61. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Một phần của tài liệu Giáo án KHTN 9 SINH (Trang 176 - 179)

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ Xem sách Hướng dẫn học KHTN 9.

2. Các năng lực định hướng hình thành và phát triển cho HS

– Năng lực tự học : HS tự đọc thông tin, quan sát hình vẽ trả lời câu hỏi, điền vào chỗ trống,…

– Năng lực giải quyết vấn đề : HS giải quyết một số vấn đề như vận dụng kiến thức sinh sản của sinh vật để nhân giống cây ; triển vọng của công nghệ tế bào ; quan điểm về nhân bản vô tính động vật ;…

– Năng lực hợp tác : HS thảo luận để cùng giải quyết vấn đề.

II – CHUẨN BỊ

- GV: sổ tay lên lớp, SHD - HS: SHD, đồ dùng học tập

III –HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu :

– Tạo hứng thú học tập : Đưa HS vào bài học, gắn hoạt động dạy học và thực tiễn.

– Tạo “Tình huống có vấn đề”, câu hỏi nhận thức : Nội dung cốt lõi hình thành kiến thức mới trong bài học.

Nội dung : Xem sách hướng dẫn học KHTN 9.

Phương thức tổ chức : HS đọc thông tin, thảo luận và giải quyết tình huống.

Sản phẩm : Các phương pháp nhà vườn sử dụng để nhân giống cây, ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp.

Những ưu điểm và cơ sở di truyền của việc nuôi cấy các bộ phận của cây tạo thành cây con hoàn chỉnh.

B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Khái niệm công nghệ tế bào

Mục tiêu : Nêu được khái niệm công nghệ tế bào.

Nội dung : Định nghĩa thế nào là công nghệ tế bào.

Phương thức tổ chức

– HS quan sát các bước trong mô hình 61.1. và đọc thông tin trong hộp và trả lời câu hỏi 1.

– Câu hỏi 2 : Yêu cầu HS tranh luận với nhau và giải thích.

Câu hỏi :

– Công nghệ tế bào là gì ? Hãy kể ra một số ứng dụng công nghệ tế bào trong thực tiễn mà em biết ?

– Theo em, công nghệ tế bào có thể phát triển trong tương lai không ? Tại sao ? Sản phẩm

Trả lời câu hỏi :

– Việc ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô trên môi trường dinh

dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với đầy đủ các tính trạng của cơ thể gốc đã trở thành một ngành kĩ thuật, có quy trình xác định, được gọi là công nghệ tế bào.

– Ứng dụng công nghệ tế bào : nhân giống vô tính ở cây trồng như cây phong lan, cây hoa cúc, nhân bản vô tính cừu Đôly,..

2. Ứng dụng công nghệ tế bào Mục tiêu :

Phân tích được một số ứng dụng của công nghệ tế bào vào thực tiễn đời sống.

Trình bày được ưu điểm và triển vọng của mỗi ứng dụng đó.

Nội dung :

2.1. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng Phương thức tổ chức

Yêu cầu HS quan sát lại hình 61.1 về kĩ thuật nhân giống vô tính cây trồng trong ống nghiệm, chọn các câu trả lời đúng về những ưu điểm và triển vọng của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm.

a) Nhân nhanh số lượng cây trồng trong một thời gian ngắn.

b) Nhân nhanh các giống vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà,…

c) Giúp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển nhanh chóng.

d) Quy trình nhân giống vô tính trong ống nghiệm đối với khoai tây, mía, dứa và một số giống phong lan đã được hoàn thiện.

e) Nhiều phòng thí nghiệm bước đầu đạt kết quả trong nhân giống cây rừng (lát sen, sến, bạch đàn...) và một số cây thuốc quý (sâm, sinh địa, râu mèo...).

f) Phương pháp này còn giúp cho việc bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Đáp án : a, b, d, e, f

– Vì sao từ một tế bào của cơ quan sinh dưỡng lại có thể phát triển thành một cơ thể con hoàn chỉnh ?

Tế bào thực vật lại có tính toàn năng. Một tế bào tách rời cơ thể mẹ, được nuôi dưỡng trong điều kiện thích hợp, có thể từ một tế bào phân chia thành một tập đoàn các tế bào rồi phát sinh sự phân hoá tổ chức, hình thành các cơ quan rễ, mầm,... và

trưởng thành cây. Mỗi tế bào của thực vật đều có toàn bộ những khả năng di truyền giống như cây mẹ. Những khả năng này giống như mật mã điện báo được chứa trên loại vật chất di truyền là các chuỗi ADN.

Ngày soạn: Tuần:

Ngày dạy: Tiết:

Một phần của tài liệu Giáo án KHTN 9 SINH (Trang 176 - 179)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(254 trang)
w