4.1 Đặc tính thực vật và nông học của dòng nhãn mới tại Bạc Liêu .1 Nguồn gốc và xuất xứ của dòng nhãn mới tại Bạc Liêu
4.1.2 Đặc điểm về hình thái thực vật, nông học và dấu phân tử ADN của dòng nhãn mới
4.1.2.1 Đặc điểm thân, lá
Kết quả khảo sát về đặc tính thân của 3 giống nhãn nghiên cứu cho thấy có sự tương đồng về dạng tán, dạng cây và tập tính phân cành. Cả 3 giống nhãn khảo sát đều có thân hơi sần sùi, mọc thẳng, có tán dạng vòm củ hành (đường kính tán lớn hơn chiều cao cây) và có tập tính phân cành nghiêng (Bảng 1.1-Phụ lục 3). Theo Trần Thế Tục (2004a) những giống nhãn có dạng tán hình vòm củ hành sẽ dễ dàng cho việc chăm sóc. Lê Thanh Phong (2000) cho rằng cấu trúc vỏ thân cây phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính của giống qui định, đa số các giống nhãn có cấu trúc vỏ thân sần sùi, chỉ một vài giống có cấu trúc thân láng như cây vải.
Kết quả khảo sát cho thấy chiều dài lá kép của dòng nhãn mới tương đương với nhãn GBL và dài hơn nhãn XCV, kích thước lá chét của dòng nhãn mới lớn hơn 2 giống nhãn GBL và XCV, có khác biệt qua kiểm định T-Test ở mức ý nghĩa 1% (Bảng 4.1). Kết quả khảo sát về tỷ số dài/rộng lá chét của dòng nhãn mới (2,1) không khác biệt với nhãn GBL (2,2) nhưng thấp hơn nhãn XCV (3,1) qua kiểm định T-Test ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy hình dạng lá của dòng nhãn mới gần giống với nhãn GBL (dạng lá rộng) và khác với nhãn XCV (dạng lá hẹp). Kích thước và số lượng lá là một trong những tính trạng đặc trưng của giống thể hiện khả năng quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng của cây trồng. Tuy nhiên, về kích thước lá chét còn bị chi phối bởi tình trạng sinh trưởng của cây. Theo Phạm Chí Nguyện và Nguyễn Bảo Vệ (2008), tỷ lệ kích thước dài/rộng lá chét khá ổn định theo đặc tính của giống nên có thể dùng để phân biệt giống nhãn.
Bảng 4.1: Kích thước lá chét và lá kép của các giống nhãn khảo sát Giống nhãn
khảo sát
Dài lá kép (cm) ( ±SE)
Số lượng lá chét/lá kép
( ±SE)
Dài lá chét (cm) ( ±SE)
Rộng lá chét (cm) ( ±SE)
Tỷ số dài/rộng lá chét ( ±SE) GBL (1) 29,6±0,40 9,7±0,10 7,6±0,10 3,6±0,11 2,2±0,07 DNM (2) 29,3±0,52 9,5±0,08 8,7±0,19 4,3±0,13 2,1±0,06 XCV (3) 22,8±0,52 9,7±0,09 6,6±0,17 2,2±0,08 3,1±0,12
T (2 với 1) ns ns ** ** ns
T (2 với 3) ** ns ** ** **
Ghi chú: ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê 1% qua kiểm định T-Test.
Ngoài sự khác biệt về kích thước và dạng lá của dòng nhãn mới với nhãn Giồng Bạc Liêu và Xuồng cơm vàng, cách sắp xếp lá chét trên lá kép thuộc
kiểu hơi đối cũng khác với nhãn GBL (đối) và nhãn XCV (sole). Màu sắc lá già có màu xanh và bóng láng tương tự giống nhãn GBL (màu xanh đậm và bóng láng) và khác với nhãn XCV (màu xanh hơi vàng và ít bóng láng). Điểm khác biệt nữa khi quan sát giống nhãn XCV là có độ cong mép lá cuốn xuống rất khác biệt với dòng nhãn mới và nhãn GBL. Những đặc điểm khác về lá của dòng nhãn mới như có rìa lá phẳng, đỉnh lá bầu, gốc lá tù và đối xứng và dạng lá bầu dục giống với 2 giống nhãn còn lại trong thí nghiệm (Bảng 1.2-Phụ lục 3 và Hình 4.1).
