Bài 29. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

Một phần của tài liệu Giáo án KHTN 9 SINH (Trang 137 - 140)

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ – Xem sách HDH KHTN 9.

– GV chú ý nhấn mạnh mục tiêu trình bày được thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ, phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. Giải được các bài tập di truyền người.

2. Các năng lực định hướng hình thành và phát triển cho HS

Năng lực tự học : Xác định nhiệm vụ học tập là trả lời được tại sao phương pháp

nghiên cứu di truyền người có những đặc trưng không hoàn toàn giống với nghiên cứu di truyền động vật. Trình bày được thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ, phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. Mô tả được nguyên nhân, triệu chứng của một số bệnh và tật do di truyền ở người. Sử dụng phương pháp phả hệ để phân tích sự di truyền một vài tính trạng hay đột biến ở người.

– Năng lực giải quyết vấn đề : Phân tích được tình huống học tập trong sách ; khi thảo luận bài học ; khi giải bài tập về di truyền người.

– Năng lực hợp tác : Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận về di truyền người.

– Năng lực tính toán : Giải được các bài tập di truyền người.

II – CHUẨN BỊ

- GV: sổ tay lên lớp, SHD - HS: SHD, đồ dùng học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

A.Hoạt động khởi động – Mục tiêu :

+ Tạo hứng thú học tập : GV cho HS khởi động lớp học.

+ Tạo “Tình huống có vấn đề”, câu hỏi nhận thức : Nội dung cốt lõi hình thành kiến thức mới trong bài học, thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ, phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh ?

– Nội dung : Xem trang 210 – 211 sách HDH KHTN 9.

– Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS thảo luận, trả lời các câu hỏi trong mục A.

– Sản phẩm : Các ý kiến thảo luận, trả lời của HS.

Tại sao những đứa trẻ sinh đôi cùng trứng, giống hệt nhau, cùng mắc các bệnh di truyền như nhau, cùng giới tính ? Vì cùng kiểu gen.

Những đứa trẻ sinh đôi khác trứng thường khác nhau, có thể khác giới tính ? Vì kiểu gen khác nhau.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Mục tiêu : HS trả lời được thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ, phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. Mô tả được nguyên nhân, triệu chứng của một số bệnh và tật do di truyền ở người. Sử dụng phương pháp phả hệ để phân tích sự di truyền một vài tính trạng hay đột biến ở người.

Nội dung : Xem trang 211 – 216 sách HDH KHTN 9.

Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS thảo luận, trả lời các câu hỏi trong mục B.

Sản phẩm : HS tự lực hình thành kiến thức mới.

I – Phương pháp nghiên cứu di truyền người 1. Lập sơ đồ phả hệ

Làm quen với các kí hiệu trong di truyền phả hệ ở hình 29.2, trả lời câu hỏi : Phả hệ là sơ đồ ghi chép về sự di truyền một tính trạng nào đó ở một dòng họ.

Làm thế nào lập được phả hệ :

Dùng các kí hiệu của phả hệ ghi lại đặc điểm di truyền một tính trạng nào đó ở một dòng họ.

2. Phân tích di truyền người qua phả hệ

– Quan sát hình 29.3 và cho biết đặc điểm di truyền tính trạng dái tai :

Tính trạng trội : dái tai thòng (phần dái tai còn thừa ra ngoài chỗ bám dính) ; tính trạng lặn : dái tai thẳng (dính thẳng vào một bên đầu) ; không liên kết với giới tính.

– Quan sát hình 29.4. và cho biết :

+ Mắt nâu là tính trạng trội và mắt đen là tính trạng lặn, vì bố mẹ mắt nâu sinh con mắt đen.

+ Sự di truyền màu mắt (nâu hay đen) không liên quan với giới tính. Vì biểu hiện như nhau ở hai giới.

3. Nghiên cứu di truyền người qua trẻ đồng sinh

– Quan sát hình 29.5, mô tả các giai đoạn hình thành trẻ sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng.

+ Trẻ sinh đôi cùng trứng : 1 trứng được thụ tinh với 1 tinh trùng tạo 1 hợp tử.

Qua nguyên phân ở giai đoạn 2 tế bào tạo nên 2 phôi.

+ Trẻ sinh đôi khác trứng : 2 trứng được thụ tinh với 2 tinh trùng tạo 2 hợp tử.

Qua nguyên phân ở giai đoạn 2 tế bào, mỗi hợp tử tạo nên 1 phôi.

– Phân biệt sự hình thành người đồng sinh cùng trứng và sinh đôi khác trứng.

Thế nào là những trẻ sinh đôi cùng trứng ? Cùng hợp tử, cùng kiểu gen.

So sánh kiểu gen và kiểu hình của những trẻ sinh đôi cùng trứng : giống như hai giọt nước.

Thế nào là những trẻ sinh đôi khác trứng ? Khác hợp tử, kiểu gen khác nhau.

So sánh kiểu gen và kiểu hình của những trẻ sinh đôi khác trứng : chỉ giống như anh chị em trong một gia đình.

*. Dặn dò - Học bài cũ

- Chuẩn bị bài mới

Ngày soạn: Tuần:

Ngày dạy: Tiết:

Một phần của tài liệu Giáo án KHTN 9 SINH (Trang 137 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(254 trang)
w