Tại thời điểm thu hoạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính thực vật, nông học và đông lạnh trái của dòng nhãn mới phát hiện trên giồng nhãn bạc liêu (Trang 102 - 105)

4.1 Đặc tính thực vật và nông học của dòng nhãn mới tại Bạc Liêu .1 Nguồn gốc và xuất xứ của dòng nhãn mới tại Bạc Liêu

4.2.1 Chất lượng trái của dòng nhãn mới

4.2.1.1 Tại thời điểm thu hoạch

a. Các chỉ tiêu lý học trên trái nhãn

Kết quả khảo sát ở Bảng 4.16 và Hình 4.8 cho thấy, do có trái to, hạt tương đối nhỏ nên thịt trái của dòng nhãn mới dày (5,73 mm) và chiếm tỷ lệ khá cao (70,8%), cao hơn có ý nghĩa thống kê 1% qua kiểm định T-Test so với cả 2 giống nhãn GBL (dày: 2,85 mm; tỷ lệ thịt trái: 54,6%) và XCV (dày: 4,15 mm; tỷ lệ thịt trái: 79,5%).

Kết quả về chiều dày thịt trái của 03 giống nhãn thể hiện ở mức thấp hơn so với kết quả nghiên cứu trên cây nhãn của Nguyễn Minh Châu (2009) là do chiều dày thịt trái trong thí nghiệm của luận án được đo lấy trung bình ở 3 điểm: chỗ dày nhất (vị trí thịt giữa trái) và 2 chỗ mỏng (vị trí thịt đầu trái và đáy trái). Tỷ lệ thịt trái (còn gọi là cơm trái hay cùi) là phần ăn được của trái và quyết định đến khả năng tiêu thụ của các giống nhãn. Khi được trồng cùng vườn và cùng kỹ thuật canh tác thì sự khác biệt về tỷ lệ thịt trái do đặc tính riêng của giống qui định và đa số người tiêu dùng thích giống nhãn có tỷ lệ thịt trái cao.

Bảng 4.16: Các chỉ tiêu lý học của trái trên 3 giống nhãn khảo sát tại thời điểm thu hoạch

Giống nhãn

khảo sát Dày vỏ (mm) ( ±SE)

Dày thịt (mm) ( ±SE)

Tỷ lệ thịt trái (%) ( ±SE)

Độ cứng thịt trái (kgf/cm2) ( ±SE)

GBL (1) 0,81±0,02 2,85±0,08 54,6±1,1 0,84±0,02

DNM (2) 0,98±0,04 5,73±0,33 70,8±1,1 2,56±0,10

XCV (3) 0,85±0,01 4,15±0,17 63,0±0,36 1,15±0,04

T (2 với 1) ** ** ** **

T (2 với 3) ns ** ** **

Ghi chú: ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê 1% qua kiểm định T-Test.

Kết quả khảo sát cho thấy, dòng nhãn mới có vỏ dày (0,98 mm) chiếm ưu thế tương đương với nhãn XCV và dày hơn nhãn GBL có khác biệt qua qua kiểm định T-Test ở mức ý nghĩa 1%. Độ dày vỏ trái có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế sâu bệnh và bảo vệ trái trong quá trình vận chuyển và bảo quản sau thu hoạch. Trái có vỏ dày sẽ hạn chế được sâu bệnh và tăng khả năng bảo vệ trái sau thu hoạch. Dòng nhãn mới ngoài việc có trái to, cơm dày thì thịt trái còn cứng, với độ cứng là 2,56 kgf/cm2 cao hơn so với 2 giống nhãn địa phương là GBL, XCV và có khác biệt qua kiểm định T-Test ở mức ý nghĩa 1%.

b. Các chỉ tiêu hóa học trên trái nhãn

Dòng nhãn mới ngoài việc cho năng suất cao, trái to thì phẩm chất thịt trái cũng thể hiện sự nổi trội. Thịt trái của dòng nhãn mới cứng và khô ráo với hàm lượng nước là 77,3% thấp hơn so với 2 giống nhãn địa phương là GBL, XCV và có khác biệt qua kiểm định T-Test ở mức ý nghĩa 1% (Bảng 4.17).

c

Hình 4.8: Độ dày thịt trái, vỏ trái và màu sắc thịt trái của các giống nhãn tại thời điểm thu hoạch

5 mm GBL

DNM XCV

Độ cứng và hàm lượng nước thịt trái của mỗi loại cây ăn trái thay đổi tùy theo giống, trong đó dòng nhãn mới có thịt trái cứng và ít nước phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và rất có tiềm năng trong bảo quản đông lạnh xuất khẩu.

