CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Biện pháp quản lý tổng hợp rệp sáp bột hồng hại sắn Phenacoccus manihoti theo hướng bền vững tại vùng nghiên cứu
3.4.2. Biện pháp canh tác và thủ công
3.4.2.1. Biện pháp sử dụng hom sắn giống sạch rệp sáp bột hồng
Kết quả nghiên cứu của luận án đã khẳng định việc sử dụng cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng làm hom giống là đường lan truyền chính của rệp sáp bột hồng đến các vùng trồng sắn tại Việt Nam (mục 3.1.2.2). Do đó, để ngăn chặn sự lây lan tiếp tục của rệp sáp bột hồng, tại vùng trồng sắn đã bị rệp sáp bột hồng xâm lấn không sử dụng cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng làm hom giống cho vụ sau.
3.4.2.2. Biện pháp thủ công
Dựa vào kết quả nghiên cứu tập tính hoạt động sống của rệp sáp bột hồng trên cây sắn (mục 3.2.2.1), đã tiến hành thí nghiệm biện pháp ngắt và tiêu hủy ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng để hạn chế sự phát triển của loài côn trùng hại này.
Biện pháp này được thực hiện tại huyện Đồng Xuân và Sông Hinh (tỉnh Phú Yên).
Hiệu quả kỹ thuật của biện pháp ngắt, tiêu hủy ngọn cây sắn bị nhiễm RSBH Thí nghiệm ngắt và tiêu hủy ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng được thực hiện tại xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) vào tháng 4 - 5 năm 2016, trên giống sắn KM 194. Kết quả đánh giá hiệu quả của thí nghiệm này được trình bày tại bảng 3.21.
Tại thời điểm trước khi ngắt ngọn cây sắn, các công thức thí nghiệm có tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng và mức độ bị nhiễm rệp sáp bột hồng đều ở mức cao và gần tương đương nhau. Tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng ở các công thức thí nghiệm lần lượt là 53,3% và 46,6% và đều bị nhiễm nặng ở cấp 3 (bảng 3.21).
Vào thời điểm 7 và 14 ngày sau ngắt ngọn cây sắn, tại công thức 1 (ngắt ngọn cây
117
sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng) đã không phát hiện thấy sự hiện diện của rệp sáp bột hồng. Trong khi đó, tại công thức 2 (đối chứng) ở hai thời điểm đã nêu có tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng lần lượt là 53,4% và 66,6% với mức độ bị nhiễm nặng, đều ở cấp 3 (bảng 3.21).
Bảng 3.21. Hiệu quả của biện pháp thủ công trong hạn chế rệp sáp bột hồng (tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, 2016)
Thời điểm điều tra
Công thức 1 Công thức 2
Tỷ lệ bị nhiễm
(%)
Mức độ bị nhiễm (cấp
nhiễm)
Tỷ lệ bị nhiễm
(%)
Mức độ bị nhiễm (cấp
nhiễm)
Trước ngắt ngọn 53,3 3 46,6 3
Sau ngắt ngọn7 ngày 0 0 53,4 3
Sau ngắt ngọn 14 ngày 0 0 66,66 3
Sau ngắt ngọn 21 ngày 0,06 1 73,4 3
Sau ngắt ngọn 28 ngày 13,4 1 80,0 3
Ghi chú: Công thức 1= Ngắt ngọn cây sắn và thu gom đem đốt
Công thức 2= Không ngắt ngọn cây sắn và không phun thuốc trừ sâu (đối chứng)
Sau ngắt ngọn cây sắn 21 ngày, tại công thức 1 (ngắt ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng) mới thấy sự xuất hiện trở lại của rệp sáp bột hồng, nhưng rất rải rác, với tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm đạt rất thấp và chỉ là 0,06% với mức độ bị nhiễm nhẹ ở cấp 1.
