Thời gian phát triển các pha và thời gian vòng đời

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti (MatileFerrero, 1977) (Homoptera: Pseudococcidae) hại sắn và biện pháp quản lý theo hướng tổng hợp (Trang 87 - 93)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đặc điểm hình thái học, sinh vật học, sinh thái họccủa loài rệp sáp bột hồng

3.2.2. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học

3.2.2.2. Thời gian phát triển các pha và thời gian vòng đời

Đã nuôi rệp sáp bột hồng trên cây sắn 3 - 4 lá (trồng trong cốc nhựa) ở các nhiệt độ 20ºC, 25ºC và 30ºC cùng điều kiện 62% ẩm độ, chế độ chiếu sáng 16 giờ/ngày đêm. Trong điều kiện như vậy, những rệp sáp non phát triển thành trưởng thành cái của rệp sáp bột hồng đều có 3 tuổi (bảng 3.5). Số tuổi rệp sáp non của rệp sáp bột hồng trong nghiên cứu này tương tự như số tuổi rệp sáp non của rệp sáp bột hồng trong nghiên cứu gần đây nhất tại Đại học Nông Lâm Huế (Hoàng Hữu Tình và nnk., 2018a, 2018b) [23], [25]. Nhưng, số tuổi rệp sáp non của rệp sáp bột hồng trong nghiên cứu này lại không giống kết quả nghiên cứu cũng tại Đại học Nông Lâm Huế của Trần Đăng Hòa và Nguyễn Thị Giang (2014) [12]. Theo các tác giả này, rệp sáp non của rệp sáp bột hồng có 4 tuổi. Số tuổi rệp sáp non của rệp sáp bột hồng trong luận án này tương tự như số tuổi rệp sáp non của rệp sáp bột hồng trong nhiều thí nghiệm ở nước ngoài (Barilli et al., 2014; Nwanze, 1978; Nwanze et al., 1979; Wardani etal., 2014) [34], [89], [92], [104].

Một vài tài liệu ghi rệp sáp non của rệp sáp bột hồng có 4 tuổi, nhưng tuổi 4 lại được chú thích là giai đoạn trước đẻ trứng của trưởng thành cái hoặc là giai đoạn trưởng thành cái chưa thành thục (CABI, 2005; Essien et al., 2013; Nwanze, 1978) [43], [52], [89]. Số tuổi rệp sáp non của rệp sáp bột hồng ở đây cũng tương tự như số tuổi rệp sáp non phát triển thành trưởng thành cái của các loài khác cùng giống Phenacoccus như loài P. herreni P. gossypii hay của một số loài rệp sáp bột khác giống như rệp sáp giả cam Planococcus citri, rệp sáp giả tua dài Ferrisa virgata, rệp sáp giả đu đủ Paracoccus marginatus,… (Nguyễn Văn Dân và nnk., 2018; Nguyễn

74

Văn Liêm, 2005; Nguyễn Thị Thủy và nnk., 2010; Bellotti et al., 1984) [10], [18], [22], [38]. Rệp sáp non phát triển thành trưởng thành cái trải qua 3 tuổi là một đặc điểm chung đã được ghi nhận đối với các loài thuộc họ rệp sáp bột Pseudococcidae (Kosztarab and Kozar, 1988; Борxceниуc, 1963) [70], [112].

Bảng 3.5. Thời gian phát triển rệp sáp non các tuổi của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti ở trong phòng (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015)

Các tuổi rệp sáp

non

Thời gian phát triển (ngày) ở các điều kiện thí nghiệm 20oC, 62% ẩm độ 25oC, 62% ẩm độ 30oC, 62% ẩm độ Phạm vi

biến động

Trung bình Phạm vi biến động

Trung bình

Phạm vi biến động

Trung bình Tuổi 1 13-22 17,92±0,29a 8-14 9,37±0,25 b 4-9 6,32±0,14 c Tuổi 2 9-18 12,26±0,28a 5-9 6,89±0,15 b 3-9 4,70±0,19 c Tuổi 3 9-18 13,87±0,20a 6-10 7,50±0,20 b 3-9 5,08±0,23 c

Ghi chú: n=30; trong cùng hàng, các giá trị kèm chữ cái khác nhau chỉ sự khác nhau có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy P<0,05

