CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.5 Phương pháp thu thập số liệu và phân tích các chỉ tiêu
3.5.4 Chỉ tiêu về chất lượng trái
3.5.4.1 Cách xử lý mẫu và thu thập số liệu
Ngay STH, trái nhãn được vận chuyển về phòng thí nghiệm, cắt cuống, rửa sạch bụi bẩn bám trên nhãn, để ráo, một phần đem phân tích chất lượng trái trong điều kiện bình thường, một phần đem xử lý đông lạnh nhanh ở -450C trong 30 phút (tủ cấp đông MDF-U73V của Nhật) và tồn trữ ở -180C (tủ tồn trữ đông MDF-263 của Nhật) theo qui trình bảo quản của Trần Đức Ba và ctv.
(2006). Trái nhãn được cho vào mỗi túi PE là 0,5 kg khi đưa vào cấp đông và tồn trữ (Hình 3.9).
Chỉ tiêu được ghi nhận ở 2 thời điểm: Thời điểm ngay STH ở điều kiện phòng thí nghiệm và sau đông lạnh (SĐL) nhanh tồn trữ 30 ngày (Rã đông trong môi trường không khí ở điều kiện tự nhiên phòng thí nghiệm sau 2 giờ đem phân tích). Riêng thí nghiệm cung cấp calcium cho trái ở giai đoạn STH được ghi nhận chỉ tiêu ở 15 và 30 ngày SĐL.
Tổng khối lượng trái nhãn thu ở thí nghiệm mục 3.4.2.1 về chất lượng trái của dòng nhãn mới là 30 kg; mục 3.4.2.2 cung cấp cacilum ở giai đoạn TTH là 70 kg; mục 3.4.2.3 cung cấp cacilum ở giai đoạn STH là 45 kg; mục 3.4.2.4 giảm ẩm độ đất trồng vùng rễ ở giai đoạn TTH là 40 kg; mục 3.4.2.5 biện pháp kết hợp giữa ẩm độ đất và cung cấp calcium là 30 kg. Trong đó số trái dùng phân tích chỉ tiêu là: Phân tích phẩm chất 15 trái/1 lần lặp lại ở từng thời điểm lấy chỉ tiêu của nghiệm thức; Đánh giá chỉ số hóa nâu vỏ trái: quan sát 10 trái/lặp lại/nghiệm thức trong suốt 2 thời điểm lấy chỉ tiêu; Cảm quan về mùi thơm, màu sắc vỏ và thịt trái: quan sát 30 trái/nghiệm thức riêng cho mỗi thời điểm lấy chỉ tiêu; Quan sát mô thịt trái: 10 trái/lặp lại/nghiệm thức cho từng thời điểm lấy chỉ tiêu.
3.5.4.2 Phương pháp phân tích
- Khối lượng trái (g): Sử dụng cân điện tử 2 số lẻ hiệu Sartorius do Mỹ sản xuất.
- Dày vỏ và dày thịt (mm): Dùng thước kẹp đo tại 3 vị trí: 1 điểm trên hai vai trái (nơi dày nhất), 1 điểm ở giữa trái và 1 điểm ở đáy trái (nơi mỏng nhất) và lấy trung bình 3 điểm đo.
- Tỷ lệ thịt trái (%) =
- Hàm lượng nước thịt trái (%): Được xác định bằng phương pháp sấy đến khối lượng không đổi. Hàm lượng nước thịt trái được tính như sau:
W = ((M1 - M2)/M) x 100%
Trong đó: W là hàm lượng nước thịt trái (%)
M1 là khối lượng cốc sứ và mẫu thịt trái nhãn trước khi sấy (g) M2 là khối lượng cốc sứ và mẫu thịt trái nhãn sau khi sấy (g) M là khối lượng mẫu thịt trái nhãn đem sấy (g)
- Hàm lượng chất rắn hoà tan tổng số (0Bx): Được xác định theo TCVN 4417-87 đo bằng khúc xạ kế hiệu Atago, Nhật Bản sản xuất, thang độ đo: 0- 320.
- Hàm lượng axit tổng số (%): Xác định bằng phương pháp chuẩn độ với NaOH 0,1N, với chất chỉ thị phenolphthalein 1% (TCVN 5483-1991).
- Hàm lượng đường tổng số (%): Được phân tích theo phương pháp phenol sulphuric acid của Dubois et al. (1956).
- Hàm lượng Ca-pectate (calcium pectate) (mg/100g mẫu): Được phân tích theo phương pháp của Sadasivam và Manickam (2005).
- Tỷ lệ rò rỉ ion của thịt trái (%): là độ rò rỉ chất điện giải qua màng tế bào thịt trái được xác định theo phương pháp của Jiang and Chen (1995).
- Độ cứng thịt trái (kgf/cm2): Được đo bằng thiết bị đo cấu trúc RHEO TECH System. Thông qua việc cố định đường đi và đầu đo, xác định độ cứng của mẫu.
