CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần sâu hại cây sắn, tình hình xâm lấn của rệp sáp bột hồng Phenacoccus
3.1.2. Tình hình xâm lấn của rệp sáp bột hồng P. manihoti tại Việt Nam
3.1.2.1. Quá trình xâm lấn của rệp sáp bột hồng P. manihoti tại Việt Nam
Loài rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti gây hại trên cây sắn lần đầu tiên ghi nhận xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2012. Kết quả điều tra, giám định các mẫu rệp sáp bột thu thập tại nhiều tỉnh trồng sắn trong năm 2012, nhưng chỉ ghi nhận được sự hiện diện của rệp sáp bột hồng tại tỉnh Tây Ninh.
Năm 2013, điều tra tất cả các vùng trồng sắn của 25 tỉnh phía Bắc (từ Ninh Bình trở ra) chưa phát hiện sự hiện diện của loài rệp sáp bột hồng P. manihoti. Riêng tỉnh Sơn La, năm 2013 đã ghi nhận sự hiện hiện của rệp sáp bột hồng P. manihoti trên hom giống sắn Dăm Bô chuyển về từ Thanh Hóa (Cục Bảo vệ thực vật, 2013) [8]. Trong khi đó, năm 2013 đã ghi nhận sự hiện diện của rệp sáp bột hồng P. manihoti tại 3 tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị), 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ (Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu), 1 tỉnh thuộc Tây Nguyên (Gia Lai) và 2 tỉnh thuộc Nam Bộ (Long An, Hậu Giang). Như vậy, đến cuối năm 2013, đã ghi nhận 10 tỉnh trồng sắn trong cả nước bị rệp sáp bột hồng P. manihoti xâm lấn, tăng thêm 09 tỉnh so với năm 2012 (bảng 3.2).
Năm 2014, đã ghi nhận thêm 5 tỉnh trồng sắn bị rệp sáp bột hồng xâm lấn. Đó là các tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Dương, Đăk Lăk và Kon Tum. Như vậy, so với năm 2013, trong năm 2014 rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti đã lây lan, xâm lấn thêm 5 tỉnh, nhưng lại không thấy xuất hiện trở lại tại tỉnh Sơn La. Do đó, tổng số tỉnh trồng sắn bị rệp sáp bột hồng xâm lấn trong năm 2014 chỉ là 14 tỉnh.
Năm 2015, đã ghi nhận thêm 1 tỉnh trồng sắn ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ (Bình Định) bị rệp sáp bột hồng xâm lấn. Sự ghi nhận này đưa tổng số tỉnh trồng sắn trong cả nước bị rệp sáp bột hồng xâm lấn lên 16 tỉnh (bảng 3.2).
57
Bảng 3.2. Tình hình xâm lấn của rệp sáp bột hồng ở Việt Nam trong các năm 2012 - 2017
Tên tỉnh
Diện tích bị nhiễm ở các năm nghiên cứu (ha)
2012 2013 2014 2015 2016 - 2017
Sơn La CPH ** KPH KPH KPH
Thanh Hóa CPH 3,0 * * *
Nghệ An CPH 7,0 6,5 * *
Quảng Trị CPH 131,237 316 48,5 *
Bình Định CPH CPH CPH * *
Phú Yên CPH CPH 40 385 196 - 25
Ninh Thuận CPH CPH 1,9 * *
Tây Ninh 169 1149 621,5 37,8 *
Đồng Nai CPH * 230,2 88 *
Bình Dương CPH CPH * 5,0 *
Bà Rịa-Vũng Tầu CPH 37,0 1,0 * *
Gia Lai CPH * 4,65 0,5 *
Đăk Lăk CPH CPH 71,0 4,0 *
Kon Tum CPH CPH * * *
Long An CPH 17,8 * * *
Hậu Giang CPH 5,0 1,0 * KPH
Tổng diện tích 169 1350,037 1293,55 568,8 ***
Tổng số tỉnh bị nhiễm RSBH
1 10 14 15 14
Ghi chú: * Xuất hiện rải rác, mật độ thấp chưa đủ mức quy định được thống kê diện tích nhiễm;
**: Phát hiện trên hom giống; ***: Không có số liệu;
CPH: Chưa phát hiện; KPH: Không phát hiện; RSBH: Rệp sáp bột hồng (Nguồn: Cục Bảo vệ thực vật, 2018) [9]
58
Hình 3.1. Sự xâm lấn của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti trên cây sắn tại Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2017
RSBH phát hiện năm 2012 RSBH phát hiện năm 2014
RSBH phát hiện năm 2013 RSBH phát hiện năm 2015
59
Trong các năm 2016 - 2017 đã không ghi nhận thêm tỉnh trồng sắn nào bị rệp sáp bột hồng xâm lấn. Trong khi đó, lại không phát hiện thấy sự xuất hiện trở lại của rệp sáp bột hồng ở tỉnh Sơn La và Hậu Giang (bảng 3.2).
