Đề xuất quy trình phòng chống rệp sáp bột hồng hại sắn Phenacoccus manihoti

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti (MatileFerrero, 1977) (Homoptera: Pseudococcidae) hại sắn và biện pháp quản lý theo hướng tổng hợp (Trang 153 - 171)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Biện pháp quản lý tổng hợp rệp sáp bột hồng hại sắn Phenacoccus manihoti theo hướng bền vững tại vùng nghiên cứu

3.4.5. Đề xuất quy trình phòng chống rệp sáp bột hồng hại sắn Phenacoccus manihoti

Trên cơ sở kết quả các nghiên cứu, cũng như thực tế công tác phòng chống rệp sáp bột hồng quy trình phòng chống rệp sáp bột hồng hại sắn P. manihoti trong điều kiện Việt Nam được đề xuất như sau:

* Biện pháp kiểm dịch thực vật

- Thực hiện công tác kiểm dịch thực vật nhằm không cho phép vận chuyển nguồn hom sắn giống, cây sắn từ Campuchia, Lào qua biên giới vào Việt Nam và từ những vùng ở trong nước đã bị rệp sáp bột hồng xâm lấn đến các vùng khác chưa bị rệp sáp bột hồng xâm lấn.

* Biện pháp thủ công, canh tác

- Chuẩn bị đất trồng cây sắn cần kết hợp tiêu hủy triệt để tàn dư cây sắn, các loài cây, cỏ dại xung quanh bờ ruộng là nơi cư trú của rệp sáp bột hồng.

- Sử dụng hom sắn giống không bị nhiễm rệp sáp bột hồng, tuyệt đối không sử dụng hom sắn giống tại những nơi đã bị nhiễm rệp sáp bột hồng.

- Đảm bảo tưới nước cho cây sắn khi bị hạn và nhất là trong mùa khô.

- Thường xuyên tiến hành kiểm tra ruộng trồng cây sắn, vệ sinh diệt sạch cỏ dại và các loài thực vật là cây thức ăn phụ của rệp sáp bột hồng. Trường hợp phát hiện thấy có rệp sáp bột hồng phải tiến hành ngay biện pháp ngắt và tiêu hủy toàn bộ các cây/bộ phận cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng.

- Nhằm làm giảm nguy cơ xuất hiện của rệp sáp bột hồng, nếu có điều kiện có thể thực hiện luân canh cây sắn với các cây trồng khác không phải là cây thức ăn phụ của rệp sáp bột hồng.

* Biện pháp sinh học

- Bảo vệ và lợi dụng những hoạt động hữu ích của các loài thiên địch tự nhiên có trên đồng sắn (bọ rùa, bọ cánh gân,…), đặc biệt bảo vệ loài ong ký sinh Anagyrus lopezi để hạn chế rệp sáp bột hồng.

- Có điều kiện thì tổ chức nhân nuôi và thả ong ký sinh Anagyrus lopezi trên các đồng sắn để giúp hạn chế số lượng rệp sáp bột hồng.

140

* Biện pháp hóa học kết hợp với biện pháp ngắt ngọn cây sắn

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học (Actara 25 WG) luôn phải kết hợp với việc ngắt và tiêu hủy ngọn sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trừ rệp sáp phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng.

- Những nơi đã tiến hành thả ong ký sinh A. lopezi, tuyệt đối không sử dụng thuốc thuốc trừ sâu hóa học.

141

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Đã ghi nhận được 10 loài sâu hại cây sắn ở Việt Nam, với sự bổ sung 4 loài (Coptotermes sp., Aleurodicus dispersus, Spodoptera litura, Helicoverpa armigera) vào danh lục sâu hại cây sắn ở Việt Nam. Các loài RSBH P. manihoti, rệp sáp bột đu đủ P. marginatus và nhện đỏ hai chấm T. urticae là những sâu hại chính trên cây sắn. Rệp sáp bột hồng là loài côn trùng ngoại lai, xâm lấn vào Việt Nam từ năm 2012, đến năm 2017 đã xâm lấn tại 53 huyện thuộc 16 tỉnh.

