời điểm 30 ngày SĐL, kết quả ở Bảng 4.55 và Hình 4.27 cho thấy thịt trái ở các nghiệm thức 2, 3 và 4 đều có hàm lượng nước thịt trái, độ rò rỉ ion thấp và độ cứng cao hơn nghiệm thức đối chứng có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% đối với hàm lượng nước, 1% đối với độ cứng và hàm lượng rò rỉ qua màng tế bào thịt trái.
Bảng 4.55: Một số chỉ tiêu lý hóa học của trái thời điểm 30 ngày sau đông lạnh ở các nghiệm thức tác động kết hợp khác nhau
Nghiệm thức HL nước (%)
Độ cứng (kgf/cm2)
Rò rỉ ion (%)
TSS (0Bx)
Đường TS (%)
TA (%) NT1 (ĐC) 79,9a 2,33b 57,7a 20,0 b 14,8b 0,12b
NT2 75,1b 2,75a 47,5b 19,7b 14,5b 0,13a
NT3 74,8b 2,79a 48,1b 20,1b 14,7b 0,13a
NT4 75,7b 2,73a 49,6b 21,5a 15,6a 0,13a
F * ** ** * * *
CV (%) 3,5 6,5 4,5 4,6 3,8 5,1
Ghi chú: “NT”: Nghiệm thức ; ĐC: Đối chứng; HL: Hàm lượng; TS: Tổng số; *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%; **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê qua phép thử Duncan.
Do bị ảnh hưởng bởi tác động của biện pháp kết hợp ở nghiệm thức 2 và 3 nên trái ở 2 nghiệm thức này có hàm lượng TSS và hàm lượng đường tổng số ở mức thấp hơn nghiệm thức đối chứng tại thời điểm thu hoạch nhưng mặt khác lại được cải thiện về hàm lượng nước và cấu trúc mô vững chắc, ít bị tổn thương lạnh nên chất lượng trái tương đối ổn định sau 30 ngày đông lạnh.
Trong khi nghiệm thức đối chứng bị sụt giảm về chất lượng nhanh sau 30 ngày đông lạnh. Như vậy, biện pháp tác động che gốc kết hợp với cung cấp calcium nâng cao khả năng bảo quản đông lạnh trái nhãn dòng mới thông qua cải thiện một số chỉ tiêu lý học của trái và làm trì hoãn sự sụt giảm chất lượng trái trong điều kiện đông lạnh.
thừa dẫn đến lãng phí, thậm chí sẽ gây tổn thương trái. Theo Manganaris et al.
(2007) khi xử lý ngâm CaCl2 ở nồng độ cao đã làm tổn thương vách tế bào và dẫn đến trái thối nhanh hơn. Vì vậy, kết quả thí nghiệm đã làm tăng nồng độ calcium cao nhất có thể trong trái nhãn, nhưng chưa đến ngưỡng gây tổn thương vách tế bào chỉ dừng lại ở mức cung cấp bổ sung đáp ứng cho sự vững chắc tế bào.
e. Sâu bệnh hại chính
Trên cây nhãn ở các nghiệm thức trong thời gian bố trí thí nghiệm từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016 có xuất hiện các sâu bệnh hại chính như: Bọ xít (Tessaratoma papillosa); Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis); Bệnh thối trái (Phytophthora sp.), tuy nhiên phần trăm gây thiệt hại trên cây nhãn ở các nghiệm thức không đáng kể do nhà vườn đã chủ động phun thuốc phòng và trị vào các giai đoạn xuất hiện. Cây nhãn ở các nghiệm thức trong thí nghiệm không bị bệnh chổi rồng.
Bảng 4.56: Tóm tắt kết quả các đặc điểm chung của dòng nhãn mới tại Bạc Liêu
Đặc điểm giống Kết quả nghiên cứu
Nguồn gốc của dòng nhãn mới
Được trồng trong vườn nhãn của bà Trần Kiều, ấp Giồng nhãn, xã Hiệp Thành, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Vườn nhãn Giồng Bạc Liêu được thành lập từ năm 1808. Nhà vườn phát hiện cây dòng nhãn mới này trong vườn vào năm 1994 có chất lượng ngon nên nhân lưu giống và mở rộng diện tích trồng. Các nhà khoa học đã tiếp cận nghiên cứu dòng nhãn mới này vào năm 2013 đến nay.
Đặc tính thân Thân mọc thẳng, có vỏ hơi sần sùi, cành mọc xiên, tán hình vòm củ hành, cây 10 năm tuổi có chu vi thân 0,92 m.
Đặc tính lá Lá có kích thước lớn thuộc dạng lá rộng (Chiều dài lá 8,65 cm, chiều rộng lá 4,25 cm, tỷ số dài/rộng lá chét là 2,05), lá dạng bầu dục, có đỉnh lá dạng bầu, gốc lá dạng tù, rìa lá dạng phẳng và cách sắp xếp của lá chét/kép hơi đối.
Đặc tính hoa Tập tính ra hoa tự nhiên, có phát hoa lớn và rộng, mức độ hoa nhiều (3977 hoa/phát hoa), màu sắc hoa vàng nâu lợt.
Đặc tính trái Trái to (21,6 g), dạng trái cầu dẹt, đối xứng, đỉnh trái dạng cầu dẹt, bờ vai gốc trái nhô cao so với đỉnh cuống. Vỏ trái dày, màu nâu vàng, ghồ ghề, thịt trái dày 5,73 mm, màu trắng vàng, tỷ lệ thịt trái là 70,8%. Thịt trái cứng dòn, ráo nước và có vị ngọt, thơm với các chỉ số lý hóa học như sau: Độ cứng: 2,56 kgf/cm2; Hàm lượng nước: 77,3%; TSS: 21,80Bx; TA: 0,14%; Đường tổng số, 17,4% và tỷ lệ rò rỉ ion: 48,1%). Với đặc tính trên trái của dòng nhãn mới có khả năng bảo quản đông lạnh tốt, sau khi cấp đông -450C trong 30 phút và trữ đông ở - 180C 30 ngày trái vẫn giữ được chất lượng thương phẩm, có triển vọng xuất khẩu.
Dấu phân tử ADN Kết quả điện di vùng ITS cho chiều dài 620 bp. Kết quả giải trình tự các nucleotide vùng ITS ở vị trí 1, 2, 50 và 60 lần lượt là: G, A, T, T khác với giống nhãn GBL và XCV.
Đặc tính sinh trưởng và phát triển của cây
Cây sinh trưởng tốt trên gốc ghép nhãn TDB và cho trái sau khi trồng 2,0-2,5 năm, thu hoạch 1 lần/năm vào tháng 8-9 dương lịch, từ khi ra hoa đến thu hoạch 4,5-5,0 tháng. Dòng nhãn mới cho năng suất cao 73,7 kg/cây 10 năm tuổi. Cây thích nghi rộng và sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất cát giồng, đất thịt trung bình pha sét, đất thịt nhẹ pha sét hay đất sét pha thịt có nhiễm phèn nhẹ.
CHƯƠNG 5