4.1.2.2 Đặc điểm hoa
Kết quả khảo sát cho thấy cả 3 giống nhãn trong nghiên cứu đều cho ra hoa ở vị trí đầu cành và khả năng ra hoa dễ, không cần phải khoanh vỏ hay xử lý hóa chất như trên cây nhãn TDB hay Edor (Trần Văn Hâu, 2009).
Bảng 4.2: Một số đặc điểm về hoa của các giống nhãn khảo sát Giống nhãn
khảo sát
Dài phát hoa (cm) ( ±SE)
Rộng phát hoa (cm) ( ±SE)
Tỷ số dài/rộng phát hoa ( ±SE)
Tổng số hoa/
phát hoa ( ±SE)
GBL (1) 39,8±2,86 21,9±0,78 1,83±0,14 1409±75,7
DNM (2) 55,8±3,28 30,5±0,58 1,84±0,12 3977±275,1
XCV (3) 40,9±2,52 25,5±0,71 1,61±0,10 2782±137,4
T (2 với 1) ** ** ns **
T (2 với 3) ** ** ns **
Ghi chú: ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê 1% qua kiểm định T-Test.
Kết quả khảo sát ở Bảng 4.2 cho thấy về kích thước phát hoa (55,8x30,5 cm) và tổng số hoa (3977 hoa/phát hoa) của dòng nhãn mới lớn hơn giống nhãn GBL và XCV có khác biệt qua kiểm định T-Test ở mức ý nghĩa 1%. Về tỷ số dài/rộng phát hoa cho thấy dòng nhãn mới không có sự khác biệt với hai
Hình 4.1: Sự khác biệt về lá và trái giữa các giống nhãn khảo sát
DNM GBL XCV
1 cm
DNM GBL
XCV
giống nhãn còn lại và dao động từ 1,61 – 1,84 nên có dạng phát hoa tương tự nhau. So với quy chuẩn QCVN 01-128:2013/BNNPTNT trong “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống nhãn” (BNNPTNT, 2013) thì dòng nhãn mới thuộc nhóm nhãn có kích thước phát hoa dài và rộng, mức độ hoa nhiều so với nhãn GBL và XCV nên có tiềm năng cho năng suất cao. Kích thức phát hoa có ảnh hưởng đến độ thông thoáng và môi sinh của quả sau này. Vì vậy, quả trên chùm cũng phân bố rất thoáng thuận lợi cho trái phát triển hơn (Phạm Chí Nguyện và Nguyễn Bảo Vệ, 2008). Tuy nhiên sự tương đương về dạng phát hoa giữa dòng nhãn mới với 2 giống nhãn còn lại có thể do quan hệ gần giữa các giống nhãn.
4.1.2.3 Một số đặc điểm trái, yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Qua kết quả khảo sát cho thấy trái của dòng nhãn mới dạng cầu dẹt (cao/rộng trái: 0,87), bờ vai gốc trái nhô cao hơn đỉnh cuống khác biệt rõ với nhãn GBL và XCV. Còn các đặc điểm khác của dòng nhãn mới như màu sắc vỏ trái nâu vàng, bề mặt vỏ trái ghồ ghề, hạt màu đen và thịt trái trắng vàng tương tự với nhãn XCV nhưng khác với nhãn GBL (vỏ trái nhẵn và thịt trái trắng trong) (Hình 4.1 và Bảng 1.3-Phụ lục 3).
Bảng 4.3: Kích thước của trái, hạt và tể trên các giống nhãn khảo sát Giống nhãn
khảo sát
Kích thước trái (cm) Kích thước hạt (cm) Kích thước tể (cm) Chiều cao
( ±SE)
Chiều rộng ( ±SE)
Cao/rộng ( ±SE)
Chiều cao ( ±SE)
Chiều rộng ( ±SE)
Chiều dài ( ±SE)
Chiều rộng ( ±SE) GBL (1) 2,55±0,02 2,55±0,06 1,01±0,02 2,07±0,04 1,76±0,03 0,86±0,02 0,68±0,01 DNM (2) 2,69±0,03 3,01±0,03 0,87±0,01 1,85±0,03 1,72±0,04 1,05±0,02 1,05±0,02 XCV (3) 2,71±0,02 2,90±0,05 0,94±0,02 2,07±0,02 1,89±0,02 1,13±0,01 0,87±0,01
T (2 với 1) ** ** ** ** ns ** **
T (2 với 3) ns ** ** ** ** ** **
Ghi chú: ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê 1% qua kiểm định T-Test.