Như vậy, cả nước đã ghi nhận sự xuất hiện của rệp sáp bột hồng tại 16 tỉnh, nhưng đến năm 2017 chỉ còn 14 tỉnh ghi nhận được sự hiện diện của rệp sáp bột hồng. Đối với 25 tỉnh thành phố phía Bắc (từ Ninh Bình trở ra), chưa phát hiện thấy sự xâm lấn của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti trên đồng ruộng. Riêng tỉnh Sơn La, năm 2013 đã chỉ ghi nhận sự hiện hiện của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti trên các hom giống sắn Dăm Bô chuyển về từ Thanh Hóa và đã được xử lý triệt để do đó không phát hiện thấy sự xuất hiện trở lại của rệp sáp bột hồng tại các đồng sắn của tỉnh này.
Tổng diện tích trồng sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng năm 2012 chỉ là 169 ha.
Chỉ tiêu này đến cuối năm 2013 đã tăng lên 1 350,037 ha. Diện tích trồng sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti năm 2013 tập trung chủ yếu ở tỉnh Tây Ninh với 1 149 ha, chiếm 85,1% diện tích trồng sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng của cả nước. Tỉnh Quảng Trị với diện tích bị nhiễm rệp sáp bột hồng là 131,237 ha và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có diện tích trồng sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng là 37,0 ha. Các tỉnh còn lại khác bị rệp sáp bột hồng xâm lấn có diện tích bị nhiễm đạt ít hơn, chỉ từ 3,0 ha đến 17,8 ha.
Năm 2014, mặc dù có thêm 5 tỉnh trồng sắn bị rệp sáp bột hồng xâm lấn, nhưng diện tích trồng sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng lại có xu hướng giảm và chỉ còn là 1 293,55 ha. Sự giảm tổng diện tích trồng sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng chủ yếu do diện tích trồng sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng ở tỉnh tây Ninh đã giảm rất đáng kể, từ 1 149 ha trong năm 2013 giảm chỉ còn 621,5 trong năm 2014.
Trong năm 2015, diện tích trồng sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng ở hầu hết các tỉnh đã bị xâm lấn đều giảm rất đáng kể so với diện tích trồng sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng năm 2014. Điều này dẫn đến tổng diện tích trồng sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng chỉ còn 568,8 ha. Riêng đối với tỉnh Phú Yên, diện tích trồng sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng năm 2015 là 385 ha, tăng 9,6 lần so với năm 2014 (bảng 3.4). Nguyên
60
nhân chính của sự suy giảm diện tích trồng sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng ở các tỉnh là do các tỉnh đã chủ động khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp quản lý rệp sáp bột hồng ngay từ đầu vụ, đặc biệt là việc sử dụng hom giống không bị nhiễm rệp sáp bột các loại.
Năm 2016 - 2017, rệp sáp bột hồng vẫn còn ghi nhận ở 14 tỉnh, nhưng nó chỉ xuất hiện rải rác, mật độ thấp chưa đủ mức quy định được thống kê diện tích nhiễm (bảng 3.2).
Năm 2013 có diện tích trồng sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng đạt cao nhất và là 1 350,037 ha (bảng 3.2). Tổng diện tích trồng sắn của cả nước trong năm 2013 là 543 900 ha (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2016) [26]. Như vậy, diện tích trồng sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng P. manihoti trong cả nước chiếm một tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng 0,25%. Tại vùng Bắc Trung Bộ, với tổng diện tích trồng sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng năm 2013 là 141,237 ha và chỉ chiếm 0,23% tổng diện tích trồng sắn của toàn vùng. Quảng Trị là tỉnh có diện tích trồng sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng đạt cao nhất trong vùng Bắc Trung Bộ với 131,237 ha và chiếm 1,22% diện tích trồng sắn của tỉnh và chiếm 0,21% diện tích trồng sắn toàn vùng Bắc Trung Bộ.
