CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đặc điểm hình thái học, sinh vật học, sinh thái họccủa loài rệp sáp bột hồng
3.2.2. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học
3.2.2.3. Sinh sản và thời gian sống của rệp sáp bột hồng
Trong các thí nghiệm theo dõi đặc điểm sinh vật học đối với rệp sáp bột hồng của luận án này, đều đã không ghi nhận được sự xuất hiện của trưởng thành đực.
Tất cả các rệp sáp non trong các thí nghiệm đều phát triển thành trưởng thành cái.
Điều này có nghĩa là rệp sáp bột hồng P. Manihoti sinh sản theo phương thức đơn
80
tính (parthenogenetic). Kết quả này tương tự như nghiên cứu của nhiều tác giả khác ở trong và ngoài nước (Barilli et al., 2014; CABI, 2005; Trần Đăng Hòa, Nguyễn Thị Giang, 2014; Hoàng Hữu Tình và nnk., 2018a, 2018b; Le Rü and Fabres, 1987;
Leuschner, 1978; Nwanze, 1978; Nwanze et al., 1979) [34], [43], [12], [23], [25], [71], [74], [89], [92].
Sinh sản đơn tính là đặc điểm sinh vật học khác biệt của loài rệp sáp bột hồng P. manihoti so với một số loài rệp sáp bột khác cùng giống Phenacoccus như các loài Phenacoccus herreni, Phenacoccus gossypii,… (Bellotti et al., 1984) [38].
Thời gian đẻ trứng của trưởng thành cái
Ở điều kiện nhiệt độ 20oC và 25oC, trưởng thành cái rệp sáp bột hồng có thời gian đẻ trứng tương tự nhau, trung bình là 28,67 và 28,89 ngày với phạm vi biến động khá lớn (15-41 ngày). Ở điều kiện nhiệt độ 30oC, thời gian đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng được rút ngắn lại (khoảng 1,7 lần) chỉ còn trung bình là 17,06 ngày với phạm vi biến động hẹp hơn (11-21 ngày). Thời gian đẻ trứng của trưởng thành cái ở 20oC và 25oC so với ở 30oC sai khác có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy P<0,05 (bảng 3.7).
Bảng 3.7. Sự đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti ở các nhiệt độ khác nhau (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015)
Các chỉ tiêu theo dõi
Giá trị các chỉ tiêu ở các điều kiện thí nghiệm
20oC, 62% ẩm độ 25oC, 62% ẩm độ 30oC, 62% ẩm độ Biến
động
Trung bình Biến động
Trung bình Biến động
Trung bình Thời gian đẻ
trứng (ngày)
15-41 28,67±1,00 a 15-41 28,89±1,21a 11-21 17,06±0,52 b
Sức đẻ trứng (trứng/cái)
309- 584
440,13±84,38 a 316- 618
458,38±23,44 a 132- 387
252,0±77,6 b
Ghi chú: trong cùng cột, các giá trị kèm chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy P<0,05.
81
Ở điều kiện nhiệt độ 25oC (bảng 3.7), trưởng thành cái rệp sáp bột hồng có thời gian đẻ trứng dài hơn đáng kể so với một số kết quả nghiên cứu ở ngoài nước (Barilli et al., 2014; Essien et al., 2013) [34], [52]. Theo các tác giả này, thời gian đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng ở điều kiện nhiệt độ 25±2oC kéo dài chỉ từ 14,6 ngày đến 20,85 ngày. Còn ở 20oC, 25oC và 30oC với 62% ẩm độ (bảng 3.7), trưởng thành cái rệp sáp bột hồng có thời gian đẻ trứng dài hơn rất đáng kể so với kết quả nghiên cứu của Hoàng Hữu Tình và nnk., (2018a, 2018b) [23], [25].
Theo các tác giả này, ở 20oC, 25oC và 30oC với 80 - 85% ẩm độ thời gian đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng chỉ kéo dài từ 5,9 ngày đến 9,8 ngày.
Sức đẻ trứng của trưởng thành cái
Sức đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng rất biến động ở các nhiệt độ khác nhau, từ 132 trứng/cái ở nhiệt độ 30oC đến 618 trứng/cái ở nhiệt độ 25oC.
Ở nhiệt độ 20oC và 25oC, trưởng thành cái rệp sáp bột hồng có sức đẻ trứng trung bình cao hơn (gấp khoảng 1,8 lần) so với sức đẻ trứng trung bình ở nhiệt độ 30oC (so 440,13 - 458,38 trứng/cái với 252,0 trứng/cái). Sự khác nhau này đều ở mức có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy P<0,05 (bảng 3.7).