Trái của dòng nhãn mới ngoài sự khác biệt về hình dạng còn có kích thước trái to và nặng (21,6 g) hơn so với nhãn GBL (11,8 g) và XCV (17,8 g) khác biệt qua kiểm định T-Test ở mức ý nghĩa 1% (Bảng 4.3 và 4.4). Vậy kết quả khảo sát cho thấy khối lượng trái dòng nhãn mới cao hơn nhãn GBL, XCV và cao hơn cả tiêu chuẩn bán tươi. Khối lượng trái là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến việc tiêu thụ nhãn. Ở Thái Lan, tiêu chuẩn trái nhãn tiêu thụ nội địa loại A: là loại có cỡ trái lớn (13-18,0 g/trái), tiêu chuẩn trái nhãn xuất khẩu loại tốt nhất ít hơn 70 trái/kg tức là trên 14 g/trái.
Hiện nay, ở nước ta việc phân hạng trái chưa được rõ ràng, nhưng đa số các
thương lái thích mua trái có khối lượng lớn từ 13 g trở lên vì vậy trái nhãn khối lượng lớn dễ tiêu thụ hơn những trái có khối lượng nhỏ.
Kết quả ở Bảng 4.3 cho thấy kích thước hạt của dòng nhãn mới nhỏ hơn 2 giống nhãn GBL và nhãn XCV, khác biệt qua kiểm định T-Test ở mức ý nghĩa 1% (Ngoại trừ có chiều rộng hạt là tương đương với nhãn GBL). Kích thước hạt nhỏ là một ưu điểm của giống nhãn bởi vì trái nhãn có hạt nhỏ thông thường có tỷ lệ thịt trái cao hơn và được người tiêu dùng ưa chuộng. Về dạng và kích thước tể (còn gọi là rốn, là phần đầu của hạt nơi tiếp xúc với cuống trái) của dòng nhãn mới dạng tròn khác biệt rõ với nhãn GBL và XCV (dạng elip). Dòng nhãn mới có kích cỡ tể trung bình (1,05x1,05 cm) lớn hơn so với GBL, tuy nhiên có chiều dài nhỏ hơn và chiều rộng lớn hơn so với nhãn XCV có khác biệt qua kiểm định T-Test ở mức ý nghĩa 1%.
Bảng 4.4: Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống nhãn khảo sát Giống nhãn
khảo sát Khối lượng trái (g) ( ±SE)
Số trái/
Chùm ( ±SE)
NS lý thuyết (kg/cây) ( ±SE)
NS thực thu (kg/cây) ( ±SE)
GBL (1) 11,8±0,39 23,6±0,92 24,9±1,35 22,2±0,53
DNM (2) 21,6±0,52 22,0±1,01 77,4±5,29 73,7±5,85
XCV (3) 17,8±0,39 11,3±0,71 31,7±2,01 31,5±0,21
T (2 với 1) ** ns ** **
T (2 với 3) ** ** ** **
Ghi chú: ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê 1% qua kiểm định T-Test. NS: năng suất.
Nhãn mới không những có trái to mà khả năng đậu và giữ trái trên chùm cũng khá cao (22,0 trái/chùm), cao hơn nhãn XCV (11,3 trái/chùm) có khác biệt qua kiểm định T-Test ở mức ý nghĩa 1% và tương đương với nhãn GBL (23,6 trái/chùm) nên mang nhiều lợi thế khi xét về năng suất. Trái của dòng nhãn mới do có kích thước lớn, trái to nặng gấp 1,8 lần so với nhãn GBL và gấp 1,2 lần so với nhãn XCV, khả năng đậu trái và giữ trái trên chùm đến thu hoạch cao do đó có năng suất thực thu vượt trội đạt 73,7 kg/cây 10 năm tuổi cao hơn gấp 3,3 lần so với giống nhãn GBL và gấn 2,3 lần so với nhãn XCV và có khác biệt qua kiểm định T-Test ở mức ý nghĩa 1% (Bảng 4.4).
