Tại thời điểm 30 ngày sau đông lạnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính thực vật, nông học và đông lạnh trái của dòng nhãn mới phát hiện trên giồng nhãn bạc liêu (Trang 105 - 108)

4.1 Đặc tính thực vật và nông học của dòng nhãn mới tại Bạc Liêu .1 Nguồn gốc và xuất xứ của dòng nhãn mới tại Bạc Liêu

4.2.1 Chất lượng trái của dòng nhãn mới

4.2.1.2 Tại thời điểm 30 ngày sau đông lạnh

Kết quả phân tích ở Bảng 4.19 và 4.9 cho thấy chất lượng thịt trái nhãn có chiều hướng giảm ở thời điểm 30 ngày sau khi đông lạnh so với thời điểm thu hoạch ở cả 3 giống nhãn, thịt trái mềm, trong và nhiều nước hơn sau khi xử lý tồn trữ đông lạnh, vỏ trái bị hóa nâu dần sau khi rã đông (Hình 4.9), các ion rò rỉ ra bên ngoài tế bào nhiều hơn nên ngoài việc tiêu hao cho quá trình hô hấp mạnh (do tổn thương tế bào) thì hàm lượng đường tổng số và hàm lượng chất rắn hòa tan tổng số bị sụt giảm do rò rỉ thất thoát ra bên ngoài tế bào. Theo Chen et al. (1982) cũng đã chứng minh rằng độ rò rỉ chất điện giải qua màng là một biện pháp hiệu quả để xác định khả năng chịu nhiệt của màng tế bào thực vật. Tuy nhiên, mức độ sụt giảm chất lượng trái giữa các giống nhãn là khác nhau và tùy thuộc vào đặc điểm giống quyết định.

Kết quả ở Bảng 4.19 cho thấy tại thời điểm 30 ngày sau xử lý đông lạnh ở -450C trong 30 phút và tồn trữ -180C, dòng nhãn mới có độ cứng thịt trái, hàm lượng chất rắn hòa tan tổng số, hàm lượng axit tổng số và đường tổng số

vẫn đạt cao, riêng hàm lượng nước thịt trái và tỷ lệ rò rỉ ion được duy trì và thể hiện ở mức thấp hơn so với 2 giống nhãn còn lại trong nghiên cứu và có khác biệt qua kiểm định T-Test ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy tại thời điểm 30 ngày sau khi đông lạnh, trái của dòng nhãn mới vẫn thể hiện chất lượng cao hơn 2 giống nhãn XCV và GBL.

Bảng 4.19: Một số chỉ tiêu về chất lượng thịt trái nhãn tại thời điểm 30 ngày sau đông lạnh của 3 giống nhãn khảo sát

Giống nhãn khảo sát

Độ cứng (kgf/cm2)

( ±SE)

HL nước (%) ( ±SE)

TSS (0Bx) ( ±SE)

TA (%) ( ±SE)

Đường TS (%) ( ±SE)

Tỷ lệ rò rỉ ion (%) ( ±SE) GBL (1) 0,49±0,02 84,7±0,3 16,6±0,4 0,09±0,05 12,0±0,3 70,9±1,1 DNM (2) 2,47±0,08 78,0±0,5 20,7±0,5 0,13±0,03 15,9±0,4 50,5±0,8 XCV (3) 0,81±0,02 81,7±0,3 19,8±0,7 0,11±0,05 13,9±0,6 61,0±1,0

T (2 với 1) ** ** ** ** ** **

T (2 với 3) ** ** ** ** ** **

Ghi chú: HL: Hàm lượng; TS: Tổng số; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê 1% qua kiểm định T- Test.

b. Sự sụt giảm chất lượng trái nhãn

Dòng nhãn mới không những có chất lượng trái vẫn còn đạt ở mức cao tại thời điểm 30 ngày sau xử lý đông lạnh mà sự sụt giảm về chất lượng trái giữa 2 thời điểm bảo quản 30 ngày sau đông lạnh và tại thời điểm thu hoạch cũng thể hiện rất thấp, thấp hơn so với 2 giống nhãn còn lại trong nghiên cứu và có khác biệt qua kiểm định T-Test ở mức ý nghĩa 1% thông qua các chỉ tiêu về độ cứng, hàm lượng nước, TA, hàm lượng TSS, đường tổng số và tỷ lệ rò rỉ ion thịt trái (Bảng 4.20).

a DNM XCV GBL b

XCV GBL

DNM

Hình 4.9: (a) Hình dạng và màu sắc trái; (b) Màu sắc thịt trái nhãn tại thời điểm 30 ngày sau đông lạnh

Như vậy, ở nhiệt độ thấp nhưng các hoạt động hô hấp và trao đổi chất của quả không bị đình chỉ hoàn toàn mà chỉ hạn chế ở mức độ nhất định.

Nguyên nhân của sự giảm này là do trong khi các chất rắn hòa tan như đường, axit và các sản phẩm trao đổi chất trung gian vẫn phải tham gia vào chu trình Krebs để cung cấp năng lượng nhằm duy trì hoạt động sống bình thường của quả và sửa chữa những sai hỏng nếu có trong tế bào (Taiz and Zeiger, 2002), nhưng sự tiêu hao này không được đền bù trở lại vì nhãn không thuộc loại quả hô hấp đột biến nên không có quá trình chín sau thu hoạch (Huang, 1995). Tuy nhiên sự suy giảm này không giống nhau giữa các giống nhãn.