Như vậy, nhiệt độ thí nghiệm tăng từ 25oC lên 30oC, quan sát thấy sức đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng giảm. Xu thế biến động này của sức đẻ trứng ở trưởng thành cái rệp sáp bột hồng cũng được ghi nhận trong nghiên cứu ở châu Phi (Lema and Herren, 1985) [73]. Theo các tác giả này, sức đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng đạt 585 trứng/cái ở nhiệt độ 25oC, nhưng chỉ là 425,0 trứng/cái ở nhiệt độ 30oC. Trong khi đó, trong thí nghiệm của Hoàng Hữu Tình và nnk., (2018a) [23] khi nhiệt độ thí nghiệm tăng từ 25oC lên 30oC đã quan sát thấy sức đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng tăng từ 175,1 trứng/cái lên 315,2 trứng/cái.
Trưởng thành cái rệp sáp bột hồng trong cùng nhiệt độ 20oC hay 25oC có sức đẻ trứng đồng đều hơn với biên độ biến động hẹp hơn: sức đẻ trứng cao nhất chỉ nhiều gấp 1,9 đến 1,96 lần sức đẻ trứng thấp nhất (so 584 trứng/cái với 309 trứng/cái và 618 trứng/cái với 316 trứng/cái). Còn ở nhiệt độ cao hơn (30oC),
82
trưởng thành cái có sức đẻ trứng kém đồng đều hơn với biên độ biến động rộng hơn:
sức đẻ trứng cao nhất gấp 2,9 lần sức đẻ trứng thấp nhất (so 387 trứng/cái với 132 trứng/cái) (bảng 3.7). Như vậy, nhiệt độ 30oC không chỉ làm giảm rất rõ ràng sức đẻ trứng mà còn ảnh hưởng đến sự đồng đều về sức đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng.
Sức đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng trong bảng 3.7 cao hơn nhiều so với một số nghiên cứu đã công bố. Sức đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng đã ghi nhận được trong nghiên cứu tại Đại học Nông Lâm Huế trung bình chỉ từ 200,3 - 273,1 trứng/cái đến 94,1 - 346,6 trứng/cái (Trần Đăng Hòa, Nguyễn Thị Giang, 2014; Hoàng Hữu Tình và nnk., 2018a, 2018b) [12], [23], [25], tại Brazil biến động từ 37 đến 497 trứng/cái và trung bình là 247,1 trứng/cái (Barilli et al., 2014) [34], tại Indonesia là 318,67 - 386,37 trứng/cái (Wardani et al., 2014) [104], tại Nigeria biến động từ 148 đến 508 trứng/cái và trung bình là 370 trứng/cái (Essien et al., 2013) [52], tại Zaire là 200 - 400 trứng/cái (Leuschner, 1978) [74].
Sức đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng trong bảng 3.7 tương tự như trong nghiên cứu của Nwanze (1978) [89]. Theo tác giả này, sức đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng trung bình là 440,89 trứng/cái với dao động trong phạm vi 210 - 715 trứng/cái. Ở nhiệt độ 30oC, sức đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng là 252,0 trứng/cái (bảng 3.7) gần tương tự với sức đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng (là 244,63 trứng/cái) khi nuôi trên giống sắn KM419 trong kết quả nghiên cứu của Hoàng Hữu Tình và nnk., (2018b) [25].
Sức đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng tại bảng 3.7 lại thấp hơn so với 425,0 - 585,0 trứng/cái trong thí nghiệm tiến hành ở châu Phi (Lema and Herren, 1985) [73]. Ở nhiệt độ 30oC, sức đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng là 252,0 trứng/cái (bảng 3.7) thấp hơn so với 315,17 - 346,6 trứng/cái khi nuôi rệp sáp bột hồng trên giống sắn KM94 và KM444 trong kết quả nghiên cứu của Hoàng Hữu Tình và nnk., (2018b) [25].