Trong cả 3 điều kiện nhiệt độ thí nghiệm, rệp sáp non tuổi 1 của rệp sáp bột hồng đều có thời gian phát triển dài nhất, kéo dài từ 6,32 ngày ở nhiệt độ 30oC đến 17,92 ngày ở nhiệt độ 20oC. Rệp sáp non tuổi 2 có thời gian phát triển ngắn nhất, chỉ từ 4,7 ngày ở nhiệt độ 30oC đến 12,26 ngày ở nhiệt độ 20oC. Rệp sáp non tuổi 3 có thời gian phát triển ở mức trung gian, nằm ở giữa thời gian phát triển của rệp sáp non tuổi 1 và rệp sáp non tuổi 2, biến động từ 5,08 ngày ở nhiệt độ 30oC đến 13,87 ngày ở nhiệt độ 20oC. Thời gian phát triển của rệp sáp non các tuổi trong ba điều kiện nhiệt độ thí nghiệm đều khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy P<0,05 (bảng 3.5).

Xu thế biến động về thời gian phát triển của các tuổi rệp sáp non như trình bày ở trên (tức là rệp sáp non tuổi 1 có thời gian phát triển dài nhất, rệp sáp non tuổi 2 có thời gian phát triển ngắn nhất) cũng ghi nhận được trong một số nghiên cứu ở nước ngoài (Barilli et al., 2014; Nwanze, 1978; Nwanze et al., 1979) [34], [89],

75

[92]. Nhưng, trong các thí nghiệm tại Đại học Nông Lâm Huế cho thấy thời gian phát triển các tuổi rệp sáp non lại rút ngắn dần theo sự tăng tuổi của chúng (Trần Đăng Hòa, Nguyễn Thị Giang, 2014; Hoàng Hữu Tình và nnk., 2018a, 2018b) [12], [23], [25].

Thời gian phát triển rệp sáp non các tuổi cũng như thời gian cả pha rệp sáp non của rệp sáp bột hồng ở điều kiện nhiệt độ 30oC trong thí nghiệm này gần tương tự hoặc hơi ngắn hơn so với trong thí nghiệm của một số tác giả khác (Hoàng Hữu Tình và nnk., 2018b; Essien et al., 2013, Wardani et al., 2014) [25], [52], [104].

Theo các tác giả này, nuôi trên cây sắn, rệp sáp non tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3 của rệp sáp bột hồng có thời gian phát triển tương ứng là 6,0 - 6,6; 4,83 - 5,7; 4,52 - 6,0 và thời gian phát triển của cả pha rệp sáp non là 15,67 - 16,83 ngày.

Ở điều kiện nhiệt độ 20oC, rệp sáp non các tuổi có thời gian phát triển biến động với biên độ khá rộng: rệp sáp non các tuổi có thời gian phát triển dài nhất gấp 1,7 - 2,0 lần thời gian phát triển ngắn nhất của tuổi tương ứng (so 22 ngày với 13 ngày, 18 ngày với 9). Ở điều kiện nhiệt độ 25oC, rệp sáp non các tuổi có thời gian phát triển biến động với biên độ hẹp nhất trong 3 mức nhiệt độ thí nghiệm: rệp sáp non các tuổi có thời gian phát triển dài nhất chỉ gấp 1,7 - 1,8 lần thời gian phát triển ngắn nhất của tuổi tương ứng (so 14 ngày với 8 ngày, 9 ngày với 5 ngày và 10 ngày với 6 ngày). Còn ở nhiệt độ 30oC, rệp sáp non các tuổi có thời gian phát triển biến động với biên độ rộng hơn, rộng nhất trong 3 mức nhiệt độ thí nghiệm: rệp sáp non các tuổi có thời gian phát triển dài nhất gấp 2,3 - 3,0 lần thời gian phát triển ngắn nhất của tuổi tương ứng (so 9 ngày với 3 ngày và với 4 ngày) (bảng 3.5).

Những phân tích ở trên cho thấy trong điều kiện ẩm độ ổn định 62% và chế độ chiếu sáng 16 giờ/ngày đêm, khi nhiệt độ thí nghiệm gia tăng từ 20ºC đến 30ºC đã gây ảnh hưởng rõ ràng không chỉ đến thời gian phát triển mà cả sự đồng đều về thời gian phát triển của các cá thể rệp sáp non của rệp sáp bột hồng. Tăng nhiệt độ từ 20oC lên 30oC thì rệp sáp non phát triển nhanh hơn, còn sự đồng đều về thời gian phát triển của các cá thể đạt tốt nhất ở 25oC. Trong các nhiệt độ thí nghiệm, thời gian phát triển của rệp sáp non các tuổi ở nhiệt độ thấp hơn (20oC) đều kéo dài hơn

76

so với tuổi tương ứng ở nhiệt độ cao hơn (25oC, 30oC) và các cá thể rệp sáp non cùng tuổi ở nhiệt độ thấp hơn (20oC) hoặc cao hơn (30oC) đều có thời gian phát triển biến động với biên độ rộng hơn so với chỉ tiêu này của tuổi tương ứng ở nhiệt độ 25oC.

Trong cả 3 điều kiện nhiệt độ thí nghiệm, pha rệp sáp non của rệp sáp bột hồng đều có thời gian phát triển dài nhất so với thời gian pha trứng và thời gian trước đẻ trứng, kéo dài từ 16,11 ngày ở nhiệt độ 30oC đến 44,05 ngày ở nhiệt độ 20oC. Thời gian pha trứng ngắn hơn so với thời gian trước đẻ trứng ở nhiệt độ 20oC, nhưng lại gần tương tự với thời gian trước đẻ trứng ở nhiệt độ 25oC và 30oC. Hai chỉ tiêu này tương ứng là 17,05 và 18,58 ngày ở 20oC; 8,76 và 8,56 ngày ở 25oC;

5,89 và 5,57 ngày ở 30oC. Thời gian vòng đời của rệp sáp bột hồng trong nghiên cứu này kéo dài nhất (là 79,68 ngày) ở nhiệt độ 20oC và ngắn nhất (là 27,57 ngày) ở nhiệt độ 30oC. Thời gian phát triển các pha/giai đoạn phát triển, thời gian vòng đời của rệp sáp bột hồng (tương ứng) trong ba nhiệt độ thí nghiệm đều khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy P<0,05 (bảng 3.6).

Bảng 3.6. Thời gian phát triển các pha và vòng đời của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti ở trong phòng (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015)

Các pha/giai đoạn phát triển

Thời gian phát triển (ngày) ở các mức nhiệt độ

20oC, 62% ẩm độ 25oC, 62% ẩm độ 30oC, 62% ẩm độ Biến

động

Trung bình Biến động

Trung bình Biến động

Trung bình Trứng 16-18 17,05±0,08 a 8-9 8,76±0,17 b 5-7 5,89±0,08 c Rệp sáp non 36-51 44,05±0,46 a 21-27 23,76±0,28 b 11-22 16,11±0,34c Trước đẻ trứng 15-20 18,58±0,29 a 8-15 8,56±0,29 b 4-9 5,57±0,22 c Thời gian vòng đời 71-86 79,68±0,48a 36-46 41,08±0,39 b 20-35 27,57±0,45 c

Ghi chú: n=30; trong cùng hàng, các giá trị kèm chữ cái khác nhau chỉ sự khác nhau có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy P<0,05.

Thời gian pha rệp sáp non kéo dài nhất so với thời gian pha trứng và thời gian trước đẻ trứng cũng quan sát thấy trong nhiều kết quả nghiên cứu ở trong/ngoài

77

nước (Trần Đăng Hòa, Nguyễn Thị Giang, 2014; Hoàng Hữu Tình và nnk., 2018a;

2018b; Barilli et al., 2014; Essien et al., 2013; Nwanze, 1978; Nwanze et al., 1979;