Ngược lại, tại công thức 2 (đối chứng), tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng vẫn gia tăng mạnh, đạt ở mức rất cao (73,4%), cao gấp hàng ngàn lần chỉ tiêu này ở công thức 1 (so 73,4% với 0,06%) và với mức độ bị nhiễm nặng ở cấp 3 (bảng 3.21). Vào thời điểm 28 ngày sau ngắt ngọn cây sắn, tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm và mức độ bị nhiễm rệp sáp bột hồng trong các công thức thí nghiệm rất khác nhau. Công thức 1 (ngắt ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng) có tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm đạt rất thấp so với công thức đối chứng (là 13,4%) với mức độ bị nhiễm nhẹ ở cấp 1. Công thức 2 (đối chứng) có tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng ở mức rất cao (tới 80%), cao gấp khoảng 5,9 lần so với chỉ tiêu này ở công thức 1 (so 80,0% với 13,4%) và với mức độ bị nhiễm nặng ở cấp 3 (bảng 3.21).
118
Một thí nghiệm tương tự được bố trí tại vùng trồng sắn của xã Đức Bình Đông (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên). Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 4 năm 2016 trên giống sắn KM419. Kết quả đánh giá hiệu quả của biện pháp này được trình bày tại bảng 3.22.
Bảng 3.22. Hiệu quả của biện pháp thủ công trong hạn chế rệp sáp bột hồng (tạihuyện Sông Hinh, Phú Yên, 2016)
Công thức 1 Công thức 2
Thời điểm điều tra Tỷ lệ bị nhiễm
(%)
Mức độ bị nhiễm (cấp
nhiễm)
Tỷ lệ bị nhiễm
(%)
Mức độ bị nhiễm (cấp
nhiễm)
Trước ngắt ngọn 42,1 3 31,2 3
Sau ngắt ngọn 7 ngày 5,2 1 35,3 3
Sau ngắt ngọn 14 ngày 16,2 1 45,5 3
Sau ngắt ngọn 21 ngày 22,3 1 51,6 3
Sau ngắt ngọn 28 ngày 27,1 1 60,1 3
Ghi chú: Công thức 1= Ngắt ngọn cây sắn và thu gom đem đốt
Công thức 2= Không ngắt ngọn cây sắn và không phun thuốc trừ sâu (đối chứng)
Tại thời điểm trước khi tiến hành thí nghiệm, tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm và mức độ bị nhiễm rệp sáp bột hồng trong các công thức thí nghiệm đều đạt khá cao, gần tương đương nhau, lần lượt là 42,1% và 31,2% với mức độ bị nhiễm rệp sáp bột hồng đều đạt mức nhiễm nặng ở cấp 3 (bảng 3.22).
Vào thời điểm 7 và 14 ngày sau ngắt ngọn cây sắn, công thức 1 (ngắt ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng) có tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm và mức độ bị nhiễm rệp sáp bột hồng ở mức rất thấp, thấp hơn nhiều so với ở công thức 2 (đối chứng). Chỉ tiêu này ở công thức 1 tại thời điểm 7 ngày và 14 ngày sau ngắt ngọn cây sắn lần lượt là 5,2% và 16,2% với mức độ bị nhiễm nhẹ đều ở cấp 1. Công thức 2 có tỷ lệ bị nhiễm rệp sáp bột hồng tại hai thời điểm đã nêu tương ứng là 35,3% và 45,5% với mức độ bị nhiễm đều đạt mức nhiễm nặng ở cấp 3 (bảng 3.22). Giá trị của chỉ tiêu này cao gấp 6,7 lần và 2,8 lần so với các giá trị tương ứng ở công thức 1 (so 35,3% với 5,2% và 45,5% với 16,2%).
119
Sau ngắt ngọn cây sắn 21 ngày, tại công thức 1 (ngắt ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng) có tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm đạt 22,3% với mức độ bị nhiễm nhẹ ở cấp 1. Ngược lại, tại công thức 2 (đối chứng), tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng vẫn gia tăng, đạt ở mức khá cao (51,6%) và với mức độ bị nhiễm nặng ở cấp 3 (bảng 3.22). Tỷlệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng ở công thức 2 (đối chứng) cao gấp 2,3 lần chỉ tiêu này ở công thức 1 (so 51,6% với 22,3%).
