4.1 Đặc tính thực vật và nông học của dòng nhãn mới tại Bạc Liêu .1 Nguồn gốc và xuất xứ của dòng nhãn mới tại Bạc Liêu
4.1.3 Sự sinh trưởng và phát triển của dòng nhãn mới
4.1.3.3 Sự sinh trưởng và phát triển của dòng nhãn mới ở các vùng canh tác khác nhau
a. Đặc tính thân cành và năng suất
Kết quả khảo sát ghi nhận ở Bảng 4.13 và Hình 4.6 cho thấy, chiều cao cây nhãn được trồng ở các vùng canh tác khác nhau có sự khác biệt thống kê.
Trong đó, chiều cao cây của dòng nhãn mới được trồng tại Bạc Liêu (2,05 m) tương đương với trồng ở Trà Vinh (2,01 m), cao hơn so với trồng ở Bến Tre (1,92 m) nhưng thấp hơn ở Sóc Trăng (2,15 m), có khác biệt qua kiểm định T- Test ở mức ý nghĩa lần lược là 5% và 1%.
Kết quả khảo sát sự phát triển về chu vi thân của cây dòng nhãn mới sau khi trồng hai năm ở các vùng canh tác khác nhau cho thấy cây trồng tại Bạc Liêu phát triển mạnh có chu vi thân tương đương với trồng ở Bến Tre nhưng lớn hơn so với trồng ở Sóc Trăng và Trà Vinh có khác biệt qua kiểm định T- Test ở mức ý nghĩa 1%. Về chiều rộng của tán, số cơi đọt và năng suất trái thực thu, cây dòng nhãn mới trồng tại Bạc Liêu chiếm ưu thế hơn, phát triển mạnh cho tán rộng và số cơi đọt nhiều tương đương với trồng ở Sóc Trăng và cao hơn so với trồng ở Trà Vinh và Bến Tre có khác biệt qua kiểm định T-Test ở mức ý nghĩa 1% (Bảng 4.13).
Bảng 4.13: Tăng trưởng và năng suất của cây dòng nhãn mới được trồng ở các vùng canh tác khác nhau
Ghi chú: BL: Bạc Liêu; ST: Sóc Trăng; TV: Trà Vinh; BT: Bến Tre; NSLT: Năng suất lý thuyết; NSTT: Năng suất thực thu; ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa thống kê 5%; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê 1% qua kiểm định T-Test.
Như vậy, qua kết quả khảo sát thấy rằng cây dòng nhãn mới trồng trên vùng canh tác thích hợp sẽ phát triển mạnh về chiều rộng tán và tổng số cơi đọt ảnh hưởng làm tăng năng suất trái của cây, tuy nhiên đây là kết quả khảo sát trên cây nhãn mới cho trái vụ đầu nên năng suất chưa ổn định, cần khảo sát thêm các vụ trái tiếp theo để có những đánh giá và kết luận chính xác hơn.
Vùng canh tác
Chiều cao cây (m) ( ±SE)
Chu vi thân (cm) ( ±SE)
Rộng tán (m) ( ±SE)
Tổng số cơi đọt ( ±SE)
NSLT (kg/cây) ( ±SE)
NSTT (kg/cây) ( ±SE) BL (1) 2,05±0,02 23,5±0,4 3,12±0,03 24,2±0,5 11,8±0,4 9,7±0,2 ST (2) 2,15±0,03 22,3±0,2 3,05±0,04 23,5±0,4 11,4±0,2 9,1±0,2 TV (3) 2,01±0,03 21,9±0,2 2,97±0,04 21,6±0,3 11,3±0,5 8,8±0,2 BT (4) 1,92±0,03 22,8±0,2 2,91±0,04 21,4±0,2 10,6±0,4 8,6±0,2
T (1 với 2) * ** ns ns ns ns
T (1 với 3) ns ** ** ** ns **
T (1 với 4) ** ns ** ** ns **
Trong kỹ thuật canh tác, chiều cao cây có thể điều chỉnh bằng cách cắt cành tạo tán và đa số nhà vườn lại thích cây có tán thấp hơn so với tán cao. Theo Trần Thế Tục (2004a) cho rằng việc tạo hình và cắt tỉa được thực hiện bắt đầu từ năm thứ hai trở đi vào trước lúc mọc cành xuân, những giống nhãn có chiều cao cây thấp và dạng tán hình vòm củ hành sẽ dễ dàng cho việc chăm sóc và thu hoạch.