1.2. Ở điều kiện ổn định (20oC, 25oC, 30oC với 62% ẩm độ và chế độ chiếu sáng 16 giờ/ngày đêm) với thức ăn là lá cây sắn giống KM 98-7, RSBH có thời gian vòng đời là 27,57 - 79,68 ngày, sinh sản đơn tính với sức đẻ trứng là 252,0 - 458,38 trứng/cái. Trưởng thành cái có thể sống được 22,06 - 48,06 ngày. Nhiệt độ thí nghiệm tăng từ 20oC đến 30oC đã làm rút ngắn thời gian một thế hệ, tuổi thọ trưởng thành, thời gian đời, thời gian đẻ trứng, làm giảm sức đẻ trứng của trưởng thành cái RSBH. Nhiệt độ khởi điểm phát dục của pha trứng, rệp sáp non, giai đoạn trước đẻ trứng, chung cho cả vòng đời ở RSBH tương ứng là 14,7oC; 14,5oC; 15,7oC và 14,8oC. Về lý thuyết, ở Tây Ninh và Phú Yên trong một năm RSBH có thể hoàn thành tương ứng được 11,1-11,7 và 10,7-11,4 thế hệ (tính theo năm 2014-2017).

1.3. Trong điều kiện phòng thí nghiệm như nêu trên, RSBH có tỷ lệ sống sót của từng pha phát triển đạt rất cao (93,48-100%). Nhiệt độ từ 20oC tăng lên 30oC đã làm tăng tỷ lệ tăng tự nhiên (rm) và giới hạn tăng tự nhiên (λ), nhưng làm rút ngắn thời gian một thế hệ (Tc) và thời gian tăng gấp đôi số lượng của quần thể (DT). Hệ số nhân của một thế hệ (Ro) tăng khi nhiệt độ tăng từ 20oC lên 25oC, nhưng lại giảm đáng kể khi nhiệt độ tăng lên 30oC. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số Ro, rm, λ (tương ứng là 290,66-476,29; 0,065-0,164; 1,07-1,18) của RSBH đều thấp hơn đáng kể, còn các chỉ số Tc, DT (tương ứng là 34,58-94,45; 4,23-10,70) lại cao hơn rõ ràng so với một số kết quả nghiên cứu ở nước ngoài.

142

1.4. Đã xâm lấn 16 tỉnh của Việt Nam, nhưng RSBH phát sinh, gây hại nặng hơn cả chỉ ở các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Phú Yên. Tại các tỉnh này, RSBH xuất hiện quanh năm, nhưng phát sinh mạnh vào thời gian có nhiệt độ cao (khoảng từ 35oC – 40oC) và khô hạn (mùa khô).

1.5. Trồng hom sắn giống sạch và ngắt, tiêu hủy ngọn sắn bị nhiễm RSBH có hiệu quả tốt để hạn chế RSBH. Ong ký sinh Anagyrus lopezi có khả năng kiểm soát tốt RSBH trên cây sắn ở Việt Nam. Ong ký sinh này có khả năng phát tán cùng RSBH và thiết lập được quần thể tại nơi ở mới. Tỷ lệ bị ký sinh của RSBH đạt khá cao (83,1 - 92,5%) vào thời điểm 60 ngày sau thả ong.

2. Đề nghị

2.1. Sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài luận án để chỉ đạo phòng chống RSBH và làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy ở Việt Nam.

2.2. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện biện pháp lợi dụng ong ký sinh A. lopezi và các loài thiên địch bản địa khác trên cây sắn để hạn chế RSBH ở Việt Nam.

143

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Đỗ Hồng Khanh, Ngô Tiến Dũng, Nguyễn Tuấn Lộc, Phạm Thị Oanh, Nguyễn Huy Khánh và cộng sự (2014), “Dẫn liệu bước đầu về rệp sáp bột hồng hại sắn (Phenacoccus manihoti) tại Việt Nam“, Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 3, tr. 19-22.

2. Lê Thị Tuyết Nhung, Kris Wyckhuys, Theresa M. Cira, Nguyễn Thu Trang, Trương Thị Hương Lan, Quyền Ngọc Dung, Đỗ Hồng Khanh (2016), “Biến động quần thể và mạng lưới thức ăn của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero (Homoptera: Pseudococcidae) trên cây sắn ở Tây Ninh”, Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 5, tr. 24-29.

3. Lê Thị Tuyết Nhung, Trương Thị Hương Lan, Lã Văn Hào, Đỗ Hồng Khanh (2015), “Thành phần sâu hại và thiên địch của chúng trên cây sắn ở Việt Nam”, Báo cáo Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 6, Hà Nội, 2015, Nxb Nông nghiệp, tr. 1551-1555.