Le Rü and Fabres, 1987) [12], [23], [25], [34], [52], [89], [92], [71]. Theo các tác giả này, thời gian pha trứng, pha rệp sáp non, thời gian trước đẻ trứng tương ứng biến động trong phạm vi 5,9 - 18,0; 12,8 - 41,0 và 4,0 - 16,4 ngày. Thời gian pha trứng ngắn hơn so với thời gian trước đẻ trứng đã quan sát thấy khi nuôi rệp sáp bột hồng ở nhiệt độ 20oC với 50% ẩm độ. Hai chỉ tiêu này tương ứng là 14,9 và 16,4 ngày (Le Rü and Fabres, 1987) [71]. Trong một vài thí nghiệm khác ở nước ngoài đã quan sát thấy thời gian pha trứng gần tương tự với thời gian trước đẻ trứng. Thí dụ, khi nuôi trên cây Talinum triangulare, rệp sáp bột hồng có thời gian pha trứng, thời gian trước đẻ trứng tương ứng là 5,9 và 5,01 ngày hoặc nuôi trên cây sắn ở 50%, 75% ẩm độ với cùng 25oC, hai chỉ tiêu này tương ứng là 7,3-7,8 và 7,3-7,4 ngày (Essien et al., 2013; Le Rü and Fabres, 1987) [52], [71]. Ngược lại, trong nhiều thí nghiệm lại quan sát thấy thời gian pha trứng dài hơn so với thời gian trước đẻ trứng (Trần Đăng Hòa, Nguyễn Thị Giang, 2014; Hoàng Hữu Tình và nnk., 2018a, 2018b; Barilli et al., 2014; Essien et al., 2013; Nwanze, 1978; Nwanze et al., 1979;…) [12], [23], [25], [34], [52], [89], [92]. Theo các tác giả này, thời gian pha trứng, thời gian trước đẻ trứng tương ứng biến động trong phạm vi 6,07 - 18,0 và 4,0 - 15,8 ngày.

Ở nhiệt độ 25oC trong thí nghiệm ở đây, thời gian phát triển trứng, rệp sáp non, từ trứng đến trưởng thành của rệp sáp bột hồng (tương ứng là 8,76; 23,76;

32,52 ngày) đều ngắn hơn so với các chỉ tiêu này (tương ứng là 9,13; 25,87 và 35,0 ngày) trong thí nghiệm cùng ở nhiệt độ 25oC của Trần Đăng Hòa, Nguyễn Thị Giang (2014) [12]. Cũng ở nhiệt độ 25oC và chế độ chiếu sáng 16 giờ/ngày đêm trong thí nghiệm ở đây, rệp sáp bột hồng có thời gian phát triển trứng, rệp sáp non, thời gian trước đẻ trứng, thời gian vòng đời (tương ứng là 8,76; 23,76; 8,56; 41,08 ngày) đều kéo dài hơn đáng kể so với kết quả nghiên cứu tại Brazil. Theo nghiên cứu ở Brazil, ở điều kiện nhiệt độ 25±2oC và chế độ chiếu sáng 14 giờ/ngày đêm, thời gian phát triển trứng, rệp sáp non, thời gian trước đẻ trứng, thời gian vòng đời

78

của rệp sáp bột hồng tương ứng là 7,7; 17,5; 6,2 và 31,4 ngày (Barilli et al., 2014) [34].

Ở điều kiện nhiệt độ 30oC và 62% ẩm độ trong bảng 3.6, rệp sáp bột hồng có thời gian phát triển trứng, rệp sáp non, thời gian vòng đời (tương ứng là 5,89; 16,11;

27,57 ngày) đạt tương tự, còn thời gian trước đẻ trứng (5,57 ngày) thì kéo dài hơn so với nghiên cứu tại Nigeria. Theo nghiên cứu này, nuôi trên cây sắn, thời gian phát triển trứng, rệp sáp non, thời gian trước đẻ trứng, thời gian vòng đời của rệp sáp bột hồng tương ứng là 6,07; 16,83; 4,56 và 27,46 ngày (Essien et al., 2013) [52]. Cũng ở nhiệt độ 30oC và 62% ẩm độ (bảng 3.6), rệp sáp bột hồng có thời gian phát triển rệp sáp non, thời gian trước đẻ trứng, thời gian vòng đời (tương ứng là 16,11; 5,57; 27,57 ngày) đều hơi dài hơn, còn thời gian phát triển trứng (5,89 ngày) lại ngắn hơn so với kết quả nghiên cứu tại Congo. Theo nghiên cứu này, rệp sáp bột hồng ở điều kiện nhiệt độ 30oC và 75% ẩm độ có thời gian phát triển trứng, rệp sáp non, thời gian trước đẻ trứng và thời gian vòng đời tương ứng là 7,1; 14,2; 4,7 và 26,0 ngày (Le Rü and Fabres, 1987) [71]. Trong điều kiện nhiệt độ 30oC và 62% ẩm độ (bảng 3.6) có thời gian phát triển trứng (5,89 ngày), rệp sáp non (16,11 ngày) ngắn hơn, nhưng thời gian trước đẻ trứng (5,57 ngày) lại dài hơn so với kết quả nghiên cứu ở 30oC với 70 - 80% ẩm độ trên các giống sắn khác nhau của Hoàng Hữu Tình và nnk., (2018b) [25]. Theo các tác giả này, thời gian phát triển của trứng, rệp sáp non, thời gian trước đẻ trứng tương ứng là 7,13 - 9,13; 17,63 - 19,07; 4,07 - 4,63 ngày.