Kết quả khảo sát về đặc tính thân cành thì khá ổn định theo đặc tính của giống và do giống qui định, thân cây dòng nhãn mới ở các vùng canh tác khác nhau trong thí nghiệm đều thể hiện dạng thân gỗ, vỏ cây hơi sần sùi, mọc thẳng, có tán dạng vòm củ hành và có tập tính phân cành nghiêng (Hình 4.6).
Như vậy có thể thấy rằng các đặc tính thân cành của dòng nhãn mới ổn định và chưa thấy thay đổi khi trồng ở các vùng canh tác khác nhau trong 2 năm.
b. Đặc tính lá
Kết quả khảo sát ở Bảng 4.14 cho thấy cây dòng nhãn mới trồng tại Bạc Liêu phát triển mạnh cho chiều dài lá kép lớn hơn so với các vùng canh tác khảo sát và có khác biệt qua kiểm định T-Test (ở mức ý nghĩa 1% so với trồng
c
a b
d
Hình 4.6: Cây nhãn dòng mới trồng được 2 năm tại các vùng canh tác khác nhau (a): Xã Hiệp Thành, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu; (b): Xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng; (c): Xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh;((d): Xã Cái Mơn, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre
ở Bến Tre, 5% đối với ở Sóc Trăng và Trà Vinh). Tuy nhiên, về kích thước chét và số lượng lá chét/kép của dòng nhãn mới được trồng tại Bạc Liêu không có sự khác biệt qua phân tích thống kê so với các vùng canh tác Sóc Trăng, Trà Vinh và Bến Tre với số lượng lá chét/lá kép từ 9,2-9,4 lá, chiều dài lá chét từ 9,3-9,5 cm, chiều rộng lá chét từ 4,5-4,7 cm, tỷ số dài/rộng lá chét từ 2,0-2,1.
Đặc tính về lá của dòng nhãn mới được trồng ở các vùng canh tác khác nhau cũng cho kết quả tương đồng nhau về màu sắc và hình dạng, cây nhãn được trồng ở các vùng canh tác trong nghiên cứu đều có lá dạng bầu dục, lá non màu tím đỏ, khi già có màu xanh, lông mặt dưới lá ít, độ bóng láng của lá già trung bình, rìa lá phẳng, đỉnh lá tù, gốc lá dạng tù và đối xứng. Nhưvậy, ở các vùng đất canh tác khác nhau trong nghiên cứu đã không ảnh hưởng đến kích thước và tính đặc trưng về màu sắc, hình dạng của lá chét dòng nhãn mới.
Bảng 4.14: Kích thước lá chét và lá kép của dòng nhãn mới được trồng 2 năm ở các vùng canh tác khác nhau
Vùng canh tác
Dài lá kép (cm) ( +SE)
Số lượng lá chét/lá kép
( +SE)
Dài lá chét (cm) ( +SE)
Rộng lá chét (cm) ( +SE)
Tỷ số dài/rộng lá chét ( +SE) BL (1) 29,4±0,2 9,2±0,18 9,4±0,19 4,6 ±0,15 2,1±0,06
ST (2) 28,6±0,3 9,4±0,18 9,5±0,22 4,6 ±0,12 2,1±0,08 TV (3) 28,1±0,4 9,3±0,17 9,4±0,18 4,7±0,10 2,0±0,06 BT (4) 27,5±0,4 9,2±0,19 9,3±0,22 4,5±0,12 2,1±0,07
T (1 với 2) * ns ns ns ns
T (1 với 3) * ns ns ns ns
T (1 với 4) ** ns ns ns ns
Ghi chú: BL: Bạc Liêu; ST: Sóc Trăng; TV: Trà Vinh; BT: Bến Tre; ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa thống kê 5%; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê 1% qua kiểm định T-Test.
