Tình hình sản xuất sắn trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti (MatileFerrero, 1977) (Homoptera: Pseudococcidae) hại sắn và biện pháp quản lý theo hướng tổng hợp (Trang 21 - 26)

Trên thế giới, cây sắn đã góp phần cung cấp lương thực cho khoảng 500 triệu người. Ở một số quốc gia, cây sắn đã cung cấp hơn 50% lượng calo hàng ngày (Cock, 1985) [47]. Cây sắn hiện đang được trồng tại hơn 100 quốc gia có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc ba châu lục là châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Sắn là cây lương thực có sản lượng (252,20 triệu tấn) đứng hàng thứ năm sau các cây ngô (883,46 triệu tấn), lúa nước (722,76 triệu tấn), lúa mì (704,08 triệu tấn) và khoai tây (374,38 triệu tấn) (dẫn theo Nguyễn Văn Bộ và nnk., 2013) [4].

Châu Phi được đánh giá là nơi có sản lượng sắn củ đứng hàng đầu thế giới, năm 2011 đã đạt 140,97 triệu tấn, chiếm 55,90% tổng sản lượng sắn củ của thế giới.

Đứng đầu các quốc gia trồng sắn tại châu Phi là Nigeria với sản lượng sắn củ đạt 52,40 triệu tấn năm 2011. Châu Á có diện tích 3,91 triệu ha, năng suất bình quân đạt 19,60 tấn/ha với sản lượng sắn củ chiếm 30% tổng sản lượng sắn củ của thế giới.

Châu Mỹ là khu vực sản xuất sắn lớn thứ ba trên thế giới. Diện tích trồng cây sắn ở châu Mỹ tăng từ 2,54 triệu ha năm 2000 lên 2,85 triệu ha vào năm 2005 và sau đó giảm xuống còn 2,67 triệu ha vào năm 2011. Năm 2011, năng suất sắn tại châu Mỹ bình quân đạt 12,88 tấn/ha, sản lượng sắn củ đạt khoảng 34,36 triệu tấn. Tại châu lục này, Brazil được coi là quốc gia trồng nhiều cây sắn nhất với diện tích là 1,74 triệu ha vào năm 2011, chiếm khoảng 65% tổng diện tích cây sắn trồng tại châu Mỹ (dẫn theo Nguyễn Văn Bộ và nnk., 2013) [4].

Sản lượng sắn củ của thế giới tăng liên tục hàng năm, năm 2005 đạt hơn 206,553 triệu tấn, năm 2014 là trên 268,277 triệu tấn (dẫn theo Nguyễn Văn Bộ và nnk., 2013) [4].

Theo FAO (2016) [55], quốc gia có sản lượng sắn củ lớn nhất thế giới là Nigenia, đạt 54,831 triệu tấn vào năm 2014. Thái Lan là quốc gia có sản lượng sắn củ lớn thứ hai trên thế giới vào những năm 2013 và 2014 (bảng 1.1).

8

Bảng 1.1. Sản lượng sắn củ trên thế giới giai đoạn 2005 - 2014 Năm

Sản lượng ở một số quốc gia (triệu tấn)

Nigeria Thái Lan Indonesia Trung Quốc Brazil Thế giới

2005 41,565 16,938 19,321 4,016 25,872 206,554

2006 45,721 22,584 19,987 4,313 26,639 223,369

2007 43,410 26,916 19,988 4,362 26,541 227,807

2008 44,582 25,156 21,593 4,409 26,703 231,306

2009 36,822 30,088 22,039 4,506 24,404 235,141

2010 42,533 22,006 23,918 4,565 24,967 240,821

2011 46,190 21,912 24,044 4,514 25,350 253,456

2012 50,950 29,849 24,177 4,574 23,045 257,375

2013 47,407 30,228 23,937 4,599 21,484 261,101

2014 54,831 30,022 23,436 4,660 23,254 268,278

(Nguồn:FAO, 2016) [55]

Diện tích và sản lượng sắn củ trên thế giới được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Theo nghiên cứu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) và Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực thế giới (IFPRI), đến năm 2020 sản lượng sắn củ toàn cầu sẽ ước đạt 275,10 triệu tấn, trong đó sản xuất sắn tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Sản lượng sắn củ tại các nước đang phát triển sẽ đạt 274,7 triệu tấn, các nước phát triển chỉ đạt 0,40 triệu tấn. Trong các khu vực trồng cây sắn, châu Phi vẫn được dự báo là vùng dẫn đầu về sản lượng sắn củ của thế giới, sản lượng dự kiến đạt khoảng 168,6 triệu tấn vào năm 2020 (FAO STAT, 2004)[57].