Tổng chất rắn hòa tan trong thịt trái của dòng nhãn mới đạt 21,90Bx tương đương với giống nhãn XCV (22,40Bx) nhưng cao hơn nhãn GBL (19,90Bx) và có khác biệt qua kiểm định T-Test ở mức ý nghĩa 1%. Theo Tôn Thất Trình (2000) cho rằng TSS của trái nhãn khi tiêu thụ phải đạt từ 19- 200Bx trở lên mới kể là ngọt và dễ tiêu thụ hơn, như vậy kết quả cho thấy 3 giống nhãn trong thí nghiệm đều đạt chỉ tiêu về độ ngọt.

Bảng 4.17: Các chỉ tiêu hóa học trên thịt trái 3 giống nhãn khảo sát tại thời điểm thu hoạch

Giống nhãn khảo sát

HL nước (%) ( ±SE)

TSS (0Bx) ( ±SE)

TA (%) ( ±SE)

Đường tổng số (%)

( ±SE)

Tỷ lệ rò rỉ ion (%) ( ±SE) GBL (1) 82,5±0,5 19,9±0,5 0,11±0,004 15,6±0,3 61,0±1,1 DNM (2) 77,3±0,6 21,9±0,5 0,14±0,003 17,4±0,5 48,1±0,8 XCV (3) 79,5±0,4 22,4±0,7 0,13±0,003 17,0±0,4 54,6±0,9

T (2 với 1) ** ** ** ** **

T (2 với 3) ** ns ns ns **

Ghi chú: *: khác biệt có ý nghĩa thống kê 5%, **: khác biệt có ý nghĩa thống kê 1% qua kiểm định T-Test.

Kết quả Bảng 4.17 cho thấy hàm lượng TA của dòng nhãn mới tương đương với giống nhãn XCV và cao hơn nhãn GBL và có khác biệt qua kiểm định T-Test ở mức ý nghĩa 1%. Axit tổng số là cơ chất cho các hoạt động trao đổi chất của tế bào. Tỷ lệ TSS/TA trong thịt trái thể hiện hương vị của trái, giống có hàm lượng axit tổng số càng cao sẽ có vị chua và thơm hơn. Tương tự như hàm lượng TA, đường tổng số trong thịt trái của dòng nhãn mới đạt 17,4% tương đương với giống nhãn XCV và cao hơn nhãn GBL khác biệt qua kiểm định T-Test ở mức ý nghĩa 1%. Hàm lượng đường là thành phần chủ yếu của chất khô hòa tan và quyết định độ ngọt của quả, các loại đường chính trong thịt trái nhãn là sucrose, fructose and glucose, các giống thường có phẩm chất ngon, mùi vị hấp dẫn không nhất thiết phải kết hợp với lượng đường cao (Paull and Chen, 1987).

Kết quả thí nghiệm ở Bảng 4.17 cho thấy dòng nhãn mới có tỷ lệ rò rỉ ion ở thịt trái thấp (48,1%) so với nhãn XCV (54,6%) và GBL (61,0%) khác biệt qua kiểm định T-Test ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả nghiên cứu khác trên nhãn TDB có tỷ lệ rò rỉ ion từ 65 - 68% (Phan Thị Ngọc Hạnh, 2012), trên cây vải là 40% và có xu hướng tăng lên trong thời gian bảo quản trái (Zheng and Tian,

2006). Độ rò rỉ các ion rất có ý nghĩa trong việc đánh giá độ tươi ngon của trái cây thông qua tính toàn vẹn của hệ thống màng và vách tế bào. Trị số này càng thấp thể hiện hệ thống màng và vách tế bào nguyên vẹn, chặt chẽ giữ được phẩm chất trái tươi ngon. Như vậy, khi so sánh với nhãn GBL, XCV và nhãn TDB, thì dòng nhãn mới có độ rò rỉ thấp và rất có tiềm năng trong bảo quản đông lạnh xuất khẩu.

c. Chỉ tiêu cảm quan trên trái nhãn

Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu cảm quan trên trái nhãn ở Bảng 4.18 cho thấy cấp độ màu sắc và mùi thơm giữa các giống nhãn chênh lệch nhau không nhiều nên cả ba giống nhãn đều được đánh giá có vỏ màu nâu vàng và mùi thơm trung bình. Về thịt trái thì dòng nhãn mới có màu trắng đục tương tự như nhãn XCV nhưng khác với nhãn GBL có màu trắng trong.

Bảng 4.18: Các chỉ tiêu cảm quan trên trái của 3 giống nhãn khảo sát tại thời điểm thu hoạch

Giống nhãn Cấp độ màu sắc Cấp độ

Mùi thơm

Vỏ trái Thịt trái

GBL 3,8 (Nâu vàng) 2,3 (Trắng trong) 2,2 (Trung bình) DNM 4,0 (Nâu vàng) 2,7 (Trắng đục) 2,0 (Trung bình) XCV 4,0 (Nâu vàng) 3,0 (Trắng đục) 2,0 (Trung bình)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính thực vật, nông học và đông lạnh trái của dòng nhãn mới phát hiện trên giồng nhãn bạc liêu (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)