Sức đẻ trứng trong 1 ngày của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng ở các nhiệt độ thí nghiệm (20oC, 25oC và 30oC) hoàn toàn không giống nhau. Sức đẻ trứng
83
trong 1 ngày của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng ở nhiệt độ thí nghiệm 20oC biến động trong phạm vi 2,0 - 22,1 trứng/cái/ngày. Sức đẻ trứng trong 1 ngày của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng ở các nhiệt độ thí nghiệm 25oC biến động trong phạm vi 2,2 - 22,7 trứng/cái/ngày. Sức đẻ trứng trong 1 ngày của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng ở các nhiệt độ thí nghiệm 30oC biến động trong phạm vi 0,5 - 26,3 trứng/cái/ngày (bảng 3.8).
Sức đẻ trứng trong 1 ngày của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng cao nhất trong thí nghiệm này ở cả ba mức nhiệt độ (là 22,1 - 26,3 trứng/cái/ngày) đều đạt rất thấp so với kết quả nghiên cứu của Trần Đăng Hòa và Nguyễn Thị Giang (2014) [12]. Theo các tác giả này, mỗi trưởng thành cái rệp sáp bột hồng trong 1 ngày có thể đẻ trung bình từ 69,77 - 75,38 trứng. Nhưng, sức đẻ trứng trong 1 ngày cao nhất của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng ở nhiệt độ 30oC ở thí nghiệm này tương tự như sức đẻ trứng trong 1 ngày của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng nuôi bằng giống sắn KM981 ở 30oC (so với 26,08 trứng/cái/ngày) trong nghiên cứu của Hoàng Hữu Tình và nnk., (2018b) [25]. Sức đẻ trứng trong 1 ngày cao nhất của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng trong bảng 3.8 ở cả ba mức nhiệt độ đều đạt cao hơn rõ ràng so với kết quả nghiên cứu tại Zaire. Theo kết quả của các nghiên cứu này, sức đẻ trứng trong 1 ngày của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng trung bình là 17,64 trứng/cái/ngày (Nwanze, 1978; Nwanze et al., 1979) [89], [92].
Bảng 3.8. Sức đẻ trứng trong một ngày của trưởng thành cái ở các nhiệt độ thí nghiệm khác nhau (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015)
Ngày sau vũ hóa
Sức đẻ trứng trong một ngày ở các nhiệt độ thí nghiệm (trứng/cái/ngày)
20°C, 62% ẩm độ 25°C, 62% ẩm độ 30°C, 62% ẩm độ
Ngày thứ 1 0 0 0
2 0 0 0
3 0 0 0
4 0 0 26,3
5 0 0 25,7
84
6 0 0 24,3
7 0 0 22,4
8 0 14,1 23,8
9 0 22,4 17,8
10 0 22,7 19,7
11 0 20,7 15,4
12 0 18,6 14,0
13 0 17,6 11,9
14 0 18,2 11,0
15 0 17,9 10,0
16 2,0 17,9 7,2
17 12,0 18,1 10,1
18 14,6 15,6 7,5
19 17,8 15,7 6,0
20 18,5 16,2 3,6
21 22,1 15,9 4,0
22 19,8 16,5 1,3
23 18,9 13,6 0,5
24 19,9 13,9 0
25 16,8 16,6 Trưởng thành cái chết
26 17,4 17,3
27 16,1 14,9
28 18,3 12,8
29 15,4 17,3
30 14,8 15,4
31 13,2 14,6
32 15,7 12,7
33 14,2 15,6
34 14,9 13,3
35 14,9 11,0
85
36 17,4 13,9
37 18,2 12,3
38 15,8 8,4
39 15,0 12,3
40 13,4 8,8
41 14,9 4,7
42 12,3 2,2
43 12,6 0
44 10,2 0
45 14,0 Trưởng thành cái chết
46 15,1
47 11,1
48 9,2
49 7,9
50 7,3
51 5,3
52 3,3
53 3,25
54 Trưởng thành cái chết
Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng
Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ. Thời điểm bắt đầu đẻ trứng, thời gian có sức đẻ trứng cao, thời gian kết thúc đẻ trứng ở các nhiệt độ thí nghiệm khác nhau (20oC, 25oC và 30oC) hoàn toàn không giống nhau. Ở nhiệt độ thí nghiệm thấp nhất (20oC) trưởng thành cái bắt đầu đẻ trứng muộn nhất, từ ngày thứ 16 sau vũ hóa. Thời gian có sức đẻ trứng cao (18,5 - 22,1 trứng/cái/ngày) quan sát được vào ngày thứ 20 - 24 sau vũ hóa của trưởng thành cái. Thời điểm kết thúc đẻ trứng là ngày thứ 53 sau vũ hóa của trưởng thành cái. Đường biểu diễn nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng ở nhiệt độ 20oC bắt đầu với sức đẻ trứng trong ngày ở mức thấp. Sức đẻ trứng
86
trong ngày gia tăng dần, đạt đỉnh cao vào ngày thứ 21 sau vũ hóa của trưởng thành cái (tức ngày đẻ trứng thứ 6). Sau đó, sức đẻ trứng trong ngày giảm nhẹ dần trong một thời gian dài với xu hướng đi ngang hướng xuống phía trục hoành, không dốc như đường biểu diễn nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng ở nhiệt độ 30oC (hình 3.13).