Mức tiêu thụ sắn củ ở các nước đang phát triển được dự báo sẽ giảm (ước tiêu thụ khoảng 254,6 triệu tấn) và được dự báo sẽ tăng nhanh tại các nước phát triển (ước tiêu thụ khoảng 20,5 triệu tấn) (dẫn theo Nguyễn Văn Bộ và nnk., 2013) [4].

Lượng sắn củ được sử dụng làm lương thực và thực phẩm trong tương lai (2020) được dự đoán sẽ là 176,3 triệu tấn và lượng sắn củ làm thức ăn chăn nuôi khoảng 53,4 triệu tấn. Nhu cầu sử dụng sắn củ làm lương thực, thực phẩm cho ngưởi và thức ăn gia súc hàng năm gia tăng tương ứng khoảng 1,98% và 0,95%. Các nước

9

Mỹ La tinh trong giai đoạn 1993-2020 được ước tính có tốc độ tiêu thụ sản phẩm từ sắn hàng năm là 1,3%, châu Phi là 1,44% và châu Á là 0,84-0,96% (bảng 1.2).

Bảng 1.2. Dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu đến năm 2020

Vùng lục địa/nhóm quốc

gia/quốc gia

Sản lượng sắn

củ năm 2020 (triệu

tấn)

Lượng sắn củ tiêu thụ năm 2020 (triệu tấn)

Mức tăng tiêu thụ sắn 1993-2020 (%/năm) Lương

thực, thực phẩm

Thức ăn chăn

nuôi

Tổng cộng

Lương thực,

thực phẩm

Thức ăn chăn

nuôi

Tổng cộng

Toàn thế giới 275,10 176,30 53,40 275,10 1,98 0,95 2,93

Các nước PT 0,04 0,40 19,40 20,50 -0,50 0,01 -0,05

Các nước đang PT 274,70 175,90 33,90 254,60 1,99 1,62 3,61

Châu Phi 168,60 130,20 7,50 168,10 2,49 1,53 4,02

Mỹ La tinh 41,70 13,90 21,90 42,90 0,70 1,75 2,45

Châu Á 61,70 29,20 3,90 38,10 2,07 2,50 4,57

Đông Nam Á 48,20 19,50 0,90 24,40 0,97 0,89 1,86

Trung Quốc 6,50 2,80 3,00 6,40 0,17 1,61 1,78

Ấn Độ 7,00 6,90 - 7,30 0,93 - 0,93

Ghi chú: PT = Phát triển

(Nguồn: FAO STAT, 2004) [57]

1.2.2. Tình hình sản xuất sắn tại Việt Nam

Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực có sản lượng đứng thứ ba sau cây lúa và cây ngô. Diện tích trồng sắn năm 2011 đạt khoảng 560 ngàn ha, năng suất bình quân 17,63 tấn/ha, sản lượng 9,87 triệu tấn. Với điều kiện địa lý, khí hậu khá phù hợp nên cây sắn được trồng khắp các vùng địa lý ở Việt Nam. Theo Nguyễn Văn Bộ và nnk. (2013) [4], các vùng trồng sắn chính ở Việt Nam gồm:

- Vùng trung du miền núi phía Bắc với diện tích trồng sắn khoảng 117 200 ha (chiếm 20,92% diện tích trồng sắn toàn quốc), năng suất đạt 12,36 tấn/ha, sản lượng là 1 448 900 tấn củ tươi (chiếm 14,67% sản lượng sắn toàn quốc).

- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với diện tích trồng sắn khoảng

10

168 600 ha (chiếm 30,10% diện tích trồng sắn cả nước), năng suất đạt 17,66 tấn/ha và sản lượng đạt 2 977 900 tấn củ tươi (chiếm 30,15% sản lượng sắn cả nước).

- Vùng Tây Nguyên với diện tích trồng sắn khoảng 154 600 ha (chiếm 27,60%

diện tích trồng sắn cả nước), năng suất sắn đạt 16,70 tấn/ha, sản lượng là 2 582 200 tấn củ tươi (chiếm 26,15% sản lượng sắn toàn quốc).