4. Đỗ Hồng Khanh, Hồ Văn Chiến, Lê Quốc Cường, Huỳnh Thị Ngọc Diễm, Nguyễn Minh Thư, Nguyễn Thanh Truyền, Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Thị Trang (2018),”Hiệu quả sử dụng ong ký sinh Anagyrus lopezi để hạn chế rệp sáp bột hồng Phenococcus manihoti hại sắn tại Tây Ninh”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 3 (88), tr.102-106

5. Đỗ Hồng Khanh, Phạm Văn Lầm, Lê Thị Tuyết Nhung (2018), “Một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti (Matile-Ferrero, 1977) (Homoptera: Pseudococcidae) ở trong phòng thí nghiệm”, Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 3, tr. 18-26.

6. Đỗ Hồng Khanh, Phạm Văn Lầm, Lê Thị Tuyết Nhung, Trương Thị Lan (2018),

“Bảng sống của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti (Matile-Ferrero, 1977) (Homoptera: Pseudococcidae) nuôi trong phòng thí nghiệm”, Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 4, tr. 10-15.

144

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ môn Côn trùng Viện Bảo vệ thực vật (2003), “Bọ hung hại mía và biện pháp phòng trừ”, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 2: 161-163.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010a), QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng, Thông tư số 71/2010/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 12 năm 2010.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2010b), Danh lục sinh vật hại trên một số cây trồng và sản phẩm cây trồng sau thu hoạch ở Việt Nam (điều tra năm 2006-2010), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Bộ, Hoàng Kim, Lê Quốc Doanh, Trần Ngọc Ngoạn, Bùi Chí Bửu, Rod Lefroy, Lê Huy Hàm, Mai Thành Phụng, Trần Viễn Thông (2013), Cây lương thực: Sắn Việt Nam thành tựu và bài học, Tài liệu Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp lần thứ 18, Chuyên đề: Một số giải pháp phát triển sắn bền vững, Tây Ninh ngày 26-8-2013, trang 14-25.

5. Nguyễn Thị Chắt (2008), Rệp sáp hại cây trồng & biện pháp phòng trị, Nxb.

Nông nghiệp, tp. Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Thị Chắt, Vũ Thị Nga, Trần Thành Tân, Lê Thị Tuyết Nga, Trần Thị Quế Trân, Lê Minh Tâm, Lê Quang Tùng, Nguyễn Thị Hồng Thủy (2005),

Kết quả điều tra thành phần rệp sáp (Coccinea) gây hại cây trồng ở một số tỉnh phía Nam trong các năm 1999-2004”, Báo cáo khoa học Hội nghị Côn trùng học toàn quốc lần thứ 5, Hà Nội, ngày 11-12 tháng 4 năm 2005, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội: 19-24.

7. Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Ngãi (2013), Báo cáo kết quả điều tra thành phần sâu bệnh gây hại trên cây sắn.

8. Cục Bảo vệ thực vật (2013), Báo cáo kết quả công tác phòng chống rệp sáp bột hồng hại sắn.

145

9. Cục Bảo vệ thực vật (2018), Báo cáo kết quả công tác phòng chống rệp sáp bột hồng hại sắn.

10. Nguyễn Văn Dân, Phạm Văn Lầm, Lê Thị Tuyết Nhung, Trương Thị Hương Lan, Nguyễn Văn Liêm (2018), “Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của rệp sáp giả cam Planococcus citri (Risso) (Homoptera: Pseudococcidae) ở trong phòng thí nghiệm”, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn số 16, tr. 41 - 50.

11. Nguyễn Văn Đĩnh (1992),“Những vấn đề trong phòng chống nhện hại cây trồng hiện nay”, Tạp chí Bảo vệ thực vật, 1: 19-22.

12. Trần Đăng Hòa, Nguyễn Thị Giang (2014), “Một số đặc điểm sinh học của rệp sáp bột hồng hại sắn Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero (Homoptera:

Pseudococcidae)”, Tạp chí Bảo vệ thực vật, 6: 26-30.

13. Nguyễn Hữu Hỷ, Đinh Văn Cường, Phạm Thị Nhạn, Nguyễn Trọng Hiển, Nguyễn Viết Hưng (2012),Một số kết quả nghiên cứu sắn giai đoạn 2007 – 2012 (truy cập: http://iasvn.org/upload/files/Baocaodinhhuongsan.pdf).

