CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra thành phần loàisâu hại cây sắn và tình hình xâm lấn của rệp sáp bột hồng P. manihoti tại Việt Nam
2.4.1.1. Phương pháp điều tra thành phần sâu hại cây sắn
Điều tra thành phần các loài sâu hại trên cây sắn được tiến hành theo phương pháp điều tra cơ bản sâu bệnh hại của Viện Bảo vệ thực vật (1997) [30]. Điều tra được thực hiện thường xuyên (định kỳ) tại một số vùng trồng cây sắn tập trung (Đồng Nai, Phú Yên, Tây Ninh). Ngoài ra, thực hiện điều tra bổ sung ở một số vùng khác trồng cây sắn (ĐăkLăk, Nghệ An, Phú Thọ, Sơn La,…).
Tại điểm điều tra cố định (Đồng Nai, Phú Yên, Tây Ninh) tiến hành điều tra định kỳ 15 ngày một lần vào các ngày cố định của tháng là ngày 15 và ngày 30 hàng tháng (có thể sớm hơn hoặc muộn hơn 1 ngày). Điều tra được thực hiện liên tục từ tháng 1 đến tháng 12 trong các năm 2015 - 2017. Tại mỗi vùng trồng cây sắn nêu trên, chọn 3 khu đồng sắn có diện tích tập trung lớn, đại diện cho các yếu tố canh tác cây sắn để điều tra. Tại mỗi khu khu đồng sắn đã chọn, tiến hành điều tra 4 - 5 đồng sắn đại diện cho hiện trạng sản xuất cây sắn tại điểm nghiên cứu (vị trí địa hình, phương thức trồng, mức độ thâm canh,...). Tại mỗi đồng sắn tiến hành điều tra tự do, các điểm quan sát được lấy đều trong cả đồng sắn, càng nhiều điểm càng tốt.
Ở mỗi điểm điều tra, tiến hành quan sát bằng mắt thường 3 cây sắn để phát hiện và thu thập sâu hại, thiên địch của chúng. Những cây chọn để điều tra được quan sát toàn bộ tán lá, thân cây để phát hiện thu thập tối đa các sâu hại, thiên địch đang hiện diện. Trong điều tra thành phần loài sâu hại không nhất thiết phải cố định điểm điều
39
tra. Tất cả các loài chân khớp bắt gặp trên cây sắn trong quá trình điều tra được thu thập và đem về phòng thí nghiệm. Những cá thể chân khớp thu được ở pha phát triển trước trưởng thành được nuôi trong phòng thí nghiệm: loài ăn thực vật được nuôi bằng các bộ phận của cây sắn, loài bắt mồi được nuôi bằng sâu hại cây sắn.
Chúng được nuôi cho đến khi xuất hiện trưởng thành để lấy mẫu làm tiêu bản phục vụ xác định tên khoa học.
Mức độ hiện diện của các loài chân khớp trên cây sắn được đánh giá dựa vào độ bắt gặp (tỷ lệ bắt gặp) hoặc tần suất xuất hiện của chúng. Độ bắt gặp và tần suất xuất hiện của các loài được chân khớp được xác định như sau:
Độ bắt gặp P (%) = Số điểm điều tra bắt gặp
100 Tổng số điểm điều tra
Tần suất xuất hiện (%) = Số lần điều tra bắt gặp
100 Tổng số lần điều tra
Mức độ phổ biến của các loài sâu hại được đánh giá theo thang bậc sau:
- : Rất ít phổ biến với độ bắt gặp/tần suất xuất hiện đạt <5%.
+ : Ít phổ biến với độ bắt gặp/tần suất xuất hiện đạt 5 - 25%.
++ : Phổ biến trung bình với độ bắt gặp/tần suất xuất hiện đạt > 25 - 50%.
+++ : Phổ biến với độ bắt gặp/tần suất xuất hiện đạt 50 - 75%.
++++ : Rất phổ biến với độ bắt gặp/tần suất xuất hiện đạt > 75%.
Dựa vào mức độ phổ biến của các sâu hại để xác định loài sâu hại chính trên cây sắn ở vùng nghiên cứu.
Mẫu vật trưởng thành của các loài chân khớp thu thập trên cây sắn được làm tiêu bản cắm kim/mẫu lame theo phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật (1997) [30]
để giám định tên khoa học.
Tên khoa học của các loài rệp sáp bột được xác định dựa vào những tài liệu phân loại có sẵn ở Việt Nam (Matile-Ferrero, 1978; Parsa et al., 2012; Williams, 2004; Williams and Willink, 1992;…) [77], [93], [106], [107]. Tên khoa học của các loài sâu hại khác trên cây sắn được đối chiếu với bộ mẫu gốc về sâu hại cây trồng nông nghiệp được bảo quản tại Viện Bảo vệ thực vật.