- Vùng Đông Nam Bộ với diện tích trồng sắn là 99 000 ha (chiếm 17,68% diện tích trồng sắn toàn quốc), năng suất sắn đạt 25,34 tấn/ha cao nhất nước, sản lượng ước đạt 2 536 500 tấn củ tươi (chiếm 25,68% sản lượng sắn toàn quốc).

Theo thông cáo báo chí của FAO được công bố vào tháng 5 năm 2013 “Sắn có tiềm năng to lớn, là cây trồng của thế kỷ 21”. Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá là điển hình trong việc tăng năng suất sắn, có nhiều hộ nông dân đã đưa năng suất sắn củ từ 8,5 tấn/ha vào năm 2000 tăng lên thành 36,0 tấn/ha trong năm 2011 (tăng 400%) (FAO-IPM, 2013) [56]. Sắn lát và tinh bột sắn của Việt Nam hiện đang là một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính.

Với những lợi thế tự nhiên về điều kiện khí hậu và đất đai, cùng với sự quan tâm đầu tư đúng mức của Đảng và Nhà nước, diện tích trồng cây sắn ở Việt Nam ngày càng tăng. Diện tích trồng cây sắn ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015 giao động từ 551,1 ngàn ha đến 566,5 ngàn ha. Năng suất sắn củ tăng từ 176,4 tạ/ha đến 188,4 tạ/ha (bảng 1.3). Năng suất sắn củ của Việt Nam hiện nay đã có nhiều tiến bộ so với giai đoạn năm 2000, tuy nhiên vẫn được đánh giá là khá thấp so với nhiều quốc gia trồng sắn khác trên thế giới. Năng suất sắn củ của Việt Nam hiện chỉ bằng khoảng 50% năng suất sắn củ của Ấn Độ, thấp hơn năng suất sắn củ của Campuchia khoảng 18% và thấp hơn năng suất sắn củ của Thái Lan khoảng 9%. Sản lượng sắn củ năm 2015 của Việt Nam đạt trên 10,67 triệu tấn (bảng 1.3). Năng suất và giá trị thực tế của cây sắn tại Việt Nam còn khá thấp. Cây sắn ở Việt Nam thường được trồng trên đất bạc màu, đất dốc bị xói mòn và đất thoái hóa. Thêm vào đó, những người trồng sắn là các nông hộ nghèo, ít đất, đầu tư thâm canh thấp (ít phân bón, hạn chế điều kiện tưới nước).

Điều này đã ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng sắn củ của cả nước.

11

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất sắn ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 Năm Diện tích

(1000 ha)

Năng suất (ta/ha)

Sản lượng (1000 tấn)

2011 558,4 177,3 9.897,9

2012 552,2 176,4 9.735,7

2013 543,9 179,4 9.757,3

2014 551,1 185,5 10.225,3

2015 566,5 188,4 10.673,7

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2016) [26]

Tổng diện tích trồng sắn của 5 vùng trồng sắn chính của Việt Nam (Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ) chiếm khoảng 97% diện tích trồng sắn của cả nước.

Diện tích trồng sắn năm 2015 của Việt Nam là hơn 566,5 ngàn ha. Nhưng diện tích trồng sắn được tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Nam (với 377,9 ngàn ha) trong đó nhiều nhất là các tỉnh vùng Tây Nguyên (với 157,7 ngàn ha) (bảng 1.4).

Bảng 1.4. Tình hình sản xuất sắn ở Việt Nam năm 2015 Vùng lãnh thổ Diện tích

(1 000 ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Cả nước 566,5 188,4 10.673.700

Miền Bắc 188,6 147,8 22787.400

Đồng bằng sông Hồng 6,1 163,1 99.500

Trung du miền núi phía Bắc 117,1 128,1 1.500.600

Bắc Trung Bộ 65,4 181,5 1.187.300

Miền Nam 377,9 208,7 7.886.300

Duyên hải Nam Trung Bộ 109,2 186,1 2.031.700

Tây Nguyên 157,7 175,6 2.769.900

Đông Nam Bộ 104,8 284,9 2.985.300

Đồng bằng sông Cửu Long 6,2 160,3 99.400

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2016) [26]

12

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti (MatileFerrero, 1977) (Homoptera: Pseudococcidae) hại sắn và biện pháp quản lý theo hướng tổng hợp (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)