14. Nguyễn Hữu Hỷ, Trần Công Khanh và cộng sự,Thành tựu trong nghiên cứu, phát triển cây sắn ở Việt Nam và định hướng đến năm 2020,(truy cập:

http://iasvn.org/upload/files/Baocaodinhhuongnghiencuuvaphattriensan.pdf).

15. Iakhontov V.V. (1972), Sinh thái học côn trùng, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội(bản dịch tiếng Việt).

16. Hoàng Kim, Phạm Văn Biên (1995), Cây Sắn, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

17. Phạm Văn Lầm (2013), Các loài côn trùng và nhện nhỏ gây hại cây trồng phát hiện ở Việt Nam, Quyển 1. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 266-267.

18. Nguyễn Văn Liêm (2005), “Đặc điểm sinh học của rệp sáp giả Planococcuscitri Risso (Homop.: Pseudococcidae)”, Báo cáo Khoa học Hội nghị Côn trùng học toàn quốc lần thứ 5, Hà Nội 11- 12 tháng 4 năm 2005, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 102 – 106.

19. Lê Thị Tuyết Nhung, Phạm Văn Lầm, Quách Thị Ngọ, Thế Trường Thành, Trương Thị Lan (2011),“Thành phần bọ phấn (Homoptera: Aleyrodidae) gây

146

hại trên một số cây trồng ở miền Bắc Việt Nam” Báo cáo khoa học Hội nghị Côn trùng học quốc gia lần thứ 7, Hà Nội, ngày 9-10 tháng 5 năm 2011,Nxb Nông nghiệp: 643-648.

20. Lê Thị Tuyết Nhung, Phạm Văn Lầm, K. Wyckhuys (2014), “Thành phần loài thuộc họ rệp sáp bột Pseudococcidae hại cây sắn và sự tạo lập quần thể của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero đã nhập nội vào Việt Nam”, Báo cáo khoa học Hội nghị Côn trùng học Quốc gia lần thứ 8, Hà Nội, ngày 10-11 tháng 4 năm 2014, Nxb Nông nghiệp: 140-146.

21. Trần Huy Thọ, Phạm Thị Vượng, Nguyễn Thị Mão, Nguyễn Thị Chúc Quỳnh, Phạm Chí Hòa (2000),“Kết quả nghiên cứu sùng hại cây trồng cạn và biện pháp phòng trừ (1995-1999)”, Tuyển tập công trình nghiên cứu bảo vệ thực vật 1996-2000, Viện Bảo vệ thực vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội: 40-47.

22. Nguyễn Thị Thủy, Phạm Thị Vượng, Lê Xuân Vị (2010), “Một số đặc điểm sinh học của loài rệp sáp mềm tua dài Ferrisia virgata Cockerell (Homoptera, Pseudococcidae) hại cà phê tại Đăk Lăk”, Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 4, tr. 5-8.

23. Hoàng Hữu Tình, Trần Đăng Hòa, Ngô Đắc Chứng (2018a), “Ảnh hưởng của nhiệt độ đến một số đặc điểm sinh học của rệp sáp bột hồng hại sắn Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero”,Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tập 127(3B), tr. 59-69.

24. Hoàng Hữu Tình, Trần Đăng Hòa, Ngô Đắc Chứng, Nguyễn Thị Giang, Hoàng Trọng Nghĩa (2017), “Ảnh hưởng của nhiệt độ đến một số đặc điểm sinh học của ong Anagyrus lopezi de Santis (Hymenoptera: Encyrtidae) ký sinh rệp sáp bột hồng hại sắn”Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 3, tr.57-61.

25. Hoàng Hữu Tình, Trần Đăng Hòa, Nguyễn Thị Giang, Ngô Đắc Chứng (2018b),“Một số đặc điểm sinh học của rệp sáp bột hồng hại sắn (Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero) (Homoptera, Pseudococcidae) trên các giống sắn khác nhau”,Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 6, tr. 25-30.

26. Tổng cục thống kê (2016), Số liệu thống kê Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

147

27. Viện Bảo vệ thực vật (1976),Kết quả điều tra côn trùng 1967-1968, Nxb Nông thôn, Hà Nội.

28. Viện Bảo vệ thực vật (1999a), Kết quả điều tra côn trùng và bệnh cây ở các tỉnh miền Nam 1977-1979, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 7-207.

29. Viện Bảo vệ thực vật (1999b), Kết quả điều tra côn trùng và bệnh hại cây ăn quả ở Việt Nam 1997-1998, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 5-81.

