Bài 24: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

Một phần của tài liệu Giáo án KHTN 9 SINH (Trang 75 - 78)

B. CHUẨN BỊ.

- GV: sổ tay lên lớp, SHD - HS: SHD, đồ dùng học tập C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới

A. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: HS đưa ra các câu hỏi có vấn đề liên quan đến bài học - Phương thức hoạt động

GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành phần khởi động - Sản phẩm: các câu hỏi có vấn đề của HS

B. Hoạt động hình thành kiến thức - Mục tiêu

+ Học sinh nắm được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST, cơ chế hình thành thể (2n + 1) và thể (2n – 1).

+ Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST.

- Phương thức hoạt động: học sinh hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên

1. Thể dị bội

a. Hiện tượng dị bội

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV kiểm tra kiến thức cũ của HS về:

- Thế nào là cặp NST tương đồng?

- Bộ NST lưỡng bội, đơn bội?

- Cho HS quan sát H 24.2 và nghiên cứu mục I để trả lời câu hỏi:

- Ở chi cà độc dợc, cặp NST nào bị thay đổi và thay đổi nh thế nào?

- Quả của 12 kiểu cây dị bội khác nhau về kích thớc, hình dạng và khác với quả của cây l- ỡng bội bình thờng nh thế nào?

- Từ các VD trên, xây dựng cho HS khái niệm:

- Thế nào là thể dị bội? Các dạng dị bội thể?

- Hậu quả của hiện tợng thể dị béi?

- 1 vài HS nhắc lại các khái niệm cò.

- HS quan sát hình vẽ và nêu đ- ợc:

+ Cà độc dợc có 12 cặp NST ngời ta phát hiện đợc 12 thể dị bội ở cả 12 cặp NST cho 12 dạng quả khác nhau về hình dạng, kích thớc và số lợng gai.

- HS tìm hiểu khái niệm.

- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Kết luận:

- Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.

- Các dạng:

+ Thêm 1 NST ở 1 cặp nào đó (2n + 1).

+ Mất 1 NST ở 1 cặp nào đó (2n -1) + Mất 1 cặp NST tương đồng (2n – 2)....

- Hậu quả: Thể đột biến (2n + 1) và (2n -1) có thể gây ra những biến đổi về hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh ở người như bệnh Đao, bệnh Tơcnơ.

b. Sự phát sinh thể dị bội

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV cho HS quan sát H 24.3

- Sự phân li NST trong quá trình giảm phân ở 2 trường hợp trên có gì khác nhau?

- Các giao tử nói trên tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử có số lượng như thế nào?

- GV treo H 24.4 yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội.

- GV chốt lại kiến thức.

- Cho HS quan sát H 29.2 và thử giải thích trường hợp hình thành bệnh Tơcnơ (OX) có thể cho HS viết sơ đồ lai minh hoạ.

- Các nhóm quan sát kĩ hình, thảo luận và nêu được:

+ Một bên bố (mẹ) NST phân li bình thường, mỗi giao tử có 1 NST của mỗi cặp.

+ Một bên bố (mẹ) NST phân li không bình thường, 1 giao tử có 2 NST của 1 cặp, giao tử kia không có NST nào.

+ Hợp tử có 3 NST hoặc có 1 NST trong cặp tương đồng.

- 1 HS lên bảng trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.

-HS quan sát hình và giải thích.

Kết luận:

Cơ chế phát sinh thể dị bội:

- Trong giảm phân sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng nào đó tạo thành 1 giao tử mang 2 NST trong 1 cặp và 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó.

- Sự thụ tinh của các giao tử bất thường này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội (2n +1 ) và (2n – 1) NST.

4. Củng cố

- Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học - Bài tập trắc nghiệm

Sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng xảy ra ở các tế bào sinh dục của cơ thể 2n sẽ cho loại giao tử nào?

a. n, 2n c. n + 1, n – 1

b. 2n + 1, 2n -1 d. n, n + 1, n – 1.

5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài cũ

- Nghiên cứu trước bài mới

Ngày soạn: Tuần:

Ngày dạy: Tiết:

Một phần của tài liệu Giáo án KHTN 9 SINH (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(254 trang)
w