Thành phần loài sâu hại cây sắn tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti (MatileFerrero, 1977) (Homoptera: Pseudococcidae) hại sắn và biện pháp quản lý theo hướng tổng hợp (Trang 67 - 70)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần sâu hại cây sắn, tình hình xâm lấn của rệp sáp bột hồng Phenacoccus

3.1.1. Thành phần loài sâu hại cây sắn tại Việt Nam

Trong thời gian khá dài sâu hại cây sắn không phải là vấn đề đáng quan tâm trong sản xuất sắn ở Việt Nam. Do đó, các nghiên cứu về thành phần cũng như mức độ phát sinh gây hại của sâu hại cây sắn không được quan tâm, thông tin về sâu hại cây sắn cũng rất hạn chế. Các nghiên cứu ở trong nước chủ yếu tập trung vào sản xuất giống sắn và kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây sắn. Trong các năm 2013-2015, nghiên cứu sâu hại cây sắn ở một số vùng trồng sắn trọng điểm ở nước ta đã thu thập được 10 loài chân khớp. Chúng thuộc 5 họ của 4 bộ côn trùng và ve bét (nhện nhỏ). Trong đó, bộ cánh đều (Homoptera) có số loài đã ghi nhận được trên cây sắn chiếm nhiều nhất với 6/10 loài. Đặc biệt, họ rệp sáp bột Pseudococcidae có số lượng loài đã phát hiện được trên cây sắn chiếm nhiều nhất, tới 4 loài (bảng 3.1).

Thống kê từ nhiều công trình đã công bố về sâu hại trên nhiều cây trồng ở Việt Nam, đến năm 2013 đã ghi nhận được 6 loài sâu hại cây sắn ở Việt Nam (Phạm Văn Lầm, 2013) [17]. So với tài liệu này, kết quả ở bảng 3.1 đã phát hiện được nhiều hơn 4 loài (so 10 loài với 6 loài), nhưng chỉ có 4 loài trùng nhau (Bemisia tabaci, Ferrisia virgata, Phenacoccus manihoti, Tetranychus urticae). Có 2 loài bọ hung (Anomala sp., Lepidiota signata) đã ghi nhận được trước đây, nhưng nghiên cứu này không ghi nhận được. Nhưng có tới 6 loài sâu hại (Coptotermes sp., Aleurodicus dispersus, Paracoccus marginatus, Pseudococcus jackbeardsleyi, Helicoverpa armigera, Spodoptera litura) có trong bảng 3.1 lại chưa được ghi nhận trong các nghiên cứu trước năm 2013 (Phạm Văn Lầm, 2013) [17].

Bốn loài rệp sáp bột (họ Pseudococcidae) phát hiện được trên cây sắn trong nghiên cứu này trùng hoàn toàn với những loài rệp sáp bột được ghi nhận trong nghiên cứu của Lê Thị Tuyết Nhung và nnk., (2014) [20].

54

Bảng 3.1. Thành phần côn trùng và nhện nhỏ gây hại trên cây sắn ở Việt Nam (2013 - 2015)

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Tần suất

xuất hiện Bộ cánh bằng - Isoptera

Họ Rhinotermitidae

1 Mối Coptotermes sp. * -

Bộ cánh đều - Homoptera Họ bọ phấn Aleyrodidae

2 Bọ phấn trắng lớn Aleurodicus dispersus Russel * ++

3 Bọ phấn thuốc lá Bemisia tabaci (Gennadius) ++

Họ rệp sáp bột Pseudococcidae

4 Rệp sáp bột vằn Ferrisia virgata (Cockerell) -

5 Rệp sáp bột đu đủ Paracoccus marginatus Williams et Willink +++

6 Rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero ++++

7 Rệp sáp bột đuôi dài Pseudococcus jackbeardsleyi Gimpel et Miller

+

Bộ cánh vảy - Lepidoptera Họ ngài đêm Noctuidae

8 Sâu xanh Helicoverpa armigera (Hubner) * -

9 Sâu khoang Spodoptera litura (Fabricius)* -

Bộ ve bét - Acari Họ nhện nhỏ chăng tơ Tetranychidae

10 Nhện đỏ hai chấm Tetranychus urticae Koch +++

Ghi chú: * Loài ghi nhận lần đầu trên cây sắn ở Việt Nam -: Rất ít phổ biến (tần suất xuất hiện dưới 5%);