Bảng 4.20: Sự sụt giảm về chất lượng trái tại 2 thời điểm bảo quản (30 ngày sau đông lạnh và tại thời điểm thu hoạch) của 3 giống nhãn khảo sát

Giống nhãn khảo sát

Độ cứng (kgf/cm2) ( ±SE)

HL nước (%) ( ±SE)

TSS (0Bx) ( ±SE)

TA (%) ( ±SE)

Đường TS (%) ( ±SE)

Tỷ lệ rò rỉ ion (%) ( ±SE) GBL (1) 0,35±0,01

(41,7%)

2,28±0,20

(2,77%)

3,30±0,14

(16,6%)

0,02±0,005

(18,2%)

3,68±0,33

(24,9%)

9,86±0,70

(16,2%)

DNM (2) 0,09±0,01

(3,52%)

0,68±0,05

(0,88%)

1,11±0,08

(5,09%)

0,01±0,004

(7,14%)

1,54±0,66

(8,85%)

2,35±0,47

(4,89%)

XCV (3) 0,33±0,05

(28,7%)

2,22±0,26

(2,79%)

2,61±0,24

(1,4%)

0,02±0,004

(15,4%)

3,25±1,01

(19,1%)

6,12±0,61

(11,2%)

T (2 với 1) ** ** ** ** ** **

T (2 với 3) ** ** ** ** ** **

Ghi chú: HL: Hàm lượng; TS: Tổng số; ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê 1% qua kiểm định T-Test.

Bên cạnh đó, độ cứng và hàm lượng nước thịt trái không những là chỉ tiêu được xếp vào để đánh giá chất lượng trái mà còn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển và bảo quản đông lạnh, nếu thịt trái mềm và có hàm lượng nước càng cao sẽ tạo nhiều tinh thể đá làm tổn thương màng và vách tế bào dẫn đến trái bị mềm nhũng, giảm chất lượng sau quá trình bảo quản đông lạnh (Nguyễn Xuân Phương, 2004; Trần Đức Ba và ctv., 2006).

Dòng nhãn mới có thịt trái cứng, khô ráo và ít nước nên ít bị ảnh hưởng đến phẩm chất trái trong bảo quản đông lạnh. Vậy dòng nhãn mới có khả năng duy trì chất lượng trái trong bảo quản đông lạnh tốt hơn giống nhãn XCV và GBL.

c. Chỉ số hóa nâu trên vỏ trái nhãn

Kết quả Bảng 4.21 cho thấy, vỏ trái của 3 giống nhãn khảo sát có hiện tượng hóa nâu nhẹ với chỉ số hóa nâu dao động từ 1,1 - 1,7 đều nhỏ hơn 3 ở thời điểm sau khi rã đông bằng môi trường không khí tự nhiên sau 2 giờ, sau đó vỏ trái bắt đầu hóa nâu nhanh, đến 4 giờ sau rã đông chỉ số hóa nâu ở 3

giống nhãn đều trên 3 (dao động từ 3,57 - 4,53), trong đó dòng nhãn mới có vỏ hóa nâu chậm với chỉ số hóa nâu thấp hơn so với giống nhãn còn lại là GBL và XCV, có khác biệt qua kiểm định T-Test ở mức ý nghĩa 1%. Theo Jiang and Li (2001) thì chỉ số hóa nâu trên 3,0 được đánh giá là không còn giá trị thương phẩm và không chấp nhận tiêu dùng. Do vậy, chỉ sử dụng trái nhãn trong khoản thời gian rã đông 2 giờ, đây là yếu tố giới hạn của phương pháp bảo quản đông lạnh. Điều này có thể giải thích là vỏ trái bị hóa nâu sau khi rã đông do tính toàn vẹn của các tế bào bên ngoài vỏ giảm, các hợp chất phenol trong tế bào rò rỉ ra bên ngoài tiếp xúc với oxy tạo phản ứng oxy hóa gây hóa nâu vỏ trái, Duan et al. (2003) cũng cho rằng màu nâu ở vỏ trái cây được cho là có liên quan đến việc mất tính toàn vẹn của màng xảy ra trong suốt quá trình hư hỏng và lão hóa của mô. Vậy dòng nhãn mới có vỏ dày nên đã làm trì hoãn hiện tượng hóa nâu vỏ trái.

Bảng 4.21: Chỉ số hóa nâu vỏ trái (%) ở 3 giống nhãn ở thời điểm 30 ngày sau đông lạnh

Giống nhãn

khảo sát Thời điểm rã đông Sau 2 giờ

( ±SE)

Sau 4 giờ ( ±SE)

GBL (1) 1,74±0,11 4,53±0,21

DNM (2) 1,05±0,05 3,57±0,15

XCV (3) 1,24±0,22 4,14±0,51

T (2 với 1) ** **

T (2 với 3) ** **

Ghi chú: ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê 1% qua kiểm định T-Test.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính thực vật, nông học và đông lạnh trái của dòng nhãn mới phát hiện trên giồng nhãn bạc liêu (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)