Tiết 40. Bài 27. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VÀ LIÊN KẾT GIỚI TÍNH
D. Hoạt động tìm tòi mở rộng
3. Đặc điểm di truyền của các tính trạng liên kết với giới tính
Nếu tính trạng thường do gen nằm trên NST giới tính Y quy định thì sẽ di truyền cho 100% con XY.
4. Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính : HS tự ghi tóm tắt theo sách HDH KHTN 9.
5. Các NST, các gen và sự di truyền liên hệ với nhau thế nào ?
Câu hỏi khoa học : Các loài sinh vật khác nhau có số lượng NST khác nhau, và một số sinh vật lại dễ nghiên cứu hơn những sinh vật khác. Giả sử bạn là một nhà khoa học đang nghiên cứu về các NST và bạn phải chọn một trong số những sinh vật bên dưới để thực hiện công việc của bạn. Bạn sẽ chọn loài muỗi : 6 NST vì số NST ít.
*. Dặn dò
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài mới
Ngày soạn: Tuần:
Ngày dạy: Tiết:
TIẾT 41.Bài 28. MỐI QUAN HỆ KIỂU GEN - MÔI TRƯỜNG - KIỂU HÌNH I – MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
– Xem trang 202 sách HDH KHTN 9.
2. Các năng lực định hướng hình thành và phát triển cho HS
– Năng lực tự học : Xác định nhiệm vụ học tập là trả lời được vai trò của kiểu gen và ảnh hưởng của môi trường đến kiểu hình như thế nào ? Trình bày được khái niệm và những tính chất của thường biến.
– Năng lực giải quyết vấn đề : HS giải thích được hiện tượng một kiểu gen cho nhiều kiểu hình khác nhau khi sống ở các điều kiện môi trường (đất, nước, không khí, thức ăn, điều kiện chăm sóc,..) khác nhau và cho được ví dụ chứng minh. Phát hiện mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Tìm kiếm, thu thập, xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để xác định được các vấn đề liên quan như : Đột
biến, kiểu hình, kiểu gen, tính trạng, mức phản ứng, các ví dụ về thường biến,…
thông qua tranh ảnh, sách báo, internet, phương tiện truyền thông,… ; HS với vai trò là người sản xuất nông nghiệp có ý thức tìm hiểu về ảnh hưởng của môi trường, chế độ chăm sóc, khoa học kĩ thuật tới các tính trạng số lượng và chất lượng để vận dụng vào thực tiễn.
– Năng lực tư duy sáng tạo : HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập : Tại sao thường biến không di truyền được ? Thường biến giống và khác đột biến ở điểm nào ? Phân tích được mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
Đề xuất được ý tưởng : Các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi ở gia đình, địa phương, …
– Năng lực hợp tác : Thông qua hoạt động nhóm, làm bài tập vận dụng, HS rèn kĩ năng làm việc hợp tác khi thực hiện các hoạt động B, C, D, E.
– Năng lực tính toán : Thành thạo các phép tính cơ bản trong tính năng suất vật
nuôi, cây trồng. HS tập đo chiều cao, cân nặng của bản thân, tính toán chỉ số phù hợp để có chiều cao, cân nặng mong muốn.
– Năng lực sử dụng công nghệ thông tin : HS biết khai thác, thu thập và xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau đặc biệt là mạng internet, sách báo, ti vi,… để tìm hiểu về thường biến, mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường, kiểu hình, mức phản ứng, so sánh với đột biến ; sưu tầm tranh ảnh về thường biến.
II. CHUẨN BỊ.
- GV: sổ tay lên lớp, SHD - HS: SHD, đồ dùng học tập III –HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.Hoạt động khởi động
– Mục tiêu :
+ Tạo hứng thú học tập.
+ Tạo “Tình huống có vấn đề”, câu hỏi nhận thức : Nội dung cốt lõi hình thành kiến thức mới trong bài học : vai trò của kiểu gen và ảnh hưởng của môi trường đến kiểu hình.
– Nội dung : Xem trang 202 – 203 sách HDH KHTN 9.
– Phương thức tổ chức : GV tổ chức cho HS thảo luận theo sách HDH KHTN 9.
– Sản phẩm : Các ý kiến thảo luận, trả lời của HS.
+ Nêu nhận xét về sự liên quan giữa đặc điểm môi trường sống (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng) với màu sắc hoa liên hình : kiểu gen aa quy định màu hoa trắng không phụ thuộc nhiệt độ, trong khi kiểu gen AA quy định màu hoa đỏ lại phụ thuộc nhiệt độ, nếu 350 lại cho hoa trắng.
+ Nêu nhận xét về sự liên quan giữa đặc điểm môi trường sống (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng) với màu lông của cáo Bắc Cực : mùa hè nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đều cao nên màu lông của cáo Bắc Cực sẫm ; mùa đông nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đều thấp nên màu lông của cáo Bắc Cực màu sáng để hoà lẫn với môi trường sống.
+ Ý nghĩa của hiện tượng này : giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
– Mục tiêu : Phân tích được vai trò của kiểu gen và ảnh hưởng của môi trường đến kiểu hình. Trình bày được khái niệm và những tính chất của thường biến. Trình bày được khái niệm mức phản ứng, vai trò của kiểu gen và môi trường đối với năng suất của vật nuôi và cây trồng.