c. Đặc tính hoa
Kết quả khảo sát cho thấy đặc điểm về hoa của dòng nhãn mới được trồng ở các vùng canh tác khác nhau cũng đều cho kết quả tương tự nhau và không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Sau hai năm trồng, cây được trồng ở các viungf khảo sát đều cho ra hoa tự nhiên, vị trí phát hoa ở đầu cành, kích thước phát hoa (dài x rộng) dao động 51,3 x 33,7-52,9 x 35,0 cm, dạng phát hoa hơi xòe với tỷ số dài/rộng dao động 1,48-1,53 và có tổng số hoa/phát hoa 4989-5061 (Bảng 1.24 – Phụ lục 3). Như vậy, ở các vùng canh tác khác nhau đã không làm ảnh hưởng đến kích thước và tính đặc trưng của hoa dòng nhãn mới.
d. Đặc tính trái
Kết quả khảo sát cho thấy dòng nhãn mới được trồng ở các vùng canh tác khác nhau cho kích thước trái (3,01x3,50- 3,06x3,54 cm), hạt (1,85x1,79- 1,90x1,82 cm) và tể (1,17x1,05-1,21x1,07 cm) tương đương nhau không có khác biệt qua phân tích thống kê. Về dạng và màu sắc trái thì ở các nghiệm thức đều có trái dạng cầu dẹt đối xứng (có tỷ số cao/rộng dao động 0,86-0,87), đỉnh trái dạng cầu dẹt, bờ vai gốc trái nhô cao so với đỉnh cuốn, vỏ trái màu nâu vàng, bề mặt vỏ trái ghồ ghề, có hạt màu đen và thịt trái màu trắng vàng (Bảng 1.26 - Phụ lục 3 và Hình 4.7).
Kết quả khảo sát trình bày ở Bảng 4.15 cho thấy các chỉ tiêu nông học của trái dòng nhãn mới được trồng tại Bạc Liêu tương đương với trồng tại Sóc Trăng (NT2), Trà Vinh (NT3) và Bến Tre (NT4) và không có sự khác biệt qua phân tích thống kê với số trái/chùm dao động 21,3-22,1 trái, khối lượng trái 20,4-21,3 g, tỷ lệ thịt trái 65,8-67,1% và dày thịt trái 6,3-6,4 mm.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát về chỉ tiêu hàm lượng chất rắn hòa tan tổng số (TSS) và hàm lượng nước thịt trái cho thấy thấy, trái của cây dòng nhãn mới được trồng tại Bạc Liêu có TSS cao và hàm lượng nước thịt trái thấp có khác biệt qua kiểm định T-Test ở mức ý nghĩa 1% đối với trồng tại Sóc Trăng và Trà Vinh, ở mức ý nghĩa 5% đối với trồng tại Bến Tre. Như vậy, qua kết quả khảo sát thấy rằng, khi trồng cây nhãn dòng mới ở các cùng canh tác Sóc
Hình 4.7: Hình dạng, màu sắc và kích thước của trái, hạt và tỷ lệ thịt trái trên dòng nhãn mới được trồng ở các vùng canh tác khác nhau
DNM trồng tại Bạc Liêu
DNM trồng
tại Sóc Trăng DNM trồng
tại Trà Vinh DNM trồng
tại Bến Tre
Trăng, Trà Vinh và Bến Tre đã ảnh hưởng làm tăng nhẹ hàm lượng nước (1,8- 2,4%) và giảm lượng ít tổng chất rắn hòa tan (1,2-1,80Bx) so với tại Bạc Liêu.
Bảng 4.15: Một số chỉ tiêu nông học và chất lượng của trái dòng nhãn mới được trồng 2 năm ở các vùng canh tác khác nhau
Vùng canh tác
Số trái/
Chùm ( +SE)
Khối lượng (g) ( +SE)
Tỷ lệ thịt (%) ( +SE)
Dày thịt (mm) ( +SE)
TSS (0Bx) ( +SE)
Hàm lượng nước (%)
( +SE) BL (1) 21,7±0,4 21,3±0,4 67,0±0,4 6,4±0,15 21,9±0,4 78,1±0,6 ST (2) 22,1±0,4 20,6±0,4 66,5±0,5 6,3±0,15 20,5±0,2 80,1±0,3 TV (3) 21,3±0,3 21,1±0,5 67,1±0,5 6,4±0,20 20,1±0,2 80,5±0,3 BT (4) 21,8±0,4 20,4±0,4 65,8±0,6 6,4±0,18 20,7±0,3 79,9±0,4
T (1 với 2) ns ns ns ns ** **
T (1 với 3) ns ns ns ns ** **
T (1 với 4) ns ns ns ns * *
Ghi chú: BL: Bạc Liêu; ST: Sóc Trăng; TV: Trà Vinh; BT: Bến Tre; ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa thống kê 5%; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê 1% qua kiểm định T-Test.
Tóm lại, qua kết quả khảo sát thấy rằng, cây nhãn dòng mới trong nghiên cứu đều thích nghi, sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất cao, phẩm chất ngon trên các vùng canh tác khác nhau trong nghiên cứu, trong đó, dòng nhãn mới trồng tại Bạc Liêu thể hiện ưu thế hơn so với các vùng canh tác khác, sinh trưởng và phát triển mạnh, thịt trái có độ Brix cao và khô ráo ít nước hơn. Ở các vùng canh tác Sóc Trăng, Trà Vinh và Bến Tre có ảnh hưởng làm tăng hàm lượng nước thịt trái của dòng nhãn mới nên hàm lượng chất rắn hòa tan tổng số trong dịch trái giảm (nhưng vẫn giữ ở mức chất lượng cao hơn các giống nhãn khác) so với trồng tại vùng đất Giồng cát Bạc Liêu. Tuy nhiên, khảo sát chỉ được đánh giá đến thời điểm cây cho trái vụ đầu tiên nên năng suất và phẩm chất chưa ổn định, cần theo dõi và đánh giá thêm sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng trái ở các vụ sau..
Kết quả ở thí nghiệm che gốc làm giảm ẩm độ đất cho thấy đã làm ảnh hưởng đến hàm lượng nước thịt trái. Do đó, khi canh tác nhãn trên vùng đất Giồng cát Bạc Liêu, đặc tính đất có thành phần sa cấu là đất cát (Bảng 3.1) có khả năng giữ nước trong đất kém, ẩm độ đất thấp đã làm cho hàm lượng nước thịt trái thấp, thịt trái khô ráo hơn so với vùng canh tác tại Sóc Trăng (đất thịt trung bình pha sét, nhiễm phèn nhẹ tầng mặt được trình bày ở Bảng 3.2), Trà Vinh (đất thịt nhẹ pha sét, nhiễm phèn nhẹ tầng mặt được trình bày ở Bảng 3.3) và Bến Tre (đất sét pha thịt, nhiễm phèn nhẹ được trình bày ở Bảng 3.4).
Tuy có ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu về chất lượng trái, nhưng trái nhãn ở các nghiệm thức vẫn thể hiện giá trị chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng và có tiềm năng suất khẩu. Do vậy cây nhãn dòng mới vẫn thích hợp trồng ở các vùng canh tác có cùng điều kiện ở ĐBSCL. Điều này cũng phù hợp với nhận định của Trần Thế Tục (2004a), nhãn là cây ăn trái nhiệt đới tương đối dễ trồng và thích nghi rộng trên nhiều vùng sinh thái ở cả 3 miền nước ta, từ vùng đất giồng, đất nhiễm mặn đến đất phù sa.
e. Sâu bệnh hại chính
Kết quả khảo sát về sâu bệnh hại chính gây hại trên dòng nhãn mới được trồng ở các vùng canh tác khác nhau từ tháng 04/2014 đến tháng 09/2016 cho thấy có xuất hiện các đối tượng sâu bệnh hại trên cây nhãn ở các vùng trồng như: Bọ xít (Tessaratoma papillosa); Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis);
Bệnh thối trái (Phytophthora sp.). Tuy nhiên do chủ vườn đã chủ động phun thuốc sâu, bệnh và nhện phòng trừ vào các giai đoạn xuất hiện sâu bệnh nên thiệt hại do sâu, bệnh hại gây ra không đáng kể. Kết quả theo dõi khảo sát cho thấy cây của dòng nhãn mới ở cả 4 vùng canh tác cũng đều không bị bệnh chổi rồng trong suốt thời gian trồng. Rất có thể dòng nhãn mới này có khả năng kháng được bệnh chổi rồng, do vậy cần có những nghiên cứu chuyên sâu về bệnh chổi rồng trên dòng nhãn mới này ở diện rộng.
4.2 Biện pháp canh tác nâng cao khả năng đông lạnh trái của dòng nhãn mới tại Bạc Liêu