+: Ít phổ biến (tần suất xuất hiện 5-25%);

++: Phổ biến trung bình (tần suất xuất hiện > 25-50%);

+++: Phổ biến (tần suất xuất hiện >50-75%);

++++: Rất phổ biến (tần suất xuất hiện > 75%)

55

Như vậy, cùng với các công bố trước đây, kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 đã đưa tổng số loài sâu hại cây sắn được phát hiện ở Việt Nam lên 12 loài. So với các tài liệu đã công bố trước đây về sâu hại cây sắn ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của luận án đã ghi nhận bổ sung được 4 loài vào danh sách các sâu hại cây sắn ở Việt Nam. Đó là mối Coptotermes sp., bọ phấn trắng lớn Aleurodicus dispersus, sâu khoang Spodoptera litura và sâu xanh Helicoverpa armigera (bảng 3.1).

Mức độ phổ biến của các loài sâu hại trên cây sắn không giống nhau. Các loài mối, rệp sáp bột vằn, sâu xanh, sâu khoang là những loài rất ít phổ biến, tần suất xuất hiện chỉ ở mức dưới 5%. Bọ phấn trắng lớn, bọ phấn thuốc lá, rệp sáp giả đuôi dài là những loài có mức độ xuất hiện từ ít phổ biến đến phổ biến trung bình, với tần suất xuất hiện ở mức 5 - 50%. Loài bọ phấn thuốc lá thường phát sinh mạnh vào mùa mưa khi có hình thái thời tiết nắng mưa xen kẽ ở các tỉnh phía Nam. Ngược lại, loài bọ phấn trắng lớn lại phát sinh vào mùa khô ở các tỉnh phía Nam trùng với cuối giai đoạn sinh trưởng của cây sắn (cây sắn đã trồng được từ 6 đến 10 tháng). Rệp sáp đu đủ và nhện đỏ hai chấm là những loài có mức độ xuất hiện phổ biến với tần suất xuất hiện đạt từ hơn 50% đến 75% và phát sinh theo mùa. Trong thời gian mùa khô ở phía Nam, loài nhện đỏ hai chấm gây hại khá nặng trên tất cả các giống sắn được trồng trong sản xuất. Trong mùa mưa, nhện đỏ hai chấm xuất hiện ở mức rất ít phổ biến (với tần suất xuất hiện đạt dưới 5%). Riêng rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti là loài rất phổ biến với tần suất xuất hiện thường đạt cao hơn 75% (bảng 3.1). Đây là loài côn trùng ngoại lai, có nguồn gốc từ Paraguay. Loài này đã xâm nhập vào tỉnh Tây Ninh năm 2012, sau đó lây lan tới nhiều tỉnh trồng cây sắn thuộc các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ. Trong thời gian 2013 -2016, loài rệp sáp bột hồng đã trở thành sâu hại chính trên cây sắn ở một số vùng mà nó đã xâm lấn tại Việt Nam.

Hầu hết những loài côn trùng và nhện nhỏ ăn thực vật đã được phát hiện trên cây sắn là loài đa thực, chúng có thể gây hại trên rất nhiều loại cây trồng. Ví dụ, loài nhện đỏ hai chấm, rệp sáp giả đu đủ có thể gây hại trên nhiều loài cây rau, cây công nghiệp, cây ăn quả,… Duy chỉ có loài RSBH là loài hẹp thực. Cho đến nay, ở Việt

56

Nam mới chỉ ghi nhận được loài này gây hại cây sắn ở 4 vùng trồng sắn chính tại Việt Nam (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ).

Như vậy, trên cây sắn loài rệp sáp bột hồng, rệp sáp giả đu đủ và nhện đỏ hai chấm nổi lên như là những sâu hại chính, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất, chất lượng sắn củ.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti (MatileFerrero, 1977) (Homoptera: Pseudococcidae) hại sắn và biện pháp quản lý theo hướng tổng hợp (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)