30. Viện Bảo vệ thực vật (1997), Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, Tập 1.

Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

Tiếng Anh

31. Abuquerque M. De. (1976), “Cochonilha em Mandioca na Amazonia. Empresa Brasileira de Pesquisa Agropecuaria”, Belem. l0p.

32. Akinlosotu T.A., (1983), “Studies on the control of the cassava mealybug Phenacoccus manihoti and green spider mite Mononychellus tanajoa in south- west Nigeria”, J. Root Crops, 9(1-2): 33-43.

33. Bandara, W.M.S.M. and Sikurajapathy, M. (1992), “Recent progress in cassava varietal and agro-nomic research in Sri Lanka”, In: Howeler, R.H. (ed.) Cassava Breeding, Agronomy and Utilization Research in Asia Proceedings of the 3rd Regional Workshop, Malang, Indonesia, 22–27 October 1990, pp. 96–10.

34. Barilli D.R., V. Pietrowski, A.P.G.D. Wengrat, D. Gazola, R. Ringenberg (2014), “Biological characteristics of the cassava mealybug Phenacoccus manihoti (Hemiptera: Pseudococcidae)”, Revista Colombiana de Entomologia, 40(1): 21-24.

35. Bellotti A.C., (1990), “A review of control strategies for four important cassava pests in the Americas”, Integrated Pest Management for Tropical root and tuber crops (Eds. Hahn S.K., F.E. Caveness). IITA, Ibadan, Nigeria: 58-65.

36. Bellotti A.C., Campos B. V. H., Hyman G. (2012), “Cassava production and pest management: Present and potential threats in a changing environment”, Tropical Plant Biology 5 (1): 39-72

37. Bellotti A.C, Reyes Q JA, Arias V B. (1983), “Manejo de plagas en yuca”, In:

148

Reyes JA, ed. Yuca: Control integrado de plagas. CIAT, Cali, Colombia. p 265–281.

38. Bellotti A. C., Reyes, J. A., Varela A. M. (1984), “Observations on cassava mealybugs in the Americas; their biology, ecology and natural enemies”, pp.

339-352. In: 6th Symposium of the International Society for Tropical Root Crops, 1983. Lima, Peru, CIP.

39. Bellotti A. C. and Aart van Schoonhoven (1983), “World Distribution, Identification and Control of Cassava Pests”,Tropical Root Crops Symposium, p 188-193.

40. Bellotti A.C., L. Smith, S.L. Lapointe (1999), “Recent advances in cassava pest management”, Annu. Rev. Entomol. 44: 343-370.

41. Bennett F.D., and D.J. Greathead (1978), “Biological control of the mealybug phenacoccus manihoti Matile-Ferrero: Prospects and necessity”, In: Cassava Protection Workshop, CIAT, Cali, Colombia Proceedings (1977): 181-194.

42. Birch L.C, (1948), “The Intrinsic rate of natural increase of an insect population” Journal of Animal Ecology. 17:15–26.

43. CABI (2005), Crop Protection Compendium.

44. CABI (2012), Crop Protection Compendium. Phenacoccus manihoti (cassava mealybug). http://goo.gl/Y8eygY (truy cập ngày 20-12-2017).

45. Calatayud P.A. and B. Le Rỹ (2006), “Cassava-mealybug interactions ằ, Editora Institut de Recherche pour le development (IRD), Paris, 112 pp.

46. Calatayud P.A., M. Tertuliano, B. Le Rü (1994), “Seasonal changes in secondary compounds in the phloem sap of cassava in relation to plant genotype and infestation by Phenacoccus manihoti (Homoptera:

Pseudococcidae)”, Bull. of Entomol. Res., 84:453-459.

47. Cock J.H. (1985), Cassava: New potential for a negleted crop. Westview Press, CO. USA. 205p.

48. Cox M.J. and D.J. Williams (1981), “An account of cassava mealybug (Hemiptera: Pseudococcidae) with a description of a new species”, Bull. Ent.

Res., 71:247-458.

149

49. Egho E.O., C.C. Ojianwuna, E.C.Enujeke (2013), “Cassava mealybug incidence, species, status and alternative host plants in Ethiope East and Oshimili South agro-ecological zones, Delta State”, Inter. Jour. of Science and Nature, Vol. 4(3): 425-430.

