Bài 60. LAI GIỐNG VẬT NUÔI, CÂY TRỒNG

Một phần của tài liệu Giáo án KHTN 9 SINH (Trang 166 - 170)

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

– Xem sách Hướng dẫn học KHTN 9.

2. Các năng lực định hướng hình thành và phát triển cho HS

– Năng lực tự học : HS tự đọc thông tin, quan sát hình vẽ trả lời câu hỏi, điền vào chỗ trống,…

– Năng lực giải quyết vấn đề : HS giải quyết một số vấn đề như hiện tượng thoái hoá ở cây giao phấn tự thụ phấn bắt buộc, giao phối gần ở động vật và ưu thế lai.

– Năng lực hợp tác : HS thảo luận để cùng giải quyết vấn đề.

II – CHUẨN BỊ

- GV: sổ tay lên lớp, SHD - HS: SHD, đồ dùng học tập

III –HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu :

– Tạo hứng thú học tập : Đưa HS vào bài học, gắn hoạt động dạy học và thực tiễn.

– Tạo “Tình huống có vấn đề”, câu hỏi nhận thức :Nội dung cốt lõi hình thành kiến thức mới trong bài học.

Nội dung :

Xem sách hướng dẫn học KHTN 9.

Phương thức tổ chức : HS quan sát tranh và giải quyết tình huống.

Sản phẩm : Giải thích sơ bộ hiện tượng ngô tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thì sức sống của cây ngô sẽ giảm.

B.Hoạt động hình thành kiến thức 1. Hiện tượng thoái hoá

Mục tiêu : Nêu được hiện tượng thoái hoá ở thực vật do tự thụ phấn ở cây giao phấn và ở động vật do giao phối gần. Phân tích được nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống. Nêu được vai trò của tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống.

Nội dung :

1.1. Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn Phương thức tổ chức :

Yêu cầu HS đọc phần dẫn ở trên hình 60.1 và trả lời câu hỏi.

Hình 60.2 thể hiện quá trình giao phấn và tự thụ phấn. HS phải giải thích được đặc điểm ở các cây tự thụ phấn, bố và mẹ trên một bông hoa nên kiểu gen của bố và mẹ giống nhau, do đó, số kiểu tổ hợp giao tử tạo ra ở đời con ít, số cặp gen đồng hợp tử trong các cơ thể con nhiều và số cặp gen dị hợp ít. Trong khi ở các cây giao phấn, cá thể con có tổ hợp các giao tử của cây bố và mẹ khác nhau, do đó có nhiều biến dị tổ hợp được tạo ra, số kiểu gen đồng hợp ít và số kiểu gen dị hợp nhiều hơn.

Do vậy, quá trình tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống do kiểu gen đồng hợp tăng lên, kiểu gen dị hợp giảm xuống, xuất hiện nhiều tính trạng kém.

Sản phẩm : hoàn thành được đoạn thông tin sau :

Hiện tượng thoái hoá biểu hiện như sau : các cá thể của các thế hệ kế tiếp có sức sống ……(1)….biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển…(2)…., chiều cao cây và năng suất…(3)…, nhiều cây…(4)…. Ở nhiều dòng, bộc lộ các đặc điểm …(5)

….như : bạch tạng, thân…(6)…, bắp …(7)…và kết hạt…(8)….

Đáp án : 1. kém dần, 2. chậm, 3. giảm dần, 4. bị chết, 5. có hại, 6. lùn, 7. dị dạng, 8. rất ít.

1.2. Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật

Phương thức tổ chức : HS thảo luận trả lời câu hỏi :

– Ở động vật có hiện tượng thoái hoá giống không ? Tại sao ? – Yêu cầu các nhóm nêu ý kiến và giải thích.

– Yêu cầu HS quan sát hình 60.4. và giải thích nguyên nhân của hệ thống thoái hoá do giao phối gần.

Sản phẩm

– Ở động vật cũng có hiện tượng thoái hoá giống. Cũng giống như ở thực vật giao phấn tự thụ phấn bắt buộc, khi động vật giao gần thường gây ra hiện tượng thoái hoá ở các thế hệ sau như : sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.

– Nhớ lại quy luật di truyền của Menđen, quan sát hình 60.4, hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá do giao phối gần.

Quan sát hình 60.4 cho thấy, khi động vật giao phối gần làm giảm tỉ lệ cá thể dị hợp, tăng tỉ lệ cá thể đồng hợp trội và đồng hợp lặn, tạo điều kiện cho các cặp gen lặn gây hại được biểu hiện, do vậy, dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống.

Hình 60.4. Sự biến đổi tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp do tự thụ phấn

– Tại sao một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt (đậu Hà Lan, cà chua,…), động vật thường xuyên giao phối gần (chim bồ câu, chim cu gáy,…) không bị thoái hoá ? Vì những loài này có các cặp gen đồng hợp nhưng không gây hại cho chúng.

– Liên hệ với Luật Hôn nhân và gia đình : Vì sao Luật cấm kết hôn với người trong dòng họ trong vòng 3 đời ?.

– Trồng lúa, ngô cần có sự thay đổi giống, không lấy giống từ hạt nhà trồng liên tục trong nhiều mùa.

1.3. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống

Phương thức tổ chức

– HS thảo luận và trả lời câu hỏi : Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống ? Hãy chọn câu trả lời đúng :

Trong chọn giống, người ta dùng các phương pháp này để a) củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn.

b) tạo dòng thuần (có các cặp gen đồng hợp).

c) tạo tổ hợp con lai sinh trưởng nhanh hơn bố mẹ.

d) tạo con lai có nhiều gen trội hơn bố mẹ.

e) thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng.

f) phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.

Sản phẩm

Đáp án : a, b, e, f

Yêu cầu HS giải thích vì sao có đáp án như trên. Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết tạo các cặp gen đồng hợp do đó các tính trạng được biểu hiện, nếu tính trạng tốt sẽ được giữ lại còn tính trạng xấu sẽ bị loại bỏ ra khỏi quần thể.

Hãy chọn các từ khoá cho sẵn trong hộp để hoàn thành đoạn văn sau :

Trong chọn giống, người ta thường dùng các phương pháp tự thụ phấn bắt buộc

và giao phối gần để…..(1)…..và ….(2)…..một số tính trạng mong muốn, tạo ….(3)…

(có các cặp gen đồng hợp), thuận lợi cho đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các

…(4)…..để loại bỏ khỏi quần thể.

Đáp án : 1. củng cố, 2. duy trì, 3. dòng thuần, 4. gen xấu

Ngày soạn: Tuần:

Ngày dạy: Tiết:

Một phần của tài liệu Giáo án KHTN 9 SINH (Trang 166 - 170)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(254 trang)
w