Đặc tính thực vật và nông học của dòng nhãn mới tại Bạc Liêu .1 Xác định nguồn gốc và xuất xứ của dòng nhãn mới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính thực vật, nông học và đông lạnh trái của dòng nhãn mới phát hiện trên giồng nhãn bạc liêu (Trang 65 - 68)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Đặc tính thực vật và nông học của dòng nhãn mới tại Bạc Liêu .1 Xác định nguồn gốc và xuất xứ của dòng nhãn mới

Luận án được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp chủ vườn, tham khảo báo cáo tổng hợp của địa phương và quan sát các vườn đang trồng.

3.3.1.2 Khảo sát đặc điểm hình thái thực vật, nông học và phân tích dấu phân tử ADN của dòng nhãn mới

- Luận án được tiến hành khảo sát mô tả và đánh giá đặc tính dòng nhãn mới với giống nhãn GBL và giống nhãn XCV từ tháng 01/2014 - 09/2014. Mỗi giống nhãn khảo sát 10 cây. Cây được chọn khảo sát ở ba giống nhãn là 10 năm tuổi được trồng trước đó trên ba khu đất liền kề nhau trong cùng một vườn và có cùng điều kiện chăm sóc tại ấp Giồng Nhãn A, xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

- Chỉ tiêu khảo sát:

+ Đặc tính thực vật và nông học: lập phiếu khảo sát về thân, lá, hoa và trái theo quy chuẩn QCVN 01-128:2013/BNNPTNT trong “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống nhãn” (BNN&PTNT, 2013).

+ Dấu phân tử ADN: Sử dụng kỹ thuật PCR phân tích trình tự vùng ITS.

Tính tỷ lệ Nucleotide của A,G,T,C; So sánh sự khác biệt trình tự Nucleotide;

Phân tích giản đồ phả hệ (Được mô tả chi tiết ở mục 3.6 Phương pháp thu thập số liệu và phân tích các chỉ tiêu).

+ Ngoài ra, luận án còn ghi nhận về tình hình xuất hiện và gây hại của các đối tượng sâu bệnh hại chính trên cây nhãn ở các giống khảo sát như: Đối tượng xuất hiện; Giai đoạn xuất hiện; Phần trăm gây thiệt hại trên cây.

3.3.1.3 Đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của dòng nhãn mới a. Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của dòng nhãn mới theo các độ tuổi của cây

- Luận án được thực hiện khảo sát mô tả, đánh giá sự sinh trưởng và phát triển cây nhãn dòng mới ở 3 độ tuổi khác nhau: 10 năm tuổi; 7 năm tuổi; 3 năm

tuổi (Hình 3.4) từ tháng 01/2015-09/2015. Mỗi độ tuổi khảo sát 10 cây. Cây chọn khảo sát ở ba độ tuổi được trồng trước đó trên ba khu đất liền kề nhau trong cùng một vườn tại ấp Giồng Nhãn A, xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

- Chỉ tiêu khảo sát: Lập phiếu khảo sát về thân, lá, hoa và trái theo quy chuẩn QCVN 01-128:2013/BNNPTNT trong “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống nhãn”

(BNN&PTNT, 2013). Ngoài ra, còn đánh giá thêm chỉ tiêu về chiều cao cây, rộng tán, chu vi thân, ghi nhận về tình hình xuất hiện và gây hại của các đối tượng sâu bệnh hại chính trên cây nhãn ở các giống khảo sát (Đối tượng xuất hiện; Giai đoạn xuất hiện; Phần trăm gây thiệt hại trên cây).

b. Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của dòng nhãn mới ở các phương pháp nhân giống vô tính khác nhau

- Luận án được thực hiện khảo sát mô tả, đánh giá sự sinh trưởng và phát triển cây nhãn dòng mới được nhân giống vô tính bằng các phương pháp khác nhau: Dòng nhãn mới trồng bằng nhánh chiết; Dòng nhãn mới ghép trên gốc

a b

c

Hình 3.4: Cây nhãn dòng mới khảo sát ở các độ tuổi khác nhau (a) Cây nhãn dòng mới 10 năm tuổi; (b) Cây nhãn dòng mới 7 năm tuổi; (c) Cây nhãn dòng mới 3 năm tuổi

nhãn Tiêu Da Bò; Dòng nhãn mới ghép trên gốc nhãn XCV (Hình 3.5) từ tháng 01/2015-09/2015. Mỗi phương pháp nhân giống vô tính khảo sát 10 cây. Cây được chọn khảo sát là cây 7 năm tuổi được trồng trước đó trên ba khu đất liền kề nhau trong cùng một vườn tại ấp Giồng Nhãn A, xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

- Chỉ tiêu khảo sát: Lập phiếu khảo sát về thân, lá, hoa và trái theo quy chuẩn QCVN 01-128:2013/BNNPTNT trong “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống nhãn”

(BNN&PTNT, 2013). Ngoài ra, còn đánh giá thêm chỉ tiêu về chiều cao cây, rộng tán, chu vi thân, ghi nhận về tình hình xuất hiện và gây hại của các đối tượng sâu bệnh hại chính trên cây nhãn ở các giống khảo sát (Đối tượng xuất hiện; Giai đoạn xuất hiện; Phần trăm gây thiệt hại trên cây).

c. Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của dòng nhãn mới ở các vùng canh tác khác nhau

- Dòng nhãn mới được thực hiện trồng mới bắt đầu từ tháng 04/2014 và theo dõi đánh giá đến tháng 09/2016 trên các vùng trồng nhãn trọng điểm ven

a

c

b

Hình 3.5: Cây nhãn dòng mới 7 năm tuổi được nhân giống vô tính bằng các phương pháp khác nhau: (a) Ghép trên gốc TDB; (b) Ghép trên gốc XCV; (c) Trồng bằng nhánh chiết

biển khác nhau. Cây giống trồng là nhánh dòng nhãn mới được ghép trên gốc ghép là nhãn Tiêu da bò. Luận án được thực hiện khảo sát mô tả, đánh giá sự sinh trưởng và phát triển cây nhãn dòng mới được trồng ở 4 địa điểm: (1) Xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu; (2) Xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng; (3) Xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh; (4) Xã Cái Mơn, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Mỗi địa điểm được trồng và khảo sát 10 cây.

- Chỉ tiêu khảo sát:

+ Đặc tính thực vật và nông học lập phiếu khảo sát về thân, lá, hoa và trái theo quy chuẩn QCVN 01-128:2013/BNNPTNT trong “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống nhãn” (BNN&PTNT, 2013).

+ Các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất và thành phần năng suất: Chiều cao cây; Rộng tán; Chu vi thân; Tổng số cơi đọt; Thời gian ra hoa; Số trái trên chùm; Năng suất. Lấy chỉ tiêu lúc thu hoạch vụ trái đầu tiên.

+ Chỉ tiêu về đặc tính đất và nước tại các địa điểm nghiên cứu: Sa cấu, pH, Carbon hữu cơ, EC, Cation trao đổi (các ion: Ca2+; Mg2+; Na+; K+), Đạm tổng số, Lân tổng số, pHH20, EC H20.

+ Ngoài ra, luận án còn ghi nhận về tình hình xuất hiện và gây hại của các đối tượng sâu bệnh hại chính trên cây nhãn ở các giống khảo sát (Đối tượng xuất hiện; Giai đoạn xuất hiện; Phần trăm gây thiệt hại trên cây).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính thực vật, nông học và đông lạnh trái của dòng nhãn mới phát hiện trên giồng nhãn bạc liêu (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)