50. Emehute J.K.U. and R.I. Egwuatu (1990a), “Prospects for intergrated Control of Cassava Mealybug Phenacoccus manihoti, in Nigeria: Review of field studies”, Integrated Pest Management for Tropical root and tuber crops (Eds.

Hahn S.K., F.E. Caveness). IITA, Ibadan, Nigeria: 180-184.

51. Emehute J.K.U. and R.I. Egwuatu (1990b), “Effects of field populations of cassava mealybug, Phenacoccus manihoti, cassava yield and Epidinocarsis lopezi at different planting dates in Nigeria”, Tropical Pest Management, 279-281.

52. Essien R.A., J.A. Odebiyi, M.S. Ekanem (2013), “Alternative host plants of Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero (Homoptera: Pseudococcidae), the cassava mealybug”, Res. Jour. Agric. and Environ. Management, Vol. 2(12):

457-466.

53. Ezumah H.C. and A. Knight (1978), “Some notes on the mealybug (Phenacoccus manihoti Mat.-Ferr.) incidence on manioc (Manihot esculenta) in Bas-Zaire”, Proceed. of the international workshop on the cassava mealybug Phenacoccus manihoti Mat.-Ferr. (Pseudococcidae) held at INERA-M’vuazi, Bas-Zaire, Zaire, June 26-29, 1977. July 1978, Ibadan, Nigeria, 7-14.

54. Fang Baiping, Lin Xiong, Li Kaimian and Yinong (1992), “Recent progress in cassava varietal improvement in China”, Cassava Breeding, Agronomy research and technology transfer in Asia, pp. 217-224.

55. FAO (2016), “Cassava, Production Quantity (tons) – for All Countries”,

Retrieved on March 27, 2017

from http://www.factfish.com/statistic/cassavaproductionquantity.

56. FAO-IPM (2013), Back-to-office report cum report of fimal meeting. FAO TCP Project (TCP/RAS/3311), 4-8 November 2013, HoChiMinh City, Vietnam, 28 pp.

57. FAO STAT (2004), http://faostat.fao.org

150 58. FAO STAT (2013), http://faostat.fao.org

59. Gutierrez A.P., P. Neuenschwander, F. Schulthess, H.R. Herren, J.U.

Baumgaertner, B. Wermelinger, B. Lửhr, C.K. Ellis (1988), “Analysis of biological control of cassava pests in Africa”, II. Cassava mealybug Phenacoccus manihoti. Journ. of Applied Ecology, 25: 921-940.

60. Hahn S.K., (1978), “IITA’s role in tropical agriculture with special reference to program national manioc, Zaire”, Proceed. of the international workshop on the cassava mealybug Phenacoccus manihoti Mat.-Ferr. (Pseudococcidae) held at INERA-M’vuazi, Bas-Zaire, Zaire, June 26-29, 1977. July 1978, Ibadan, Nigeria, 3-6.

61. Hahn, S.K., E.R. Terry, K. Leuschner, and T.P. Singh (1981), “Cassava improvement strategies for resistance to major economic diseases and pests in Africa”, In: Tropical root crops research strategies for the 1980s (edited by E.R, Terry, K.O. Oduro, and F. Caveness). Proceedings of the first triennial symposium of the International Society for tropical root Crops-Africa Branch, 8-12 Sep 1980. IDRC, Ottawa, Canada, pp. 25-28.

62. Hambleton E. J. (1935), “Notas sobre pseudococcinae de importancia economica no Brasil con a descripcao de quatro especies novas”, Instit. BioL [Sao Paulo] Arch. 6: 105-120.

63. Herren H.R., (1981), “Current Biological Control Research at IITA, with Special Emphasis on the Cassava Mealy Bug (Phenacoccus manihoti Mat- Fer)”, pp: 92–7. Dakar (Senegal), USAID.

64. Herren H.R., (1990), “The Africa-wide biological control program. Integrated Pest Management for Tropical root and tuber crops (Eds. Hahn S.K., F.E.

Caveness)”, IITA, Ibadan, Nigeria: 33-41.

65. Herren H.R., R.N. Hennessey (1983), ôBiological control and host plant resistance to control the cassava mealybug and green mite in Africa”, Proceed.

of an international workshop, Ibadan, Nigeria, 154p.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti (MatileFerrero, 1977) (Homoptera: Pseudococcidae) hại sắn và biện pháp quản lý theo hướng tổng hợp (Trang 153 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)