– Nội dung : Xem trang 203 – 206 sách HDH KHTN 9.
– Phương thức tổ chức : GV tổ chức cho HS hoạt động theo sách HDH KHTN 9.
– Sản phẩm : HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức mới.
I – Mối quan hệ kiểu gen – môi trường – kiểu hình
– Hãy dự đoán về kiểu hình của sinh vật trong các trường hợp :
+ Hai sinh vật cùng loài có kiểu gen khác nhau sống trong cùng một điều kiện môi trường : kiểu hình của sinh vật có thể giống nhau.
+ Một sinh vật nhưng sống trong hai môi trường khác nhau : kiểu hình của sinh vật thay đổi theo môi trường.
– Tìm ví dụ thực tế minh hoạ cho điều em dự đoán ở trên : các con lợn con nếu cho ăn thức ăn tinh thì mình tròn, da bóng, lông mượt ; nếu cho ăn thức ăn thô thì mình dài, lông dựng, da thô. Cùng một cây nhưng trồng trong nhà ít ánh sáng thì kiểu hình khác với trồng ngoài vườn nhiều ánh sáng.
Giải thích : do tương tác giữa kiểu gen với môi trường đến kiểu hình của sinh vật.
– Em hãy nêu vai trò của các nhân tố độ ẩm, ánh sáng tới kiểu hình cây rau dừa nước, cây bèo tây, cây lá lốt ?
Từ đó em rút ra kết luận gì ?
*. Dặn dò - Học bài cũ
- Chuẩn bị bài mới
Ngày soạn: Tuần:
Ngày dạy: Tiết:
TIẾT 42.Bài 28. MỐI QUAN HỆ KIỂU GEN - MÔI TRƯỜNG - KIỂU HÌNH I – MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
– Xem trang 202 sách HDH KHTN 9.
2. Các năng lực định hướng hình thành và phát triển cho HS
– Năng lực tự học : Xác định nhiệm vụ học tập là trả lời được vai trò của kiểu gen và ảnh hưởng của môi trường đến kiểu hình như thế nào ? Trình bày được khái niệm và những tính chất của thường biến.
– Năng lực giải quyết vấn đề : HS giải thích được hiện tượng một kiểu gen cho nhiều kiểu hình khác nhau khi sống ở các điều kiện môi trường (đất, nước, không
khí, thức ăn, điều kiện chăm sóc,..) khác nhau và cho được ví dụ chứng minh. Phát hiện mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Tìm kiếm, thu thập, xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để xác định được các vấn đề liên quan như : Đột biến, kiểu hình, kiểu gen, tính trạng, mức phản ứng, các ví dụ về thường biến,…
thông qua tranh ảnh, sách báo, internet, phương tiện truyền thông,… ; HS với vai trò là người sản xuất nông nghiệp có ý thức tìm hiểu về ảnh hưởng của môi trường, chế độ chăm sóc, khoa học kĩ thuật tới các tính trạng số lượng và chất lượng để vận dụng vào thực tiễn.
– Năng lực tư duy sáng tạo : HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập : Tại sao thường biến không di truyền được ? Thường biến giống và khác đột biến ở điểm nào ? Phân tích được mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
Đề xuất được ý tưởng : Các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi ở gia đình, địa phương, …
– Năng lực hợp tác : Thông qua hoạt động nhóm, làm bài tập vận dụng, HS rèn kĩ năng làm việc hợp tác khi thực hiện các hoạt động B, C, D, E.
– Năng lực tính toán : Thành thạo các phép tính cơ bản trong tính năng suất vật
nuôi, cây trồng. HS tập đo chiều cao, cân nặng của bản thân, tính toán chỉ số phù hợp để có chiều cao, cân nặng mong muốn.
– Năng lực sử dụng công nghệ thông tin : HS biết khai thác, thu thập và xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau đặc biệt là mạng internet, sách báo, ti vi,… để tìm hiểu về thường biến, mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường, kiểu hình, mức phản ứng, so sánh với đột biến ; sưu tầm tranh ảnh về thường biến.
II. CHUẨN BỊ.
- GV: sổ tay lên lớp, SHD - HS: SHD, đồ dùng học tập III –HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC B. Hoạt động hình thành kiến thức
– Mục tiêu : Phân tích được vai trò của kiểu gen và ảnh hưởng của môi trường đến kiểu hình. Trình bày được khái niệm và những tính chất của thường biến. Trình bày được khái niệm mức phản ứng, vai trò của kiểu gen và môi trường đối với năng suất
của vật nuôi và cây trồng.
– Nội dung : Xem trang 203 – 206 sách HDH KHTN 9.
– Phương thức tổ chức : GV tổ chức cho HS hoạt động theo sách HDH KHTN 9.
– Sản phẩm : HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức mới.
II – Thường biến
– Quan sát hình 28.3. Mô tả màu lông thỏ Himalaya sp ở các vị trí khác nhau trên cơ thể : mõm, chân, tai có màu đen.
– Thảo luận và trả lời câu hỏi : Biểu hiện màu lông thỏ khác nhau ở các vị trí trên cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Nhiệt độ hay kiểu gen cơ thể ?
Có thể là những tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nên chúng có khả năng tổng hợp được sắc tố mêlanin làm cho lông đen. Hãy giải thích : nhiệt độ có ảnh hưởng tới sự tổng hợp sắc tố lông.