- Đánh giá cảm quan màu sắc vỏ trái, màu sắc thịt trái, mùi thơm: Thang màu sắc vỏ trái được thiết lập theo QCVN thông tư số 33/2013/TT-BNNPTNT (BNN&PTNT, 2013) có 5 cấp độ: 1. Màu vàng xanh, 2. Màu vàng, 3. Màu vàng nâu, 4. Màu nâu vàng, 5. Màu nâu; Màu thịt trái: 1. Vàng trong, 2. Trắng trong, 3. Trắng đục; Mùi thơm có 3 cấp độ: 1. Thơm ít, 2. Thơm trung bình, 3.
Rất thơm. Phiếu được khảo sát 10 lần lặp lại tương ứng với 10 người đánh giá
(Chọn người có kinh nghiệm, có chuyên môn và am hiểu về chất lượng trái của các giống nhãn; có khả năng phân biệt tốt về khứu, vị và thị giác). Mẫu trái nhãn được đánh giá trong phòng thí nghiệm (phòng kín với sánh sáng đèn và nhiệt độ phòng là 250C) vào thời điểm 1 ngày sau khi thu hoạch.
Chỉ số về màu sắc, mùi thơm được tính theo công thức sau:
Chỉ số = ((N1.1) + (N2.2) + … + (Nn.n)) x 100
N.n
Trong đó: + N1; N2; …; Nn: Số mẫu có màu sắc hay mùi thơm ở mỗi mức độ 1; 2; …; n.
+ N: Tổng số mẫu quan sát.
+ n: Cấp độ màu sắc hay mùi thơm cao nhất.
- Chỉ số hóa nâu: Mức độ hóa nâu trên bề mặt vỏ trái nhãn được chia thành 5 cấp (Bảng 3.5), chỉ số hóa nâu trên 3,0 được đánh giá là không còn giá trị thương phẩm và không chấp nhận tiêu dùng (Jiang and Li, 2001).
Bảng 3.5: Thang cấp độ hóa nâu vỏ trái nhãn (Jiang and Li, 2001) Cấp Diện tích bề mặt vỏ trái bị hóa nâu
1 0%
2 1-11%
3 11-25%
4 25-50%
5 >50%
Chỉ số hóa nâu = ((N1.1) + (N2.2) + … + (Nn.n)) x 100 N.n
Trong đó: + N1; N2; …; Nn: Số mẫu bị hóa nâu ở mỗi cấp 1; 2; …; n.
+ N: Tổng số mẫu quan sát.
+ n: Cấp độ hóa nâu cao nhất.
- Chỉ tiêu về cấu trúc mô học:
Sử dụng máy Microm-GmbH (HM5500M của Nhật) để cố định và cắt lát mẫu thịt trỏi nhón thành băng dài, lỏt cắt cú độ dày 2àm và tiến hành nhuộm tươi với phẩm nhuộm Lugol 3% trên tiêu bản theo quy trình của Bộ môn Sinh học - khoa Khoa học tự nhiên, Đại học Cần Thơ (2009), quan sát và chụp hình ở kính hiển vi quang học vật kính 40X. Thang cấp độ thiệt hại mô thịt trái nhãn được chia thành 5 cấp theo phương pháp của Jiang and Li (2001) trình bày trong Bảng 3.6 và Hình 3.10. Chỉ số thiệt hại mô thịt trái trên 3,0 được khảo sát bởi người tiêu dùng đánh giá là không được ưa chuộng và không thể chấp nhận vì chất lượng kém và không còn giá trị thương phẩm.
Chỉ số thiệt hại = ((N1.1) + (N2.2) + … + (Nn.n)) x 100 N.n
Trong đó: + N1; N2; …; Nn: Số mẫu bị thiệt hại ở mỗi cấp 1; 2; …; n.
+ N: Tổng số mẫu quan sát.
+ n: Cấp độ thiệt hại cao nhất.
Bảng 3.6: Thang xác định cấp độ thiệt hại mô thịt trái nhãn (Jiang and Li, 2001) Cấp độ
thiệt hại
Tế bào thịt trái bị vỡ (%)
Mô tả tế bào quan sát
1 0 Mô thịt trái chặt chẽ, hình dạng tế bào ổn định và có vách tế bào nguyên vẹn
2 1-10 Mô thịt trái chặt chẽ, hình dạng tế bào ổn định, vách tế bào có hiện tượng thâm lủng
3 11-25 Mô thịt trái hơi lỏng lẽo, hình dạng tế bào vẫn còn ổn định, vách tế bào có hiện tượng thâm lủng và tổn thương
4 26-50 Mô thịt trái lỏng lẻo, vách tế bào bị thâm lủng và tổn thương, tế bào có hiện tượng biến dạng
5 >50 Mô thịt trái lỏng lẻo, rời rạc, vách tế bào bị thâm lủng, tổn thương nặng và vở, tế bào biến dạng
Hình 3.10: Mô thịt trái nhãn ở 5 cấp: (a) cấp 1; (b) cấp 2; (c) cấp 3; (d) cấp 4; (e) cấp 5