Tại thời điểm 28 ngày sau ngắt ngọn cây sắn, tỷ lệ ngọn sắn bị nhiễm và mức độ bị nhiễm rệp sáp bột hồng trong các công thức thí nghiệm cũng rất khác nhau. Tỷ lệ bị nhiễm rệp sáp bột hồng ở công thức 1 (ngắt ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng) đạt thấp hơn nhiều so với ở công thức 2 (đối chứng) và chỉ là 27,1% với mức độ bị nhiễm nhẹ ở cấp 1. Ngược lại, công thức 2 có tỷ lệ bị nhiễm rệp sáp bột hồng đạt cao hơn rất nhiều (là 60,1%) với mức độ bị nhiễm nặng ở cấp 3 (bảng 3.22). Tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng ở công thức 2 cao gấp 2,2 lần so với chỉ tiêu này ở công thức 1 (so 60,1% với 27,1%).
Kết quả của hai thí nghiệm nêu trên cho thấy biện pháp ngắt và tiêu hủy ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng là biện pháp có hiệu quả cao trong hạn chế sự phát triển của rệp sáp bột hồng trên cây sắn. Tuy nhiên, hiệu quả hạn chế sự phát triển của rệp sáp bột hồng trong thí nghiệm tiến hành tại huyện Sông Hinh đạt thấp hơn so với thí nghiệm tiến hành tại huyện Đồng Xuân.
Hiệu quả kinh tế của biện pháp ngắt, tiêu hủy ngọn cây sắn bị nhiễm RSBH Đánh giá hiệu quả kinh tế của biện pháp ngắt, tiêu hủy ngọn cây sắn bị nhiễmrệp sáp bột hồng bằng cách vào cuối vụ đã thu hoạch và đánh giá năng suất sắn củ tại các công thức thí nghiệm.
Năng suất sắn củ trong thí nghiệm tại huyện Sông Hinh (Phú Yên) có sự khác biệt giữa các công thức: khác biệt về số lượng củ trên khóm và kích thước, trọng lượng củ. Công thức 1 (ngắt ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng) có năng suất sắn củ của một khóm sắn đạt 1,62 kg/khóm. Trong khi đó, năng suất sắn củ của một khóm sắn ở công thức 2 (đối chứng) chỉ là 1,2 kg/khóm. Năng suất lý thuyết của sắn củ ở công thức 1 là 25,3 tấn/ha cao hơn rõ ràng so với năng suất lý thuyết của sắn củ ở công thức 2 (đối chứng) và chỉ tiêu này chỉ là 18,8 tấn/ha (bảng 3.23).
120
Bảng 3.23. Năng suất sắn củ của biện pháp thủ công trong hạn chế rệp sáp bột hồng (tại Phú Yên, 2016)
Công thức thí nghiệm
Năng suất sắn củ trên khóm (kg/khóm)
Số khóm sắn trên 1 ha (khóm)
Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Tại huyện Đồng Xuân
Công thức 1 1,76 15 000 26,4
Công thức 2 1,4 15 000 21,0
Tại huyện Sông Hinh
Công thức 1 1,62 15 625 25,3
Công thức 2 1,2 15 625 18,8
Ghi chú: Công thức 1= Ngắt ngọn cây sắn và thu gom đốt
Công thức 2= Không ngắt ngọn cây sắn và không phun thuốc trừ sâu (đối chứng)
Tương tự, năng suất sắn củ ở các công thức thí nghiệm tại huyện Đồng Xuân (Phú Yên) cũng có sự sai khác nhau. Công thức 1 (ngắt ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng) có năng suất sắn củ của một khóm sắn đạt 1,76 kg/khóm. Trong khi đó, năng suất sắn củ của một khóm sắn ở công thức 2 (đối chứng) chỉ là 1,4 kg/khóm. Năng suất lý thuyết của sắn củ ở công thức 1 là 26,4 tấn/ha cao hơn so với công thức 2 (đối chứng) là 21,0 tấn/ha (bảng 3.23).
Kết quả hai thí nghiệm cho thấy sự nhiễm rệp sáp bột hồng gây ảnh hưởng rõ ràng tới năng suất cây sắn và việc ngắt ngọn sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng có hiệu quả hạn chế được sự phát triển của rệp sáp bột hồng, đồng thời làm tăng năng suất sắn củ so với không ngắt ngọn sán bị nhiễm rệp sáp bột hồng.