40
2.4.1.2. Phương pháp xác định tình hình xâm lấn của rệp sáp bột hồng
Điều tra xác định tình hình xâm lấn của rệp sáp bột hồng được thực hiện thông qua hệ thống Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh, Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng của Cục Bảo vệ thực vật tại các vùng trồng sắn trọng điểm ở Việt Nam. Công việc được thực hiện liên tục từ năm 2012 đến năm 2017.
Việc xác định tình hình xâm lấn của rệp sáp bột hồng trên cây sắn được thực hiện theo phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật (1997) [30] và Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng QCVN 01- 38:2010/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [2]. Định kỳ 10 ngày/lần tiến hành điều tra, thu mẫu rệp sáp bột họ Pseudococcidae trên cây sắn để phát hiện sự hiện diện của rệp sáp bột hồng. Tại mỗi địa điểm điều tra chọn 3 - 5 vườn/ruộng trồng cây sắn đại diện cho các yếu tố canh tác khác nhau. Trên mỗi vườn/ruộng đã chọn, tiến hành điều tra theo 5 điểm trên 2 đường chéo góc. Mỗi điểm tiến hành quan sát 10 cây sắn (các cây sắn được điều tra cách nhau 10 cây) để phát hiện, thu mẫu các loài rệp sáp bột họ Pseudococcidae.
Tiến hành quan sát kỹ toàn bộ các lá cây sắn (khi cây sắn còn nhỏ) hoặc theo 3 tầng lá của cây sắn (khi cây sắn đã lớn), đặc biệt quan tâm tới các lá sắn non và các chồi cây sắn. Tất cả các pha/giai đoạn phát triển của các loài rệp sáp bột bắt gặp trong điểm điều tra được thu đem về phòng thí nghiệm nuôi đến khi xuất hiện trưởng thành. Những cá thể trưởng thành này cùng với những cá thể trưởng thành thu trực tiếp từ thực địa được bảo quản và làm mẫu lame phục vụ xác định tên khoa học. Mẫu rệp sáp bột thu thập được có ghi đầy đủ các thông tin về địa điểm, thời gian thu, người thu mẫu.
Làm mẫu lame đối với rệp sáp bột được thực hiện theo phương pháp của Watson (2007) [105]. Cụ thể như sau:
Bước 1: dùng nước cất rửa sạch mẫu rệp sáp.
Bước 2: chuyển mẫu rệp sáp đã rửa sạch sang dung dịch KOH (10%), sau đó để trong điều kiện bình thường với thời gian hơn 12 giờ; hoặc để mẫu rệp sáp cùng
41
dung dịch KOH trong tủ ấm 60ºC, kiểm tra thường xuyên (5 phút/lần) cho đến khi mẫu rệp sáp được tẩy trong suốt.
Bước 3: loại bỏ dung dịch KOH bằng cách ngâm trong nước cất 1 - 2 lần, mỗi lần 5 - 10 phút hoặc để ngâm trong nước cất qua đêm.
Bước 4: Chuyển mẫu rệp sáp đã sạch KOH sang dung dịch Ethanol 80%
trong thời gian 5 - 10 phút để loại bỏ nước trong mẫu rệp sáp.
Bước 5: Đối với các mẫu rệp sáp nhạt màu cần nhuộm màu. Việc nhuộm màu tiến hành bằng axit Fuchsin. Các mẫu rệp sáp tối màu cần được tẩy trắng bằng hỗn hợp dung dịch hydro peroxide và axit amoniac đậm đặc pha theo tỷ lệ 1:1.
Bước 6: Rửa lại mẫu rệp sáp bằng Ethanol 80%.
Bước 7: Rửa lại mẫu rệp sáp bằng Ethanol 95%.
Bước 8: Mẫu rệp sáp được ngâm dầu đinh hương khoảng 5 - 15 phút.
Bước 9: Dùng keo canada dán mẫu rệp sáp lên lame.
Bước 10: Sau dán keo canada tiến hành giữ mẫu rệp sáp lên lame ở 40ºC trong 3 tháng.
Việc giám định rệp sáp bột hồng và các loài rệp sáp bột khác được thực hiện theo tài liệu của Williams (2004) [106].
Chỉ tiêu điều tra: địa điểm, thời gian, sự hiện diện của loài rệp sáp bột hồng, diện tích trồng sắn ghi nhận có sự hiện diện của rệp sáp bột hồng, mức độ cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng.