Biện pháp canh tác nâng cao khả năng đông lạnh trái của dòng nhãn mới tại Bạc Liêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính thực vật, nông học và đông lạnh trái của dòng nhãn mới phát hiện trên giồng nhãn bạc liêu (Trang 68 - 73)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.2 Biện pháp canh tác nâng cao khả năng đông lạnh trái của dòng nhãn mới tại Bạc Liêu

3.3.2.1 Chất lượng trái của dòng nhãn mới

- Luận án được tiến hành khảo sát mô tả và đánh giá chất lượng trái của dòng nhãn mới với giống nhãn GBL và giống nhãn XCV từ tháng 01/2015 đến 12/2015. Mỗi giống nhãn khảo sát 10 cây. Cây được chọn khảo sát ở ba giống nhãn là 10 năm tuổi được trồng trước đó trên ba khu đất liền kề nhau trong cùng một vườn và có cùng điều kiện chăm sóc tại ấp Giồng Nhãn A, xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

- Các chỉ tiêu khảo sát: Khối lượng trái; Dày vỏ và dày thịt trái; Tỷ lệ thịt trái; Hàm lượng nước thịt trái; Hàm lượng chất khô hoà tan tổng số (TSS);

Hàm lượng axit tổng số (TA); Hàm lượng đường tổng số; Tỷ lệ rò rỉ ion của thịt trái; Độ cứng thịt trái; Đánh giá cảm quan về màu sắc vỏ trái, màu sắc thịt trái, mùi thơm; Chỉ số hóa nâu vỏ trái; Đánh giá cấu trúc mô học thịt trái.

3.3.2.2 Biện pháp canh tác nâng cao khả năng đông lạnh trái của dòng nhãn mới

Thí nghiệm 1: Cung cấp calcium cho trái ở giai đoạn tiền thu hoạch Thí nghiệm được thực hiện từ 01/2015 đến 12/2015 tại Ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu trên cây nhãn dòng mới 4 năm tuổi (Hình 3.6).

- Cách tiến hành thí nghiệm thăm dò nồng độ calcium: Bố trí thí nghiệm thăm dò về nồng độ của 2 dạng calcium: CaCl2 và Ca(NO3)2. Thí nghiệm được thực hiện thăm dò ở các dãy nồng độ: 1; 1,5; 2; 2,5; 3% trên từng dạng calcium: CaCl2 và Ca(NO3)2 (phun ở giai đoạn lá non). Kết quả tìm được nồng độ CaCl2 (2,5%) và Ca(NO3)2 (2%) đã không gây cháy nám lá non nhãn. Trong khi, ở nồng độ 3% dạng CaCl2 và 2,5% dạng Ca(NO3)2 đã gây cháy nám lá non (Hình 3.7).

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố trong khối hoàn toàn ngẫu nhiên, có 9 nghiệm thức là tổ hợp của 2 nhân tố.

Nhân tố A là dạng calcium: Ca(NO3)2 (2%); CaCl2 (2,5%); Đối chứng (phun nước). Nhân tố B là số lần phun: Phun 1 lần vào thời điểm 90 ngày sau khi đậu trái; Phun 2 lần vào thời điểm 75 và 90 ngày sau khi đậu trái; Phun 3 lần vào thời điểm 60, 75 và 90 ngày sau đậu trái (SĐT). Có 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là một cây. Phun CaCl2 và Ca(NO3)2 ướt hết mặt trên và dưới của lá và trái vào buổi sáng sớm (phun 1,5 lít/cây). Có bố trí thí nghiệm thăm dò và chọn nồng độ cao nhất của 2 dạng calcium trên mà không gây cháy nám lá.

Hình 3.6: Cây nhãn dòng mới 4 năm tuổi bố trí thí nghiệm phun calcium tại xã Vĩnh Trạch Đông

- Các chỉ tiêu đánh giá:

+ Các chỉ tiêu về chất lượng trái: Khối lượng trái; Dày vỏ và dày thịt trái;

Tỷ lệ thịt trái; Hàm lượng nước thịt trái; TSS; TA; Hàm lượng đường tổng số;

Tỷ lệ rò rỉ ion của thịt trái; Độ cứng thịt trái; Hàm lượng calcium pectate trong vỏ và thịt trái nhãn; Đánh giá cảm quan về màu sắc vỏ trái; Chỉ số hóa nâu vỏ trái; Đánh giá cấu trúc mô học của thịt trái.

+ Các chỉ tiêu ngoài đồng: Tỷ lệ rụng trái; Năng suất; Khối lượng trái.

Ngoài ra, luận án còn ghi nhận về tình hình xuất hiện và gây hại của các đối tượng sâu bệnh hại chính trên cây nhãn ở các giống khảo sát (Đối tượng xuất hiện; Giai đoạn xuất hiện; Phần trăm gây thiệt hại trên cây).

Thí nghiệm 2: Cung cấp calcium cho trái ở giai đoạn sau thu hoạch Thí nghiệm được thực hiện từ 07/2015 đến 12/2015 tại khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Trái nhãn bố trí thí nghiệm được thu trên các cây nhãn 4 năm tuổi trồng trong cùng một vườn tại Ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu (Thu trái ở cây nhãn 4 năm tuổi ở thí nghiệm này độc lập với cây nhãn bố trí thí nghiệm cung cấp calcium giai đoạn TTH ở mục 3.3.2.2.a).

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố trong khối hoàn toàn ngẫu nhiên, có 10 nghiệm thức là tổ hợp của 2 nhân tố.

