Bài 60. LAI GIỐNG VẬT NUÔI, CÂY TRỒNG

Một phần của tài liệu Giáo án KHTN 9 SINH (Trang 170 - 174)

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

– Xem sách Hướng dẫn học KHTN 9.

2. Các năng lực định hướng hình thành và phát triển cho HS

– Năng lực tự học : HS tự đọc thông tin, quan sát hình vẽ trả lời câu hỏi, điền vào chỗ trống,…

– Năng lực giải quyết vấn đề : HS giải quyết một số vấn đề như hiện tượng thoái hoá ở cây giao phấn tự thụ phấn bắt buộc, giao phối gần ở động vật và ưu thế lai.

– Năng lực hợp tác : HS thảo luận để cùng giải quyết vấn đề.

II – CHUẨN BỊ

- GV: sổ tay lên lớp, SHD - HS: SHD, đồ dùng học tập

III –HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC 2. Ưu thế lai

Mục tiêu

Nêu được khái niệm và đặc điểm hiện tượng ưu thế lai. Phân tích được nguyên

nhân gây hiện tượng ưu thế lai và các biện pháp tạo ưu thế lai và ứng dụng trong thực tiễn.

Nội dung

2.1. Hiện tượng ưu thế lai và nguyên nhân

Phương thức tổ chức : Yêu cầu HS đọc và quan sát tranh, thảo luận và nêu được các đặc điểm của ưu thế lai.

Ưu thế lai là hiện tượng con lai mang những đặc điểm tốt hơn bố mẹ.

– Yêu cầu HS quan sát các hình và nêu đặc điểm của hiện tượng ưu thế lai.

– Khi nói về hiện tượng ưu thế lai, những phát biểu nào sau đây đúng ? Cơ thể lai F1…

a) có sức sống cao hơn.

b) sinh trưởng nhanh hơn.

c) khả năng sinh sản giảm.

d) phát triển mạnh hơn.

e) chiều cao cây giảm dần.

f) chống chịu tốt hơn.

g) có các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.

h) có các tính trạng năng suất ngang bằng hoặc thấp hơn cả hai bố mẹ.

Đáp án đúng : a, b,d, f, g

– HS nghiên cứu ví dụ sau và trả lời các câu hỏi.

Ví dụ : Một dòng thuần mang 2 gen trội lai với một dòng thuần mang 1 gen trội sẽ cho cơ thể lai F1 mang 3 gen trội có lợi.

P : AAbbCC x aaBBcc → F1 : AaBbCc Câu hỏi :

– Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai là gì ?

Trả lời : Về phương diện di truyền, người ta cho rằng, các tính trạng số lượng (các chỉ tiêu về hình thái và năng suất...) do nhiều gen trội quy định, ở mỗi dạng bố mẹ thuần chủng, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu hiện một số đặc điểm xấu. Khi lai giữa chúng với nhau, chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện ở cơ thể lai F1.

– Vì sao khi lai 2 dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ? Dựa vào sự phân li kiểu gen và kiểu hình để thảo luận và trả lời câu hỏi : Vì sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ ? Muốn khắc phục hiện tượng này để duy trì ưu thế lai, người ta cần sử dụng những phương pháp nhân giống nào ?

Trả lời : Thế hệ F1 chứa nhiều gen trội nhất, trong các thế hệ sau tỉ lệ thể dị hợp giảm dần nên ưu thế lai cùng giảm dần. Muốn khắc phục hiện tượng này để duy trì ưu thế lai, người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính (bằng giâm, chiết, ghép, vi nhân giống...).

2.2. Các phương pháp tạo ưu thế lai

* Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng

Phương thức tổ chức : Yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi : Trình bày các phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng ? Phương pháp nào là phổ biến nhất ? Tại sao ?

Trả lời : Để tạo ưu thế lai ở thực vật, chủ yếu người ta dùng phương pháp lai khác dòng : tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở ngô, đã tạo được nhiều giống ngô lai (F1) có năng suất cao hơn từ 25 – 30% so với các giống ngô tốt nhất đang được sử dụng trong sản xuất.

Phương pháp lai khác dòng cũng được áp dụng thành công ở lúa để tạo ra các giống lúa lai F1 cho năng suất tăng từ 20 – 40% so với các giống lúa thuần tốt nhất, thành tựu này được đánh giá là một trong những phát minh lớn nhất của thế kỉ XX.

Người ta dùng phương pháp lai khác thứ để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới. Đây là những tổ hợp lai giữa 2 thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của cùng một loài.

Ví dụ : Giống lúa DT17 được tạo ra từ tổ hợp lai giữa giống lúa DT10 với giống lúa OM80, có khả năng cho năng suất cao của DT10 và cho chất lượng gạo cao của OM80.

Đặt câu hỏi cho HS : Vì sao người ta cần phải thường xuyên chọn, tạo giống mới mà không tạo giống tốt một lần sử dụng cho nhiều năm ?

* Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi

Phương thức tổ chức : Yêu cầu HS nghiên cứu sơ đồ, thảo luận để hình về

phép lai kinh tế, trả lời các câu hỏi.

Câu hỏi :

– Lai kinh tế là gì ? Vì sao không sử dụng con lai kinh tế để nhân giống ?

– Ở Việt Nam, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào ? Đặc điểm con lai của phép lai này là gì ? Lấy ví dụ minh hoạ ?

Trả lời :

Phép lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống. Nếu sử dụng con lai F1 để nhân giống thì đời sau các cá thể có kiểu gen chứa nhiều gen trội giảm dần, do đó, ưu thế lai giảm dần.

Phổ biến ở nước ta hiện nay là dùng con cái thuộc giống trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội. Con lai có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu chăn nuôi của giống mẹ và có sức tăng sản của giống bố.

Ví dụ : Lợn lai kinh tế Ỉ Móng Cái x Đại Bạch có sức sống cao, lợn con mới đẻ từ 0,7 đến 0,8 kg, tăng trọng nhanh (10 tháng tuổi đạt 80–100kg), tỉ lệ thịt nạc cao hơn.

Hỏi HS : Vai trò của các nhà khoa học và các công ty trong việc tạo và nhân giống vật nuôi ? Thường xuyên cải tiến các giống vật nuôi phù hợp với nhu cầu của con người. Nếu chỉ tạo giống một lần và sử dụng nhiều thế hệ, năng suất và chất lượng sẽ giảm sút.

Ngày soạn: Tuần:

Ngày dạy: Tiết:

Một phần của tài liệu Giáo án KHTN 9 SINH (Trang 170 - 174)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(254 trang)
w