Ứng dụng công nghệ gen

Một phần của tài liệu Giáo án KHTN 9 SINH (Trang 186 - 191)

Tiết 62. Bài 62. CÔNG NGHỆ GEN

2. Ứng dụng công nghệ gen

Phương thức tổ chức

HS tự đọc các ứng dụng, trả lời câu hỏi và sau đó thảo luận với các bạn.

a) Tạo ra các chủng vi sinh vật mới

– Các bước chuyển gen để tạo chủng vi sinh vật mới có thể là : Cắt đoạn gen

chuyển kháng sinh/ vitamin/… từ sinh vật cho ; tách plasmit từ tế bào vi khuẩn E.coli

;tạo ADN tái tổ hợp ; chuyển ADN tái tổ hợp vào vi khuẩn E.coli.

– Tìm hiểu và nêu một số ứng dụng công nghệ gen trong tạo chủng vi sinh vật mới.

b) Tạo giống cây trồng biến đổi gen

– Những ưu điểm của rau, củ, quả biến đổi gen : Năng suất và hàm lượng dinh dưỡng cao, kháng sâu bệnh, kháng thuốc diệt cỏ dại và chịu được các điều kiện bất lợi, tăng thời hạn bảo quản, khó bị dập nát khi vật chuyển,…

– Nhược điểm của thực vật biến đổi gen : có thể gây thiệt hại môi trường (biến đổi gen cho cỏ dại, chúng sẽ kháng thuốc diệt cỏ và tạo ra nhu cầu biến đổi gen nhiều hơn nữa,..) ; gây ảnh hưởng sức khoẻ con người (việc tiêu thụ các loại thực phẩm biến đổi gen làm tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm dựa trên người,…) ;…

– Vì sao có quy định thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn lưu thông tại Việt Nam sẽ phải ghi nhãn “biến đổi gen” trên bao bì ?

Hiện tại, vẫn chưa có chứng cứ khoa học nào khẳng định sử dụng thực phẩm

biến đổi gen có hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên, trong khi thực phẩm biến đổi gen vẫn là một vấn đề gây tranh cãi, việc dán nhãn để người tiêu dùng biết là rất cần thiết. Đây cũng là quy định được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.

Theo em, triển vọng của công nghệ sản xuất và sử dụng sản phẩm biến đổi gen trong tương lai như thế nào ?

Sử dụng kĩ thuật tranh luận để HS có thể nêu quan điểm của mình.

c) Tạo động vật biến đổi gen

Thành tựu chuyển gen vào động vật còn hạn chế vì các hiệu quả phụ do gen

được chuyển gây ra ở động vật biến đổi gen. Trên thế giới, người ta chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn, giúp cho hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn, hàm lượng mỡ ít hơn lợn bình thường (nhưng ở con lợn trên lại xuất hiện các vấn đề như tim nở to, hay bị loét dạ dạy, viêm da).

– Hãy nêu mục đích của việc chuyển gen vào động vật ?

Chuyển gen vào động vật có mục đích : cải tạo giống, tạo ra các giống động vật mới nhanh và tốt hơn ; tăng năng suất, tăng sản lượng ; tạo động vật cung cấp nội tạng cho người ghép tạng ;…

– Hãy phân tích các ưu và nhược điểm khi chuyển gen vào động vật ?

Ưu điểm : Tạo động vật chuyển gen có nhiều mục đích và có tác dụng tốt trong cải thiện cuộc sống con người.

Nhược điểm : Việc chuyển một gen vào động vật có thể là rất phức tạp và khả năng gây ra các tác dụng phụ là khó có thể tiên đoán ; Các kiểm soát của luật pháp đối với các giá trị của động vật chuyển gen là rất chặt chẽ. Trước khi được sử dụng làm thực phẩm và lưu hành trên thị trường chúng phải vượt qua được các thử nghiệm rất ngặt nghèo về mặt an toàn thực phẩm mà đối với các thực phẩm bình thường thì không cần ; khả năng rủi ro của chuyển gen đối với môi trường và hệ sinh thái là tồn tại khi nuôi trồng động vật chuyển gen.

– Theo em, triển vọng của chuyển gen vào động vật sẽ như thế nào ? Với câu hỏi này, HS sẽ được tranh luận.

II – Công nghệ sinh học

Mục tiêu : Nêu được khái niệm công nghệ sinh học và các lĩnh vực trong công

nghệ sinh học.

Phương thức tổ chức : HS tự đọc, trả lời câu hỏi và thảo luận.

Câu hỏi :

– Công nghệ sinh học là gì ? Nêu các lĩnh vực sinh học và cho ví dụ minh hoạ ? Ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người được gọi là Công nghệ sinh học.

Các lĩnh vực trong Công nghệ sinh học hiện đại gồm : Công nghệ lên men để sản xuất các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi, trồng trọt và bảo quản ; Công nghệ tế

bào thực vật và động vật ; Công nghệ chuyển nhân và phôi ; Công nghệ sinh học xử lí môi trường ;…

– HS thảo luận và nêu vai trò công nghệ sinh học và từng lĩnh vực của nó trong sản xuất và đời sống.

Ngày soạn: Tuần:

Ngày dạy: Tiết:

Tiết 61. Bài 62. CÔNG NGHỆ GEN I – MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ Xem sách Hướng dẫn học KHTN 9.

2. Các năng lực định hướng hình thành và phát triển cho HS

– Năng lực tự học : HS tự đọc thông tin, quan sát hình vẽ trả lời câu hỏi, bài tập, thực hành.

– Năng lực giải quyết vấn đề : HS giải quyết một số vấn đề như hiện tượng biến đổi gen, quan điểm về sử dụng thực vật biến đổi gen, triển vọng công nghệ gen,…

– Năng lực hợp tác : HS thảo luận để cùng giải quyết vấn đề : II – CHUẨN BỊ

- GV: sổ tay lên lớp, SHD - HS: SHD, đồ dùng học tập

III –HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC C. Hoạt động luyện tập

Phương thức tổ chức

– HS quan sát sơ đồ chuyển gen và trình bày các bước của quá trình chuyển gen, lấy một ví dụ minh hoạ trong thực tiễn đời sống.

– HS tự đọc các ứng dụng công nghệ sinh học và nêu tên các lĩnh vực của ứng dụng đó. Thảo luận trong nhóm về triển vọng phát triển của các lĩnh vực công nghệ sinh học này trong tương lai.

D. Hoạt động vận dụng

HS đọc các ứng dụng về công nghệ gen và trả lời câu hỏi : Câu hỏi :

– Vì sao trong kĩ thuật di truyền người ta thường sử dụng tế bào nhận là E.coli ? – Nêu một số thành tựu trong công nghệ di truyền khi sử dụng E.coli làm tế bào nhận ?

– HS nêu một ví dụ minh hoạ các bước trong quy trình chuyển gen từ tế bào cho sang tế bào nhận là E.coli.

Câu hỏi :

– HS tự vẽ sơ đồ các bước chuyển được gen quy định tổng hợp β – carôten vào tế bào cây lúa và tạo ra giống lúa giàu vitamin A ; chuyển gen kháng được nhiều loại thuốc diệt cỏ từ thuốc lá cảnh vào đậu tương ;…

– HS tự nghiên cứu và viết về triển vọng của công nghệ gen trong tạo giống mới trên thế giới và Việt Nam. Cho một số ví dụ minh hoạ.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

– HS tự nghiên cứu thêm tài liệu về công nghệ sinh học, thiết kế một tập san về các thành tựu công nghệ sinh học trên thế giới và ở Việt Nam.

– HS tự viết một bài luận khoảng 500 từ về quan điểm của mình trong việc sử dụng sản phẩm biến đổi gen.

Ngày soạn: Tuần:

Ngày dạy: Tiết:

Một phần của tài liệu Giáo án KHTN 9 SINH (Trang 186 - 191)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(254 trang)
w