1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ – Xem sách HDH KHTN 9.
– GV chú ý nhấn mạnh mục tiêu trình bày được thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ, phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. Giải được các bài tập di truyền người.
2. Các năng lực định hướng hình thành và phát triển cho HS
Năng lực tự học : Xác định nhiệm vụ học tập là trả lời được tại sao phương pháp nghiên cứu di truyền người có những đặc trưng không hoàn toàn giống với nghiên cứu di truyền động vật. Trình bày được thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ, phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. Mô tả được nguyên nhân, triệu chứng của một số bệnh và tật do di truyền ở người. Sử dụng phương pháp phả hệ để phân tích sự di truyền một vài tính trạng hay đột biến ở người.
– Năng lực giải quyết vấn đề : Phân tích được tình huống học tập trong sách ; khi thảo luận bài học ; khi giải bài tập về di truyền người.
– Năng lực hợp tác : Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận về di truyền người.
– Năng lực tính toán : Giải được các bài tập di truyền người.
II – CHUẨN BỊ
- GV: sổ tay lên lớp, SHD - HS: SHD, đồ dùng học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
– Mục tiêu : HS trả lời được thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ, phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. Mô tả được nguyên nhân, triệu chứng của một số bệnh và tật do di truyền ở người. Sử dụng phương pháp phả hệ để phân tích sự di truyền một vài tính trạng hay đột biến ở người.
– Nội dung : Xem trang 211 – 216 sách HDH KHTN 9.
– Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS thảo luận, trả lời các câu hỏi trong mục B.
– Sản phẩm : HS tự lực hình thành kiến thức mới.
II – Bệnh và tật di truyền ở người 1. Bệnh di truyền ở người
Thế nào là bệnh di truyền ở người ? Nêu nguyên nhân và hậu quả của một số
bệnh di truyền ở người.
Bệnh di truyền là các rối loạn sinh lí bẩm sinh. Các đột biến NST và đột biến gen gây ra các bệnh di truyền nguy hiểm và các dị tật bẩm sinh ở người. Người ta có thể nhận biết các bệnh nhân Đao, Tớcnơ, bạch tạng qua hình thái. Đến năm 1990 trên toàn thế giới người ta đã phát hiện ra khoảng 5000 bệnh di truyền trong đó có khoảng 200 bệnh di truyền liên kết với giới tính. Tỉ lệ trẻ em mắc hội chứng Đao là 0,7 – 1,8% (ở các trẻ em do các bà mẹ tuổi từ 35 trở lên sinh ra).
2. Tật di truyền ở người
Thế nào là tật di truyền ở người ? Kể tên và hậu quả một số tật di truyền ở người.
Tật di truyền là các khiếm khuyết về hình thái bẩm sinh. Các dị tật bẩm sinh như : mất sọ não, khe hở môi – hàm, bàn tay và bàn chân dị dạng cũng khá phổ biến ở người.
STT Tên bệnh –
hội chứng Loại đột biến Tính chất biểu hiện
1
Bệnh mù màu, máu khó đông
Do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định
Biểu hiện ở cả nam và nữ nhưng biểu hiện ở nam với tỉ lệ cao hơn
2 Bệnh ung thư máu
Do đột biến mất đoạn NST 21 hoặc 22
Do đột biến trên NST thường nên biểu hiện cả ở nam và nữ
3 Hội chứng Đao
Do đột biến NST dạng thể ba ở NST 21 (có 3 NST 21) do vậy bộ NST có 47 chiếc
Biểu hiện cả ở nam và nữ
4 Hội chứng
Etuốt
Đột biến số lượng NST dạng thể ba có 3 NST 18 do vậy có 47 NST
Biểu hiện cả ở nam và nữ
5 Hội chứng
Patau
Đột biến số lượng NST dạng thể ba có 3 NST 13 do vậy có 47 NST
Biểu hiện cả ở nam và nữ
6 Bệnh
phêninkêtô niệu
Do đột biến gen lặn mã hoá enzim chuyển hoá axit amin phêninalanin thành tirôzin và
Gặp ở cả nam và nữ
phêninalanin tích tụ gây độc cho thần kinh
7 Hội chứng
Siêu nữ (3X)
Đột biến số lượng NST dạng thể ba ở NST X nên có ba NST giới tính X
Chỉ gặp ở nữ
8 Hội chứng Tơcnơ (XO)
Đột biến số lượng NST dạng
thể một ở NST giới tính X Chỉ gặp ở nữ 9
Hội chứng Claiphentơ (XXY)
Đột biến số lượng NST dạng
thể ba ở cặp NST giới tính Chỉ gặp ở nam 10 Bệnh hồng
cầu hình liềm
Do đột biến gen trội trên NST
thường Gặp ở cả nam và nữ
11 Bệnh bạch tạng
Do đột biến gen lặn trên NST
thường Gặp ở cả nam và nữ
12
Hội chứng có túm lông ở tai
Đây là dạng đột biến gen nằm
trên NST giới tính Y Chỉ gặp ở nam
13
Tật dính ngón tay 2 – 3
Đây là dạng đột biến gen nằm
trên NST giới tính Y Chỉ gặp ở nam 14 Hội chứng
tiếng mèo kêu
Là dạng đột biến cấu trúc NST
dạng mất đoạn trên NST số 5 Gặp ở cả nam và nữ 3. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền
Em đã biết gì về một số các biện pháp nhằm hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền dưới đây :
Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Tác dụng của việc sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh.
Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ, chồng nói trên.
*. Dặn dò - Học bài cũ
- Chuẩn bị bài mới
Ngày soạn: Tuần:
Ngày dạy: Tiết: