Bài 26: DI TRUYỀN HỌC MENĐEN – LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG

Một phần của tài liệu Giáo án KHTN 9 SINH (Trang 103 - 108)

B. CHUẨN BỊ.

- GV: sổ tay lên lớp, SHD - HS: SHD, đồ dùng học tập C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới

B. Hoạt động hình thành kiến thức - Mục tiêu

+ Học sinh hiểu và giải thích được kết quả lai hai cặp tính trạng theo quan điểm của Menđen.

+ Phân tích được ý nghĩa của quy luật phân li độc lập đối với chọn giống và tiến hoá.

+ Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

- Phương thức hoạt động: học sinh hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

GV: Yêu cầu HS nhắc lại tỉ lệ phân li từng cặp TT ở F2.

Từ kết quả trên cho ta kết luận gì ? GV: Yêu cầu HS nghiên cứu T.tin SGK. Từ đó giải thích kết quả thí nghiệm theo quan niệm của Menđen.

GV: Có thể đưa ra 1 số câu hỏi dẫn dắt:

Menđen quy ước cặp nhân tố DT ntn?

KG hạt vàng, trơn TC? Xanh, nhăn TC?

Giải thích theo sơ đồ lai H.5 tr.17 SGK.

GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi trên. (10’)

GV: Lưu ý cho HS

ở cơ thể lai F1 khi hình thành giao tử do khả năng tổ hợp tự do giữa A và a với B và b như nhau -> tạo ra 4 loại giao tử có tỉ lệ ngang nhau.

GV: Nêu tiếp câu hỏi:

Giải thích vì sao F2 lại có 16 tổ hợp?

Do sự kết hợp ngẫu nhiên của 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái nên ở F2 có 16 tổ hợp.

GV: Hướng dẫn HS cách xác định KH

2. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm - Giải thích:

+ Men đen cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định (Nhân tố di truyền) tính trạng hạt vàng là trội so với hạt xanh, hạt trơn là trội so với hạt nhăn.

Kí hiệu:

+ Gen A qui định hạt vàng + Gen a qui định hạt xanh + Gen B qui định vỏ trơn + Gen b qui định vỏ nhăn - Sơ đồ lai:

P: AABB x aabb GP AB ab F1 AaBb x AaBb F2

GF1 AB Ab aB ab

AB AAB

B

AAB b

AaB B

AaB b

Ab AAB

b

Aabb AaB b

Aabb

aB AaB

B

AaB b

aaB B

aaBb

ab AaB

b

Aabb aaBb aabb

và KG ở F2.

GV: Treo bảng phụ kẻ sẵn “Bảng 5 Phân tích kết quả lai 2 cặp TT”, yêu cầu HS quan sát và điền vào nội dung phú hợp.

+ F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9:3:3:1. Tổng tỉ lệ kiểu hình là 16 tương ứng với 16 tổ hợp tử.

+ 16 tổ hợp giao tử ở F2 là kết quả thụ tinh của 4 loại giao tử đực với 4 loại giao tử cái.

Các loại giao tử này có xác suất ngang nhau = 1/ 4.

+ Để cho 4 loại giao tử F1 phải dị hợp về 2 cặp gen, chúng phân li độc lập với nhau trong quá trình phát sinh giao tử. Do đó đã tạo ra được 4 loại giao tử là AB, Ab, aB, ab Bảng 5: (Bảng phụ)

Kiểu hình Tỉ lệ

Hạt vàng, trơn

Hạt vàng, nhăn

Hạt xanh, trơn

Hạt xanh, nhăn Tỉ lệ của mỗi kiểu

gen ở F2

1AABB 4AaBb 2AABb 2AaBB

1AAbb 2Aabb

1aaBB 2aaBb

1aabb

(9 A-B-) (3 A-bb) (3aaB-) 1aabb

Tỉ lệ của mỗi kiểu

hình ở F2 9 3 3 1

Nội dung của quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.

II. BIẾN DỊ TỎ HỢP

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Yêu cầu HS nhớ lại kết quả thí nghiệm ở F2 và trả lời câu hỏi:

- F2 có những kiểu hình nào khác với bố mẹ?

- GV đưa ra khái niệm biến dị tổ hợp.

- HS nêu được; 2 kiểu hình khác bố mẹ là vàng, nhăn và xanh, trơn. (chiếm 6/16).

Kết luận:

- Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ.

- Chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P.

III. Ý NGHĨA CỦA QUI LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

GV: Gọi HS đọc thông tin trong SGK- 18.

Tại sao ở những loài sinh sản hữu tính, biến dị lại phong phú?

GV: Đưa ra công thức tổ hợp của Menđen.Gọi n là số cặp gen dị hợp (PLĐL) thì:

+ Số loại giao tử là: 2n + Số hợp tử là: 4n + Số loại kiểu gen: 3n + Số loại kiểu hình: 2n

+ Tỉ lệ phân li kiểu gen là: (1+2+1)n + Tỉ lệ phân li kiểu hình là: (3+1)n Đối với kiểu hình n là số cặp tính trạng tương phản tuân theo di truyền trội hoàn toàn.

Nêu ý nghĩa của quy luật phân li độc lập?

GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức

IV. Ý nghĩa quy luật phân li độc lập - Quy luật phân li độc lập giải thích nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp, làm sinh vật đa dạng và phong phú ở loài giao phối.

- Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu quan trọng của chọn giống và tiến hoá.

Ghi nhớ: SGK

4. Củng cố

- Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học 5. Dặn dò

- Học bài cũ

- Chuẩn bị bài mới

Ngày soạn: Tuần:

Ngày dạy: Tiết:

Một phần của tài liệu Giáo án KHTN 9 SINH (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(254 trang)
w