Nhân tố A là thời gian nhúng trái: 10 phút và 20 phút. Nhân tố B là là nồng độ CaCl2: 0; 2; 4; 6 và 8% CaCl2. Có 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1,5 kg trái.

a b

Hình 3.7: Hình lá non nhãn bị cháy nám khi phun Calcium ở nồng độ cao (a) Phun CaCl2 (3%); (b) Phun Ca(NO3)2 (2,5%)

- Các chỉ tiêu đánh giá: Khối lượng trái; Dày vỏ và dày thịt trái; Tỷ lệ thịt trái; Hàm lượng nước thịt trái; TSS; TA; Hàm lượng đường tổng số; Tỷ lệ rò rỉ ion của thịt trái; Độ cứng thịt trái; Hàm lượng calcium pectate trong vỏ và thịt trái nhãn; Đánh giá cảm quan về màu sắc vỏ trái; Chỉ số hóa nâu vỏ trái; Đánh giá cấu trúc mô học của thịt trái.

Thí nghiệm 3: Che gốc làm giảm ẩm độ đất vùng rễ cây nhãn dòng mới ở giai đoạn tiền thu hoạch

Thí nghiệm được thực hiện từ 01/2015 đến 12/2015 tại ấp Biển Tây B- Vĩnh Trạch Đông -TP. Bạc Liêu-Bạc Liêu trên cây nhãn dòng mới 4 năm tuổi.

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) gồm 4 nghiệm thức, 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là một cây. Các nghiệm thức:

+ NT1: Không che gốc (ĐC).

+ NT2: Che gốc lúc 8 tuần SĐT đến thu hoạch.

+ NT3: Che gốc lúc 10 tuần SĐT đến thu hoạch.

+ NT4: Che gốc lúc 12 tuần SĐT đến thu hoạch.

- Cách tiến hành nghiệm thức:

Cây nhãn thí nghiệm được che gốc xung quanh và bằng đường kính tán cây ở thời điểm 8, 10 và 12 tuần SĐT cho đến khi thu hoạch bằng màng PE trong suốt để làm giảm ẩm độ đất. Đào rãnh thoát nước chung cho cả vườn và xung quanh tán của mỗi gốc cây cũng đều được đào rãnh sâu 40 cm, rộng 20 cm để cố định vùng che phủ cho từng cây và đảm bảo cho việc thoát nước mưa được dễ dàng hơn (Hình 3.8).

- Các chỉ tiêu đánh giá:

+ Chỉ tiêu về chất lượng trái: Khối lượng trái; Dày vỏ và dày thịt; Tỷ lệ thịt trái; Hàm lượng nước thịt trái; TSS; TA; Hàm lượng đường tổng số; Tỷ lệ rò rỉ ion của thịt trái; Độ cứng thịt trái; Đánh giá cảm quan về màu sắc vỏ trái;

Đánh giá cấu trúc mô học của thịt trái.

+ Chỉ tiêu ngoài đồng: Ẩm độ đất; Tỷ lệ rụng trái; Năng suất; Khối lượng. Ngoài ra, luận án còn ghi nhận về tình hình xuất hiện và gây hại của các đối tượng sâu bệnh hại chính trên cây nhãn ở các giống khảo sát (Đối tượng xuất hiện; Giai đoạn xuất hiện; Phần trăm gây thiệt hại trên cây).

Thí nghiệm 4: Biện pháp kết hợp giữa che gốc làm giảm ẩm độ đất rùng rễ và cung cấp calcium cho trái dòng nhãn mới

Thí nghiệm được thực hiện từ 01/2016 đến 12/2016 tại ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu trên cây nhãn dòng mới 4 năm tuổi.

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo RCBD gồm 4 nghiệm thức, 5 lần lặp lại và mỗi lần lặp lại là một cây. Các nghiệm thức như sau:

+ NT1: Đối chứng không xử lý.

+ NT2: Che gốc lúc 10 tuần SĐT đến thu hoạch + phun CaCl2 (2,5%) 3 lần (60, 75, 90 ngày SĐT).

+ NT3: Che gốc lúc 10 tuần SĐT đến thu hoạch + phun CaCl2 (2,5%) 3 lần (60, 75, 90 ngày SĐT) + nhúng CaCl2 (8%) trong 20 phút STH.

+ NT4: Che gốc lúc 10 tuần SĐT đến thu hoạch + nhúng CaCl2 (8%) trong 20 phút STH.

- Các chỉ tiêu đánh giá:

+ Các chỉ tiêu về chất lượng trái: Dày vỏ và dày thịt; Tỷ lệ thịt trái; Hàm lượng nước thịt trái; TSS; TA; Hàm lượng đường tổng số; Tỷ lệ rò rỉ ion của thịt trái; Độ cứng thịt trái; Đánh giá cảm quan về màu sắc vỏ trái.

+ Các chỉ tiêu ngoài đồng: Tỷ lệ rụng trái; Năng suất; Khối lượng trái.

Ngoài ra, luận án còn ghi nhận về tình hình xuất hiện và gây hại của các đối Hình 3.8: Cách che gốc nhãn thí nghiệm làm giảm ẩm độ đất

tượng sâu bệnh hại chính trên cây nhãn ở các giống khảo sát (Đối tượng xuất hiện; Giai đoạn xuất hiện; Phần trăm gây thiệt hại trên cây).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính thực vật, nông học và đông lạnh trái của dòng nhãn mới phát hiện trên giồng nhãn bạc liêu (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)