CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Diễn biến mật độ và yếu tố ảnh hưởng đến số lượngrệp sáp bột hồng Phenacoccus
3.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến số lượngrệp sáp bột hồng P. manihoti ở Việt Nam
3.3.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố thời tiết
Kết quả nghiên cứu tại huyện Đồng Xuân (Phú Yên) năm 2015 cho thấy mật độ rệp sáp bột hồng trong tháng 1 đạt rất thấp và bắt đầu gia tăng từ tháng 2. Trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4, mật độ rệp sáp bột hồng biến động trong khoảng 0,13 - 4,7 con/ngọn sắn. Trong thời gian này tại huyện Đồng Xuân (Phú Yên) có nhiệt độ trung bình tháng là 23,9 - 27,4oC với ẩm độ là 79 - 83% và lượng mưa tháng thấp đạt 19,7 - 66,9 mm. Mật độ rệp sáp bột hồng tăng nhanh từ tháng 5 với trung bình 7,48 con/ngọn sắn và đạt đỉnh cao vào tháng 7 với trung bình là 11,53 con/ngọn sắn. Thời gian từ tháng 5 đến tháng 8, mật độ rệp sáp bột hồng trên cây sắn đạt cao nhất trong năm trùng với thời gian cao điểm mùa khô tại Phú Yên với thời tiết nắng nóng kết hợp khô hạn. Thời gian này tại huyện Đồng Xuân (Phú Yên)
109
có nhiệt độ trung bình tháng đạt cao nhất trong năm (29,9 - 30,3oC), còn ẩm độ trung bình tháng (70 - 75%) và lượng mưa hàng tháng (4,6 - 44,4 mm) lại đạt thấp nhất trong năm. Mật độ rệp sáp bột hồng giảm mạnh từ tháng 9 với mật độ trung bình còn 4,98 con/ngọn sắn và đến tháng 11 chỉ tiêu này đạt rất thấp, chỉ là 0,4 con/ngọn sắn. Thời gian này tại huyện Đồng Xuân (Phú Yên) có nhiệt độ trung bình tháng đạt thấp hơn (26,9 - 29,2oC), ẩm độ trung bình tháng (75 - 88%) và lượng mưa hàng tháng (91,5 - 680,0 mm) đều đạt cao hơn so với thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 (bảng 3.19 và hình 3.20).
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của yếu tố thời tiết đến diễn biến mật độ của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti tại huyện Đồng Xuân (Phú Yên, 2015)
Thời gian điều tra
Mật độ RSBH (con/ngọn)
Điều kiện thời tiết Nhiệt độ
TB (oC)
Độ ẩm TB (%)
Lượng mưa (mm)
Tháng 1 0,13 25,7 81,0 66,9
Tháng 2 2,73 23,9 83,0 19,7
Tháng 3 3,08 26,1 82,0 24,8
Tháng 4 4,70 27,4 79,0 44,8
Tháng 5 7,48 30,3 70,0 19,1
Tháng 6 9,45 30,3 70,0 4,6
Tháng 7 11,53 30,1 70,0 4,8
Tháng 8 9,05 29,9 75,0 44,4
Tháng 9 4,98 29,2 75,0 91,5
Tháng 10 1,85 27,8 81,0 198,3
Tháng 11 0,4 26,9 88,0 680,0
Ghi chú: RSBH = rệp sáp bột hồng; TB = trung bình
Mật độ (Con/ngọn)
110
Hình 3.20. Ảnh hưởng của yếu tố thời tiết đến diễn biến mật độ của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti tại huyện Đồng Xuân (Phú Yên, 2015)
111
Kết quả nghiên cứu tại huyện Sơn Hòa (tỉnh Phú Yên) năm 2016 cho thấy trong tháng 1 chưa thấy rệp sáp bột hồng xuất hiện trên cây sắn. Mật độ rệp sáp bột hồng đạt thấp trong tháng 2 và bắt đầu gia tăng từ tháng 3, tăng nhanh trong tháng 4 và tháng 5, đến tháng 6 đạt đỉnh cao với mật độ trung bình là 17,8 con/ngọn sắn.
Thời gian từ tháng 5 đến tháng 7, mật độ rệp sáp bột hồng trên cây sắn đạt cao nhất trong năm (với trung bình 11,7 -17,7 con/ngọn sắn) trùng với thời gian cao điểm mùa khô tại Phú Yên với thời tiết nắng nóng kết hợp khô hạn (đặc biệt, năm 2016, tại huyện Sơn Hòa lại bị hạn trong suốt thời gian từ tháng 2 đến tháng 6). Trong thời gian này tại huyện Sơn Hòa (Phú Yên) có nhiệt độ trung bình tháng là 28,5 - 30,0oC với ẩm độ là 72,5 - 77% và lượng mưa tháng thấp đạt 12,1 – 57,6 mm. Mật độ rệp sáp bột hồng giảm trong tháng 8 và tháng 9 (với mật độ trung bình là 8,4 con/ngọn sắn), giảm mạnh từ tháng 10 đến tháng 11 và đến tháng 11 chỉ tiêu này chỉ còn là 1,15 con/ngọn sắn.
Thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 tại huyện Sơn Hòa (Phú Yên) có nhiệt độ trung bình tháng đạt thấp hơn (25,9 - 29,5oC), ẩm độ trung bình tháng (77 - 89%) và lượng mưa hàng tháng (142,4 - 885,0 mm) đều đạt cao hơn so với thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 (bảng 3.20 và hình 3.21).
Như vậy, kết quả theo dõi diễn biến mật độ của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti tại các vùng trồng sắn thuộc huyện Đồng Xuân, huyện Sơn Hòa (tỉnh Phú Yên) trong năm 2015 và năm 2016 cho thấy rệp sáp bột hồng phát sinh mạnh trong điều kiện thời tiết nắng nóng và khô hạn (ẩm độ không khí thấp), ít mưa. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu về rệp sáp bột hồng đã được công bố ở nước ngoài:trong mùa khô, với 7 - 10 tuần lễ mật độ rệp sáp bột hồng có thể tăng từ vài cá thể trên một cây sắn lên hàng trăm cá thể trên một cây sắn (Calatayud et al., 1994; Gutierrez et al., 1988; Herren and Hennessey, 1983;
Leuschner, 1978) [46], [59], [65], [74]
112
Hình 3.21. Ảnh hưởng của yếu tố thời tiết đến diễn biến mật độ của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti tại huyện Sơn Hòa (Phú Yên, 2016)
113
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của yếu tố thời tiết đến diễn biến mật độ của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti tại huyện Sơn Hòa (Phú Yên, 2016)
Thời gian điều tra
Mật độ RSBH (con/ngọn)
Dữ liệu thời tiết Nhiệt độ
TB (oC)
Độ ẩm TB (%)
Lượng mưa (mm)
Tháng 1 0 25.5 85.2 9,1
Tháng 2 2,28 23,3 74,5 20,5
Tháng 3 4,43 28,0 72,5 2,7
Tháng 4 6,75 28,9 72,0 2,9
Tháng 5 13,20 30,0 74,0 19,9
Tháng 6 17,80 29,5 72,5 12,1
Tháng 7 11,70 29,4 77,0 57,6
Tháng 8 8,40 29,5 78,0 142,4
Tháng 9 8,40 28,6 77,0 282,9
Tháng 10 4,83 27,1 87,0 473,3
Tháng 11 1,15 25,9 89,0 885