Sự khác nhau (như nêu trên) về thời gian phát triển các pha, thời gian vòng đời của rệp sáp bột hồng là đương nhiên vì các nghiên cứu được thực hiện ở nhiều điều kiện rất khác nhau và đồng thời cho thấy rệp sáp bột hồng là loài côn trùng có tính dẻo sinh thái khá cao.

Sự tăng nhiệt độ thí nghiệm đã rút ngắn thời gian phát triển các pha, thời gian vòng đời của rệp sáp bột hồng. Kết quả bảng tại 3.5 và bảng 3.6 cho thấy thời gian phát triển trứng, rệp sáp non tuổi 1, rệp sáp non tuổi 2, rệp sáp non tuổi 3 ở nhiệt độ 20oC tương ứng kéo dài gấp 2,9; 2,8; 2,6 và 2,7 lần so với các chỉ tiêu này ở nhiệt

79

độ 30oC (tương ứng so 17,05 ngày với 5,89 ngày; 17,92 ngày với 6,32 ngày; 12,26 ngày với 4,7 ngày và 13,87 ngày với 5,08 ngày). Còn thời gian trước đẻ trứng ở điều kiện nhiệt độ 20oC kéo dài gấp tới 3,3 lần so với chỉ tiêu này ở nhiệt độ 30oC (so 18,58 ngày với 5,57 ngày). Như vậy, giai đoạn trước đẻ trứng của trưởng thành cái bị nhiệt độ thấp (20oC) tác động mạnh nhất so với các giai đoạn phát triển khác của rệp sáp bột hồng. Thời gian vòng đời giảm từ 79,68 ngày ở điều kiện nhiệt độ 20oC xuống còn 27,57 ngày ở nhiệt độ 30oC, rút ngắn được 2,9 lần.

Ở nhiệt độ 25oC, thời gian phát triển cá thể của rệp sáp bột hồng biến động với biên độ hẹp hơn: pha trứng, rệp sáp non, giai đoạn trước đẻ trứng có thời gian phát triển dài nhất chỉ gấp 1,1-1,9 lần thời gian phát triển ngắn nhất của pha/giai đoạn phát triển tương ứng (tương ứng so 9 ngày với 8 ngày, 27 ngày với 21 ngày và 15 ngày với 8 ngày); thời gian vòng đời dài nhất gấp 1,3 lần thời gian vòng đời ngắn nhất (so 46 ngày với 36 ngày). Thời gian phát triển cá thể của rệp sáp bột hồng ở nhiệt độ 20oC có xu thế biến động gần tương tự như ở nhiệt độ 25oC. Còn ở điều kiện nhiệt độ 30oC, thời gian phát triển cá thể của rệp sáp bột hồng biến động với biên độ rộng hơn: pha trứng, rệp sáp non, giai đoạn trước đẻ trứng có thời gian phát triển dài nhất gấp 1,4-2,3 lần thời gian phát triển ngắn nhất của pha/giai đoạn phát triển tương ứng (tương ứng so 7 ngày với 5 ngày, 22 ngày với 11 ngày và 9 ngày với 4 ngày); thời gian vòng đời dài nhất gấp 1,8 lần thời gian vòng đời ngắn nhất (so 35 ngày với 20 ngày) (bảng 3.6). Như vậy, tăng nhiệt độ từ 25oC lên 30oC không chỉ làm rút ngắn thời gian phát triển cá thể mà còn ảnh hưởng đến sự đồng đều về thời gian phát triển cá thể của rệp sáp bột hồng (làm giảm sự đồng đều về thời gian phát triển cá thể của rệp sáp bột hồng).

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti (MatileFerrero, 1977) (Homoptera: Pseudococcidae) hại sắn và biện pháp quản lý theo hướng tổng hợp (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)