Hình 3.13. Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng ở nhiệt độ thí nghiệm khác nhau (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015)
Ở nhiệt độ 25oC, đường biểu diễn nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng gần tương tự như ở 20oC, chỉ khác là các mốc thời gian bắt đầu, thời gian có sức đẻ trứng cao, thời gian kết thúc đẻ trứng diễn ra sớm hơn so với ở điều kiện nhiệt độ 20oC. Ở 25oC trưởng thành cái bắt đầu đẻ trứng từ ngày thứ 8 sau vũ hóa. Thời gian có sức đẻ trứng cao, cao nhất (20,7 - 22,4 trứng/cái/ngày) quan sát được vào ngày thứ 9-11 sau vũ hóa của trưởng thành cái. Thời điểm kết thúc đẻ trứng là ngày thứ 42 sau vũ hóa của trưởng thành cái. Đường biểu diễn nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng ở nhiệt độ 25oC bắt đầu với sức đẻ trứng trong ngày ở mức khá cao, cao hơn so với ở nhiệt độ 20oC, nhưng thấp hơn so với ở 30oC. Sức đẻ trứng trong ngày của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng với
87
khoảng 6 ngày liên tục duy trì ở mức 17,6 - 18,6 và sau đó giảm dần, trong một thời gian dài với xu hướng đi ngang hướng xuống phía trục hoành, không dốc như đường biểu diễn nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng ở nhiệt độ 30oC (hình 3.13).
Trong khi đó, ở nhiệt độ thí nghiệm cao nhất (30oC), trưởng thành cái bắt đầu đẻ trứng sớm nhất, từ ngày thứ 4 sau vũ hóa và có sức đẻ trứng trong 1 ngày (là 26,3 trứng/cái/ngày) đạt cao nhất ngay từ ngày đẻ trứng đầu tiên. Sau đó, sức đẻ trứng trong ngày giảm dần và kết thúc đẻ trứng trong thời gian không dài, thời điểm kết thúc đẻ trứng là ngày thứ 23 sau vũ hóa của trưởng thành cái. Đường biểu diễn nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng ở điều kiện nhiệt độ 30oC bắt đầu ngay ở mức cao nhất, sau đó giảm nhanh và dốc nhất, ngắn nhất so với đường biểu diễn nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng ở nhiệt độ 20oC và 25oC (hình 3.13).
Thời gian sống của rệp sáp bột hồng
Trưởng thành cái có thể sống trung bình được từ 22,06 ngày ở 30oC đến 48,06 ngày ở 20oC. Thời gian đời của rệp sáp bột hồng ở 30oC chỉ trung bình là 44,0 ngày và đạt tới 107,89 ngày ở 20oC. Sự khác nhau này đều ở mức có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy P<0,05 (bảng 3.9).
Bảng 3.9. Thời gian sống của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti ở điều kiện phòng thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015)
Các chỉ tiêu theo dõi
Thời gian sống ở các nhiệt độ thí nghiệm (ngày)
20oC, 62% ẩm độ 25oC, 62% ẩm độ 30oC, 62% ẩm độ Biến
động
Trung bình Biến động
Trung bình Biến động
Trung bình Tuổi thọ trưởng
thành cái
36-56 48,06±2,28a 23-50 38,53±1,27b 15-27 22,06±0,59c
Thời gian đời 96-112 107,89±1,51a 53-80 70,74±1,33b 37-50 44,0±0,68c
Ghi chú: trong cùng hàng, các giá trị kèm chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy P<0,05.
88
Như vậy, nhiệt độ thí nghiệm tăng từ 20oC lên 30oC đã làm rút ngắn tuổi thọ trưởng thành cái và thời gian đời của rệp sáp bột hồng. Cụ thể, tuổi thọ trưởng thành cái đã bị rút ngắn khoảng 2,2 lần và thời gian đời của rệp sáp bột hồng đã bị rút ngắn khoảng 2,5 lần.