CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Biện pháp quản lý tổng hợp rệp sáp bột hồng hại sắn Phenacoccus manihoti theo hướng bền vững tại vùng nghiên cứu
3.4.4. Nghiên cứu sử dụng thiên địch tự nhiên để phòng chống rệp sáp bột hồng
3.4.4.2. Kết quả thả ong ký sinh Anagyrus lopezi để hạn chế RSBH
Tỉnh Tây Ninh là nơi được thực hiện chương trình nhập nội ong ký sinh Anagyrus lopezi để thả trừ rệp sáp bột hồng. Chương trình được thực hiện từ năm 2013.
Tỷ lệ bị ký sinh của rệp sáp bột hồng trong thí nghiệm thả ong A. lopezi
Năm 2014, thí nghiệm thả ong ký sinh A. lopezi được thực hiện tại 3 địa điểm là xã Phan huyện Dương Minh Châu, xã Thanh Điền, xã An Bình huyện Châu Thành (tỉnh Tây Ninh). Vào thời điểm trước khi thả ongký sinh A. lopezi, tỷ lệ rệp sáp bột hồng bị ký sinh tự nhiên thí nghiệm đạt rất thấp, trung bình chỉ là 7,2 - 9,4%. Sau khi thả ong ký sinh, tỷ lệ bị ký sinh của rệp sáp bột hồng đã ghi nhận bắt đầu tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên, tỷ lệ bị ký sinh của rệp sáp bột hồng trên các ruộng sắn được thả ong ký sinh ở xã Phan và An Bình có mức gia tăng rất chậm
134
so với ở xã Thanh Điền. Đặc biệt, tỷ lệ bị ký sinh của rệp sáp bột hồng đạt rất thấp ở khoảng thời gian 20 ngày đầu ngay sau thả ong ký sinh (hình 3.25). Điều này có thể lý giải do khi thả ong ký sinh A. lopezi, rệp sáp bột hồng trên ruộng sắn tại xã Phan và An Bình chủ yếu ở pha trứng và ấu trùng tuổi 1, tuổi 2. Đây không phải là ký chủ ưa thích của ong ký sinh A. lopezi. Do đó, trưởng thành cái ong ký sinh không tấn công chúng và dẫn đến tỷ lệ bị ký sinh đạt thấp.
Tỷ lệ bị ký sinh của rệp sáp bột hồng trên các ruộng sắn được thả ong ký sinh đều đạt cao nhất vào thời điểm 60 ngày sau thả ong và đạt trung bình từ 83,1% đến 92,5%.
Trong khi đó, trên ruộng sắn đối chứng (không thả ong ký sinh) có tỷ lệ bị ký sinh của rệp sáp bột hồng đạt rất thấp và chỉ duy trì ở mức 7,2 - 12,4% (hình 3.23).
Hình 3.25. Tỷ lệ bị ký sinh của rệp sáp bột hồng ở các điểm thả ong A. lopezi (Tây Ninh, 2014)
Ghi chú: RSBH: rệp sáp bột hồng NST: ngày sau thả
Năm 2015, thí nghiệm thả ong ký sinh A. lopezi được thực hiện tại các xã Ninh Điền, Hảo Đước (huyện Châu Thành) và Bình Minh (thành phố Tây Ninh).
Kết quả ghi nhận tỷ lệ bị ký sinh của rệp sáp bột hồng trên các ruộng sắn có thả ong ký sinh năm 2015 cũng gần tương tự như năm 2014. Tại thời điểm trước thả ong ký sinh, tỷ lệ rệp sáp bột hồng bị ký sinh tự nhiên đạt tỷ lệ trung bình là 12,1 - 43,5%.
Sau khi thả ong ký sinh, tỷ lệ bị ký sinh của rệp sáp bột hồng gia tăng theo thời gian và cũng đạt tỷ lệ cao nhất ở thời điểm 60 ngày sau thả ong ký sinh với tỷ lệ trung
135
bình đạt tới 84,5 - 92%. Ruộng sắn không thả ong ký sinh có tỷ lệ bị ký sinh tự nhiên của rệp sáp bột hồng đạt thấp nhất và chỉ trung bình là 12,1 - 18,2% (hình 3.26).
Hình 3.26. Tỷ lệ bị ký sinh của rệp sáp bột hồng tại các điểm thả ong ký sinh A.
lopezi ( Tây Ninh, 2015)
Ghi chú: RSBH: rệp sáp bột hồng NST: ngày sau thả
Kết quả thí nghiệm trong các năm 2014 và 2015 cho thấy tại các ruộng sắn thí nghiệm thả ong ký sinh A. lopezi đều có tỷ lệ bị ký sinh của rệp sáp bột hồng đạt rất cao vào thời điểm 60 ngày sau thả ong.
Mật độ rệp sáp bột hồng tại các ruộng sắn thả ong ký sinh A. lopezi
Tại cả 3 điểm thí nghiệm thả ong ký sinh (xã Phan, An Bình, Thanh Điền) trong năm 2014, trên các ruộng sắn được thả ong ký sinh (trừ ruộng sắn được thả ong ký sinh ở An Bình) đều ghi nhận mật độ rệp sáp bột hồng bắt đầu giảm từ ngày thứ 15 sau khi thả ong ký sinh A. lopezi. Tuy nhiên, mật độ rệp sáp bột hồng trên các ruộng sắn được thả ong ký sinh ở xã Phan có mức giảm rất chậm so với ở xã Thanh Điền.
Ruộng sắn thả ong ký sinh ở xã Phan, Thanh Điền có mật độ rệp sáp bột hồng ở thời điểm trước thả ong ký sinh đạt trung bình tương ứng là 12,4 và 5,5 con/ngọn sắn,
136
đã giảm xuống (tương ứng) còn 9,2 và 2,4 con/ngọn sắn vào thời điểm 15 ngày sau thả ong. Trong khi đó, tại xã An Bình, mật độ rệp sáp bột hồng trên các ruộng sắn được thả ong ký sinh lại gia tăng nhẹ, từ 7,9 con/ngọn sắn ở thời điểm trước thả ong ký sinh tăng lên 9,7 con/ngọn sắn ở thời điểm 15 ngày sau thả ong ký sinh (bảng 3.32). Điều này có thể lý giải do khi thả ong ký sinh A. lopezi, rệp sáp bột hồng trên ruộng sắn tại xã Phan và An Bình chủ yếu ở pha trứng và ấu trùng tuổi 1, tuổi 2. Đây không phải là ký chủ ưa thích của ong ký sinh A. lopezi. Do đó, trưởng thành cái ong ký sinh không tấn công chúng và dẫn đến mật độ của chúng gia tăng nhẹ hoặc giảm chậm so với trên ruộng sắn được thả ong ký sinh ở xã Thanh Điền.
Mật độ rệp sáp bột hồng trên các ruộng sắn được thả ong ký sinh đều ghi nhận giảm nhanh từ thời điểm 30 sau thả ong ký sinh. Chỉ tiêu này trên ruộng sắn được thả ong ký sinh ở xã Phan và An Bình còn 0,5 - 1,2 con/ngọn sắn vào thời điểm sau 60 ngày sau thả ong ký sinh. Tại xã Thanh Điền, mật độ rệp sáp bột hồng còn thấp hơn và là 0,3 con/ngọn sắn ở thời điểm 60 ngày sau thả ong ký sinh. Trong khi đó, trên ruộng sắn đối chứng (không thả ong ký sinh), mật độ trung bình của rệp sáp bột hồng đã từ 10,3 con/ngọn sắn vào thời điểm trước thả ong ký sinh tăng lên 16,3 con/ngọn sắn ở thời điểm 60 ngày sau thả ong ký sinh (bảng 3.31).
Mật độ rệp sáp bột hồng trong thí nghiệm thả ong ký sinh năm 2015 cũng có xu hướng biến động tương tự như trong thí nghiệm năm 2014. Trên các ruộng sắn được thả ong ký sinh,mật độ trung bình của rệp sáp bột hồng đã từ 6,2 - 11,2 con/ngọn sắn vào thời điểm trước thả ong ký sinh giảm xuống chỉ còn 0,4 - 0,7 con/ngọn sắn ở thời điểm 60 ngày sau thả ong ký sinh. Ngược lại ở đối chứng (không thả ong ký sinh), mật độ trung bình của rệp sáp bột hồng đã từ 8,7 con/ngọn sắn vào thời điểm trước thả ong ký sinh tăng lên 10,4 con/ngọn sắn ở thời điểm 60 ngày sau thả ong ký sinh (bảng 3.31).
Ở thời điểm trước thả ong, các ruộng sắn thí nghiệm đều có ngọn sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng với tỷ lệ khá cao, biến động từ 10% (tại Ninh Điền, Thanh Điền) đến 50% (tại An Bình). Từ thời điểm 15 ngày sau thả ong ký sinh, trên các ruộng sắn thả ong ký sinh đều ghi nhận sự bắt đầu giảm tỷ lệ ngọn sắn bị nhiễm rệp sáp
137
bột hồng, trừ xã Phan và An Bình lại có tỷ lệ ngọn sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng gia tăng. Điều này do vào thời điểm thả ong ký sinh A. lopezi, rệp sáp bột hồng trên ruộng sắn tại hai xã này chủ yếu ở pha trứng và ấu trùng tuổi 1, tuổi 2. Đây không phải là ký chủ ưa thích của ong ký sinh A. lopezi. Do đó, trưởng thành cái ong ký sinh không tấn công chúng và dẫn đến sự nhiễm của rệp sáp bột hồng gia tăng.
Bảng 3.31. Mật độ rệp sáp bột hồng trong thí nghiệm thả ong ký sinh (Tây Ninh, 2014 và 2015)
Địa điểm thí nghiệm
Mật độ rệp sáp bột hồng vào các thời điểm (con/ngọn sắn) NTTO 15 NSTO 30 NSTO 45 NSTO 60 NSTO
Xã Phan1 12,4 9,2 4,1 1,2 0,5
An Bình1 7,9 9,7 5,2 1,4 1,2
Thanh Điền1 5,5 2,4 1,1 0,4 0,3
Đối chứng3 10,3 14,3 15,2 15,4 16,3
Bình Minh2 7,4 3,1 0,9 0,8 0,5
Hảo Đước2 11,2 6,6 2,3 1,1 0,7
Ninh Điền2 6,2 1,8 0,7 0,5 0,4
Đối chứng3 8,7 9,2 9,5 10,2 10,4
Ghi chú: 1 Thí nghiệm năm 2014; 2 Thí nghiệm năm 2015; 3 Đối chứng không thả ong ký sinh NTTO= ngày trước thả ong ký sinh NSTO= ngày sau thả ong ký sinh
Mức độ bị nhiễm rệp sáp bột hồng sau khi thả ong ký sinh A. lopezi
Vào thời điểm 30, 45 và 60 ngày sau thả ong ký sinh, ong ký sinh A. lopezi đã bắt đầu thiết lập quần thể nên đã hạn chế được sự gia tăng số lượng của rệp sáp bột hồng. Do đó, ở các ruộng sắn được thả ong ký sinh đều có sự giảm mạnh của tỷ lệ ngọn sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng. Ngược lại, ở đối chứng không thả ong ký sinh, tỷ lệ ngọn sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng có xu hướng gia tăng.
138
Hình 3.27. Tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng trong thí nghiệm thả ong ký sinh A. lopezi năm 2014
Ghi chú: RSBH: rệp sáp bột hồng NST: ngày sau thả
Hình 3.28.Tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng trong thí nghiệm thả ong ký sinh A. lopezi năm 2015
Ghi chú: RSBH: rệp sáp bột hồng NST: ngày sau thả
Đặc biệt, vào thời điểm 45 và 60 ngày sau thả ong ký sinh, tỷ lệ ngọn sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng ở đối chứng đạt cao hơn rất nhiều (31,4 - 39,1%) so với chỉ tiêu này ở các ruộng sắn được thả ong ký sinh (hình 3.27, hình 3.28).
139