4.1.2.4 Dấu phân tử ADN
Sự khác biệt các tính trạng hình thái bên ngoài của 3 giống nhãn khảo sát được giải thích thêm khi tìm hiểu dấu phân tử ADN bên trong nhân. Sản phẩm PCR sau khi điện di cho kết quả chiều dài các đoạn khuếch đại ở cả 3 giống nhãn khảo sát là khoảng 620 bp, kết quả này cũng phù hợp với một nghiên cứu
của Fan et al. (2008) trên cây nhãn, kết quả điện di vùng ITS trên các giống nhãn khác cũng đã ghi nhận với chiều dài từ 618-646 bp.
Kết quả giải trình tự các Nucleotide vùng ITS của 3 giống nhãn khảo sát được khoảng 620 bp/mỗi giống (Phụ lục 2) và có sự khác biệt về trình tự các Nucleotide giữa dòng nhãn mới với 2 giống nhãn còn lại chỉ xảy ra ở 4 vị trí (Hình 4.2). Trình tự Nucleotide của dòng nhãn mới khác với nhãn GBL xảy ra ở 2 điểm: Vị trí 50 (base T ở nhãn mới và base G trên nhãn GBL) và vị trí 61 (base T trên nhãn mới và A trên nhãn GBL). Sự khác biệt về trình tự Nucleotide của nhãn mới và nhãn XCV xảy ra ở nhiều điểm hơn (vị trí 1, 2 và 50). Sự khác biệt đầu tiên ở vị trí 1 (base G trên nhãn mới và C trên nhãn XCV), kế tiếp ở vị trí 2 (base A trên nhãn mới và G trên nhãn XCV) và cuối cùng là vị trí 50 (base T trên nhãn mới và G trên nhãn XCV). Như vậy, tại vị trí 50 dòng nhãn mới có trình tự là base T đều khác biệt với cả 2 giống nhãn GBL và XCV là base G, sự khác biệt về trình tự giữa nhãn mới với nhãn GBL ít hơn so với nhãn XCV nên dòng nhãn mới thể hiện mối quan hệ gần với nhãn GBL hơn nhãn XCV.
Khi giải trình tự các Nucleotide trên gen vùng ITS (620 bp) cho thấy dòng nhãn mới có tỷ lệ các base Adenine (A), Thymine (T), Guanine (G) và Cytosine (C) lần lượt là 19,8; 17,9; 30,3 và 32,9%. Do có sự khác nhau về trình tự Nucleotide nên tỷ lệ các base giữa dòng nhãn mới so với nhãn GBL và XCV cũng thể hiện sự khác biệt (Bảng 4.5). Dòng nhãn mới khác với nhãn GBL ở tỷ lệ của các base T, G và C nhưng khác với nhãn XCV ở tỷ lệ của 2 base A và G.
Bảng 4.5: Tỷ lệ các base A,T, G, C khi giải trình tự gen vùng ITS (620 bp) của 3 giống nhãn khảo sát
Giống nhãn Tỷ lệ các base (%)
Adenine (A) Thymin (T) Guanine (G) Cytosine (C)
GBL 18,9 17,3 30,5 33,4
DNM 18,9 17,9 30,3 32,9
XCV 18,7 17,9 30,5 32,9
1 2 50 61
Hình 4.2: Trình tự Nucleotide của 3 giống nhãn khảo sát
(đoạn từ 1 đến 61 có chứa các vị trí base khác biệt) 1. GBL
2. DNM 3. XCV Giống nhãn
Kết quả ở Hình 4.3 cho thấy có sự phân chia thành 2 nhóm khi dựa vào mối quan hệ di truyền của 3 giống nhãn thí nghiệm, giữa 2 nhóm có hệ số khác biệt là 0,0008. Trong đó, nhóm 1 bao gồm 2 giống nhãn (nhãn mới và GBL) có hệ số khác biệt là 0,0016 và nhóm 2 chỉ có duy nhất giống nhãn XCV tạo riêng thành một nhánh. Kết quả trên cho thấy 3 giống nhãn được khảo sát có mối quan hệ gần nhau.
Tóm lại, kết quả khảo sát cho thấy dòng nhãn mới có sự khác biệt một số tính trạng về hình thái thực vật và nông học được thể hiện ở lá, hoa và trái so với giống nhãn XCV và nhãn GBL, lá của dòng nhãn mới có kích thước lớn, màu xanh, dạng lá rộng và cách sắp xếp lá chét hơi đối gần tương đương với nhãn GBL nhưng khác biệt rõ với nhãn XCV có lá nhỏ, màu xanh vàng, dạng lá hẹp, mép lá cong cuốn xuống và các lá chét sắp xếp sole nhau trên lá kép.
Dòng nhãn mới tạo phát hoa lớn và cho hoa nhiều hơn 02 giống nhãn GBL và XCV. Dòng nhãn mới có trái dạng cầu dẹt, bờ vai gốc trái nhô cao, trái to khác biệt rõ với giống nhãn GBL nhưng có phần tương đồng với nhãn XCV. Đặc điểm về năng suất trái, dòng nhãn mới thể hiện tính vượt trội cho năng suất trái cao (73,7 kg/cây 10 năm tuổi) hơn hẳn 2 giống nhãn còn lại trong nghiên cứu. Khi xét về dấu phân tử ADN cho thấy vùng ITS có sự khác biệt giữa dòng nhãn mới với giống nhãn GBL và XCV về trình tự các Nucleotide và thành phần các base A,T, G, C.
4.1.2.5 Sâu bệnh hại chính
Các đối tượng sâu bệnh hại chính gây hại trên ba giống nhãn được khảo sát trong vụ trái từ tháng 01-09/2014 trình bày ở Bảng 4.6. Qua Bảng 4.6 cho thấy phần trăm thiệt hại do sâu, bệnh hại gây ra trên ba giống nhãn được khảo sát không đáng kể, có thể do chủ vườn đã chủ động phun thuốc sâu, bệnh và nhện phòng trừ từ đầu vụ. Dòng nhãn mới bị thiệt hại do bệnh thối trái và sâu đục trái thấp có thể do trái của dòng nhãn mới có vỏ dày, phát hoa dài và rộng nên hạn chế được sâu, bệnh. Kết quả khảo sát cho thấy cả ba giống nhãn đều không bị bệnh chổi rồng, có thể cả ba giống nhãn này đều có khả năng kháng
GBL DNM
XCV II
I
Hình 4.3: Mối quan hệ di truyền giữa 3 giống nhãn
được bệnh chổi rồng, đây cũng là tính hiệu vui cho các nhà chọn giống và địa phương để chọn và phát triển giống nhãn không bị bệnh chổi rồng.
Bảng 4.6: Kết quả về sâu bệnh hại chính trên cây nhãn và cách quản lý Đối tượng Giai đoạn xuất hiện và
gây thiệt hại
Cách phòng trị Bọ xít (Tessaratoma
papillosa)
Giai đoạn ra đọt non, ra hoa và giai đoạn mang trái, xuất hiện nhiều ở giai đoạn cây mới ra đọt non. Đều xuất hiện trên cả ba giống nhãn khảo sát. Mức gây thiệt hại trên cây không cao, không khác biệt nhiều giữa các giống nhãn khảo sát và dao động từ 5- 6%.
Chủ vườn đã chủ động phun thuốc trừ sâu, bệnh và nhện như: Aliette 80WP; Ridomil 72WP; Cyrux 25 EC; Ridomil Gold 68WP; Cyperan 10EC; Antracol 70WP để phòng ngừa vào trước các giai đoạn xuất hiện sâu bệnh hại.
Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis)
Sâu đục trái có xuất hiện từ khi trái còn rất non cho đến khi thu hoạch.
Mức gây thiệt dao động từ 4-8%
trên ba giống nhãn khảo sát.
Trong đó, dòng nhãn mới có phần trăm thiệt hại thấp 4%, hai giống nhãn XCV và GBL lần lược là 7 và 8%.
Bệnh thối trái (Phytophthora sp.)
Xuất hiện ở giai đoạn cây mang trái, nhiều nhất là khi có mưa nhiều và trái gần giai đoạn thu hoạch. Mức gây thiệt dao động từ 5-10% trên ba giống nhãn khảo sát. Trong đó, dòng nhãn mới có phần trăm thiệt hại thấp 5%, hai giống nhãn XCV và GBL lần lược là 9 và 10%.
Bệnh chổi rồng Chưa xuất hiện bệnh chổi rồng trên cả ba giống nhãn khảo sát