Tại các tỉnh đã ghi nhận sự xâm lấn và gây hại của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti, đã tiến hành điều tra, xác định sự hiện diện của rệp sáp bột hồng tại các huyện trong tỉnh.
Kết quả cho thấy từ tháng 7 năm 2012 (phát hiện đầu tiên tại tỉnh Tây Ninh) đến năm 2017, rệp sáp bột hồng đã xuất hiện tại 53 huyện trồng sắn của 16 tỉnh trong cả nước. Trong đó, các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Phú Yên mỗi tỉnh có có 7 - 8 huyện đã bị rệp sáp bột hồng xâm lấn. Các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tầu mỗi tỉnh có 5 huyện bị rệp sáp bột hồng xâm lấn. Các tỉnh khác còn lại đã phát hiện được rệp sáp bột hồng thì mỗi tỉnh chỉ có 1 huyện bị đối tượng này xâm lấn (bảng 3.3).
61
Bảng 3.3. Sự xuất hiện của rệp sáp bột hồng ở các vùng trồng sắntại Việt Nam đến năm 2017
TT Tên tỉnh Huyện đã ghi hiện có rệp sáp bột hồng Năm xuất hiện 1 Tây Ninh Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Dương
Minh Châu, Hòa Thành, Gò Dầu, Bến Cầu và ngoại thành Tây Ninh
2012
2 Đồng Nai Nhơn Trạch, Xuân Lộc, Long Khánh, Long Thành, Định Quán, Tân Phú, Trảng Bom và Vĩnh Cửu
2013
3 Long An Đức Hòa 2013
4 Bà Rịa-Vũng Tầu
Sơn Mộc, Châu Đức, Tân Thành, Xuyên Mộc và Đất Đỏ
2013
5 Hậu Giang Châu Thành 2013
6 Sơn La Tại huyên Mai Sơn (nhiễm hom sắn giống) 2013
7 Thanh Hóa Như Xuân 2013
8 Nghệ An Thanh Ngọc, Thanh Mỹ, Thanh Lâm, Thanh Khê và Thanh Chương
2013
9 Quảng Trị Hướng Hóa, Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng và Cam Lộ
2013
10 Gia Lai Krôngpa, Ayunpa và Phú Thiện 2013
11 Kon Tum Ngoại thành Kon Tum 2014
12 Đăk Lắc Krông Bông 2014
13 Phú Yên Tuy An, Tây Hòa, Sơn Hòa, Đồng Xuân, Sông Hinh, Phú Hòa và Sông Cầu
2014
14 Bình Dương Tân Uyên, Bắc Tân Uyên, thị xã Bến Cát, Bàu Bàng và Dầu Tiếng
2014
15 Ninh Thuận Ninh Sơn 2014
16 Bình Định Vĩnh Thạnh 2015
(Nguồn: Báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh)
62
3.1.2.2. Đường lan truyền, phát tán của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti tại Việt Nam
Người nông dân trồng sắn ở Việt Nam lâu nay sử dụng nguồn giống sắn thông qua việc trao đổi hom giống với nhau trong cùng địa phương và trao đổi với người ở địa phương khác. Đây vừa là thói quen của nông dân và cũng do cơ quan quản lý nhà nước chưa cung cấp được hom giống sắn như cung cấp giống các cây trồng khác.
Sau khi thu hoạch, có rất nhiều rệp sáp bột hồng tồn tại trên thân cây sắn (hình 3.2). Khi những thân cây sắn này được sử dụng làm hom giống thì đây là nguồn rệp sáp bột hồng lan truyền, phát tán sang vụ sắn mới.
Hình 3.2. Rệp sáp bột hồng trên hom sắn để làm giống tại tỉnh Phú Yên Rệp sáp bột hồng lần đầu tiên được ghi nhận xâm lấn tại vùng trồng sắn thuộc tỉnh Tây Ninh. Nguyên nhân được xác định là do việc nhập hom sắn giống đã bị nhiễm rệp sáp bột hồng từ một số vùng trồng sắn của Campuchia có biên giới chung với tỉnh Tây Ninh. Từ đó, rệp sáp bột hồng đã lan truyền nhanh chóng qua hom sắn giống tới các vùng trồng sắn của Tây Ninh và các tỉnh lân cận. Rệp sáp bột hồng cùng hom sắn giống đã lây lan từ miền Đông Nam Bộ đến vùng trồng sắn Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ.