Bảng sống của rệp sáp bột hồng (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015)

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti (MatileFerrero, 1977) (Homoptera: Pseudococcidae) hại sắn và biện pháp quản lý theo hướng tổng hợp (Trang 103 - 115)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đặc điểm hình thái học, sinh vật học, sinh thái họccủa loài rệp sáp bột hồng

3.2.2. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học

3.2.2.5. Bảng sống của rệp sáp bột hồng (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015)

Tỷ lệ sống sót của rệp sáp bột hồng trong phòng thí nghiệm

Rệp sáp bột hồng được nuôi thí nghiệm bằng lá cây sắn giống KM 98-7 ở nhiệt độ 20oC, 25oC và 30oC cùng 62% ẩm độ và chế độ chiếu sáng 16 giờ/ngày đêm.

Trong điều kiện như vậy, rệp sáp bột hồng có tỷ lệ sống sót rất cao. Pha trứng có tỷ lệ nở đều đạt tối đa (100%) ở cả 3 nhiệt độ thí nghiệm. Tỷ lệ sống sót của rệp sáp non các tuổi (tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3) ở nhiệt độ 25oC, 30oC đạt rất cao (97,3 - 100%) và tương ứng gần tương tự nhau, nhưng hơi cao hơn so với 93,48 - 97,56% ở nhiệt độ 20oC. Tỷ lệ sống sót của cả giai đoạn trước trưởng thành (tính từ trứng đến trưởng thành) ở nhiệt độ 25oC và 30oC cũng đạt rất cao, tương tự nhau và là 94,28 - 94,67%. Trong khi đó, chỉ tiêu này ở nhiệt độ 20oC đạt thấp hơn đáng kể và chỉ là 86,96% (bảng 3.11).

Bảng 3.11. Tỷ lệ sống sót của các pha/giai đoạn phát triển trước trưởng thành của rệp sáp bột hồng ở các nhiệt độ thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015)

Nhiệt độ thí nghiệm

(ºC)

Tỷ lệ sống sót của từng pha/giai đoạn trước trưởng thành của rệp sáp bột hồng(%)

Tỷ lệ sống sót của cả giai đoạn

trước trưởng thành (%) Trứng Rệp sáp

non tuổi 1

Rệp sáp non tuổi 2

Rệp sáp non tuổi 3

20 100,0 93,48 95,35 97,56 86,96

25 100,0 98,88 97,73 97,67 94,28

30 100,0 97,37 97,30 100,0 94,67

Ghi chú: Ẩm độ 62%, chế độ chiếu sáng 16 giờ/ngày đêm, thức ăn là lá cây sắn giống KM 98-7

90

Nhiều nghiên cứu chỉ ra nhiệt độ 28oC là nhiệt độ tối thuận và 30,5oC có thể là nhiệt độ gần ngưỡng nhiệt độ trên đối với rệp sáp bột hồng (CABI, 2005) [43]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu ở bảng 3.11 cho thấy ở nhiệt độ 30oC rệp sáp bột hồng vẫn có tỷ lệ sống sót rất cao, tương tự như ở nhiệt độ 25oC, nghĩa là vẫn thuận lợi cho rệp sáp bột hồng hoàn thành phát triển với tỷ lệ rất cao.

Pha trứng, rệp sáp non các tuổi và giai đoạn trước trưởng thành của rệp sáp bột hồng trong bảng 3.11 có tỷ lệ sống sót gần tương tự như kết quả nghiên cứu của Barilli et al. (2014) [34]. Theo các tác giả này, tỷ lệ sống sót của pha trứng, rệp sáp non các tuổi và giai đoạn trước trưởng thành của rệp sáp bột hồng đạt từ 92,55 - 100%. Nhưng, tỷ lệ sống sót của rệp sáp non các tuổi trong nghiên cứu này cao hơn rất nhiều so với kết quả của Trần Đăng Hòa và Nguyễn Thị Giang (2014) [12];

Hoàng Hữu Tình và nnk., (2018a, 2018b) [23], [25]; Iheagwam (1981) [67]. Theo Trần Đăng Hòa và Nguyễn Thị Giang (2014) [12], ở nhiệt độ 25oC và 27oC tỷ lệ sống sót của rệp sáp non các tuổi chỉ đạt 50,0 - 76,7%.

Trong các thí nghiệm của Hoàng Hữu Tình và nnk., (2018a, 2018b) [23], [25]

ở nhiều điều kiện nhiệt độ và thức ăn khác nhau thì tỷ lệ sống sót của rệp sáp non các tuổi đạt từ 50,0 - 90,0%. Còn thí nghiệm của Iheagwam (1981) [67] tại Nigeria cho thấy ở điều kiện nhiệt độ 25oC, 28oC, 31oC quần thể rệp sáp bột hồng chỉ sống sót khoảng 62%.

Bảng sống của rệp sáp bột hồng

Tỷ lệ sống (lx), sức sinh sản (mx) của rệp sáp bột hồng ở 20ºC và 62% ẩm độ Ở nhiệt độ 20ºC, 62% ẩm độ với thức ăn là cây sắn giống KM 98-7 và chế độ chiếu sáng 16 giờ/ngày đêm, trưởng thành rệp sáp bột hồng có tỷ lệ sống (lx) đạt 100% đến ngày tuổi thứ 97. Từ ngày tuổi thứ 98 trưởng thành cái bắt đầu chết và tỷ lệ sống (lx) của chúng ở thời điểm này là 94%. Tỷ lệ sống (lx) của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng duy trì ở mức khá cao (81%) đến ngày tuổi thứ 108. Tỷ lệ sống (lx) của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng bị giảm đáng kể từ ngày tuổi thứ 109 và giảm mạnh từ ngày tuổi thứ 113. Đến ngày tuổi thứ 119 toàn bộ cá thể trưởng thành cái rệp sáp bột hồng đều chết (bảng 3.12 và hình 3.14).

91

Trong điều kiện thí nghiệm nêu trên, trưởng thành cái rệp sáp bột hồng bắt đầu đẻ trứng từ ngày tuổi thứ 81 với sức sinh sản (mx) theo ngày tuổi đạt 2,0. Thời gian trưởng thành cái rệp sáp bột hồng có sức sinh sản (mx) theo ngày tuổi đạt cao là từ ngày tuổi thứ 85 đến ngày tuổi thứ 89 với giá trị mx đạt 18,5 - 22,06 và sức sinh sản (mx) theo ngày tuổi đạt cao nhất là ngày tuổi thứ 86 với giá trị mx là 22,06.

Sau đó, sức sinh sản (mx) theo ngày tuổi của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng giảm xuống và đạt mức 10,15 - 18,31 vào thời gian từ ngày tuổi thứ 90 đến ngày tuổi thứ 112. Từ ngày tuổi thứ 113 trở đi, sức sinh sản (mx) theo ngày tuổi giảm rất mạnh, chỉ còn đạt 3,25 - 9,22.

Đến ngày tuổi thứ 119, trưởng thành cái rệp sáp bột hồng ngừng đẻ trứng (bảng 3.12 và hình 3.14). Ở nhiệt độ 20ºC và 62% ẩm độ với thức ăn là cây sắn giống KM 98-7, chế độ chiếu sáng 16 giờ/ngày đêm, sức sinh sản (mx) của trưởng thành rệp sáp bột hồng đạt 523,57.

Bảng 3.12. Tỷ lệ sống và sức sinh sản của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng ở nhiệt độ 20oC, 62% ẩm độ (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015)

Ngày tuổi (x) Tỷ lệ sống (lx) Sức sinh sản (mx) lx. mx

Ngày tuổi thứ 80 1 0 0

81 1 2 2

82 1 12 12

83 1 14,57 14,57

84 1 17,75 17,75

85 1 18,50 18,50

86 1 22,06 22,06

87 1 19,81 19,81

88 1 18,88 18,88

89 1 19,94 19,94

90 1 16,81 16,81

91 1 17,44 17,44

92 1 16,06 16,06

92

93 1 18,31 18,31

94 1 15,44 15,44

95 1 14,81 14,81

96 1 13,19 13,19

97 1 15,69 15,69

98 0,94 14,19 13,30

99 0,94 14,87 13,94

100 0,88 14,93 13,07

101 0,88 17,43 15,25

102 0,88 18,21 15,94

103 0,88 15,79 13,81

104 0,88 15,00 13,13

105 0,81 13,43 10,91

106 0,81 14,92 12,13

107 0,81 12,31 10,00

108 0,81 12,62 10,25

109 0,63 10,15 6,35

110 0,56 14,00 7,88

111 0,56 15,11 8,50

112 0,56 11,11 6,25

113 0,44 9,22 4,03

114 0,38 7,86 2,95

115 0,31 7,33 2,29

116 0,25 5,33 1,33

117 0,19 3,25 0,61

118 0,13 3,25 0,41

119 0 0 0

Hệ số nhân của một thế hệ Ro = 455,57

93

Hình 3.14. Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của rệp sáp bột hồng theo thời gian ở nhiệt độ 20ºC và 62% ẩm độ (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015)

Tỷ lệ sống (lx), sức sinh sản (mx) của rệp sáp bột hồng ở 25ºC và 62% ẩm độ Ở 25ºC và 62% ẩm độ với thức ăn là cây sắn giống KM 98-7, chế độ chiếu sáng 16 giờ/ngày đêm, trưởng thành rệp sáp bột hồng có tỷ lệ sống (lx) đạt 100%

đến ngày tuổi thứ 40. Từ ngày tuổi thứ 41 trưởng thành cái bắt đầu chết và tỷ lệ sống (lx) của chúng từ thời điểm này đến ngày tuổi thứ 56 duy trì ở mức 94%. Tỷ lệ sống (lx) của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng tiếp tục giảm nhẹ từ ngày tuổi thứ 57 và giảm mạnh từ ngày tuổi thứ 68. Đến ngày tuổi thứ 78 toàn bộ trưởng thành cái rệp sáp bột hồng chết (bảng 3.13 và hình 3.15).

Bảng 3.13. Tỷ lệ sống và sức sinh sản của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng ở nhiệt độ 25oC, 62% ẩm độ (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015)

Ngày tuổi (x) Tỷ lệ sống (lx) Sức sinh sản (mx) lx. mx

Ngày tuổi thứ 40 1,0 0 0

Ngày tuổi thứ 41 0,94 5,50 5,50

Ngày tuổi thứ 42 0,94 17,00 17,00

Ngày tuổi thứ 43 0,94 19,73 19,73

94

Ngày tuổi thứ 44 0,94 24,07 24,07

Ngày tuổi thứ 45 0,94 19,47 19,47

Ngày tuổi thứ 46 0,94 18,00 18,00

Ngày tuổi thứ 47 0,94 17,00 17,00

Ngày tuổi thứ 48 0,94 19,81 19,81

Ngày tuổi thứ 49 0,94 18,56 18,56

Ngày tuổi thứ 50 0,94 20,25 20,25

Ngày tuổi thứ 51 0,94 17,13 17,13

Ngày tuổi thứ 52 0,94 17,56 17,56

Ngày tuổi thứ 53 0,94 15,63 15,63

Ngày tuổi thứ 54 0,94 15,94 15,94

Ngày tuổi thứ 55 0,94 15,25 15,25

Ngày tuổi thứ 56 0,94 15,06 15,06

Ngày tuổi thứ 57 0,88 14,06 13,18

Ngày tuổi thứ 58 0,83 15,53 13,59

Ngày tuổi thứ 59 0,83 15,79 13,81

Ngày tuổi thứ 60 0,83 16,29 14,25

Ngày tuổi thứ 61 0,83 19,36 16,94

Ngày tuổi thứ 62 0,83 16,57 14,50

Ngày tuổi thứ 63 0,83 13,36 11,69

Ngày tuổi thứ 64 0,77 14,57 11,84

Ngày tuổi thứ 65 0,77 16,77 13,63

Ngày tuổi thứ 66 0,77 12,54 10,19

Ngày tuổi thứ 67 0,77 10,54 8,56

Ngày tuổi thứ 68 0,65 13,08 8,99

Ngày tuổi thứ 69 0,65 20,09 13,81

Ngày tuổi thứ 70 0,59 13,64 8,52

Ngày tuổi thứ 71 0,59 13,60 8,50

Ngày tuổi thứ 72 0,53 11,70 6,58

Ngày tuổi thứ 73 0,47 10,11 5,06

95

Ngày tuổi thứ 74 0,35 7,25 2,72

Ngày tuổi thứ 75 0,29 7,00 2,19

Ngày tuổi thứ 76 0,24 6,20 1,55

Ngày tuổi thứ 77 0,12 2,00 0,25

Ngày tuổi thứ 78 0,00 0 0

Hệ số nhân của một thế hệ Ro= 476,29

Hình 3.15. Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của rệp sáp bột hồng theo thời gian ở nhiệt độ 25ºC và 62% ẩm độ (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015)

Trong điều kiện thí nghiệm nêu trên, trưởng thành cái rệp sáp bột hồng bắt đầu đẻ trứng từ ngày tuổi thứ 41 với sức sinh sản (mx) theo ngày tuổi là 5,5. Trưởng thành cái rệp sáp bột hồng có sức sinh sản (mx) theo ngày tuổi đạt cao nhất là ngày tuổi thứ 44 với giá trị mx là 24,07. Sức sinh sản (mx) theo ngày tuổi của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng giảm dần và đạt mức 17,0 - 20,25 từ ngày tuổi thứ 45 đến ngày tuổi thứ 52. Sức sinh sản (mx) theo ngày tuổi của trưởng thành cái bắt đầu giảm đáng kể từ ngày tuổi thứ 53. Từ ngày tuổi thứ 72 trở đi, sức sinh sản (mx) theo ngày tuổi giảm rất mạnh và kết thúc đẻ trứng vào ngày tuổi thứ 77 với giá trị mx chỉ

96

còn đạt 2,0. Đến ngày tuổi thứ 78, trưởng thành cái rệp sáp bột hồng ngừng đẻ trứng (bảng 3.14 và hình 3.16). Ở nhiệt độ 25ºC và 62% ẩm độ với thức ăn là cây sắn giống KM 98-7, chế độ chiếu sáng 16 giờ/ngày đêm, sức sinh sản (mx) của trưởng thành rệp sáp bột hồng đạt cao hơn so với ở nhiệt độ 20ºC và là 545,98.

Tỷ lệ sống (lx), sức sinh sản (mx) của rệp sáp bột hồng ở 30ºC và 62% ẩm độ Ở nhiệt độ 30ºC và 62% ẩm độ với thức ăn là cây sắn giống KM 98-7, chế độ chiếu sáng 16 giờ/ngày đêm, trưởng thành rệp sáp bột hồng có tỷ lệ sống (lx) đạt 100% đến ngày tuổi thứ 37. Từ ngày tuổi thứ 38 trưởng thành cái bắt đầu chết dẫn đến tỷ lệ sống (lx) của chúng giảm nhẹ, đạt 94% và đến ngày tuổi thứ 40 tỷ lệ sống (lx) của chúng chỉ là 81%. Tỷ lệ sống (lx) của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng bị giảm đáng kể từ ngày tuổi thứ 41 và giảm mạnh từ ngày tuổi thứ 44. Đến ngày tuổi thứ 48 toàn bộ trưởng thành cái rệp sáp bột hồng chết (bảng 3.14 và hình 3.16).

Bảng 3.14. Tỷ lệ sống và sức sinh sản của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng ở nhiệt độ 30oC, 62% ẩm độ (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015)

Ngày tuổi (x) Tỷ lệ sống (lx) Sức sinh sản (mx) lx.mx

Ngày tuổi thứ 26 1 0 0 Ngày tuổi thứ 27 1 41,33 41,33 Ngày tuổi thứ 28 1 24,08 24,08 Ngày tuổi thứ 29 1 26,79 26,79 Ngày tuổi thứ 30 1 26,56 26,56 Ngày tuổi thứ 31 1 20,25 20,25 Ngày tuổi thứ 32 1 23,75 23,75 Ngày tuổi thứ 33 1 18,38 18,38 Ngày tuổi thứ 34 1 18,50 18,50 Ngày tuổi thứ 35 1 17,13 17,13 Ngày tuổi thứ 36 1 16,13 16,13 Ngày tuổi thứ 37 1 11,56 11,56 Ngày tuổi thứ 38 0,94 9,31 8,73 Ngày tuổi thứ 39 0,94 10,53 9,88

97

Ngày tuổi thứ 40 0,81 6,60 5,36 Ngày tuổi thứ 41 0,75 11,92 8,94 Ngày tuổi thứ 42 0,69 5,67 3,90 Ngày tuổi thứ 43 0,69 6,64 4,56 Ngày tuổi thứ 44 0,50 4,27 2,14 Ngày tuổi thứ 45 0,38 5,00 1,88 Ngày tuổi thứ 46 0,25 2,17 0,54 Ngày tuổi thứ 47 0,19 1,50 0,28 Ngày tuổi thứ 48 0 0 0

Hệ số nhân của một thế hệ Ro = 290,66

Hình 3.16. Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của rệp sáp bột hồng theo thời gian ở nhiệt độ 30ºC và 62% ẩm độ (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015)

Trong điều kiện thí nghiệm nêu trên, trưởng thành cái rệp sáp bột hồng bắt đầu đẻ trứng từ ngày tuổi thứ 27 với sức sinh sản (mx) theo ngày tuổi là 41,33.

Đây là sức sinh sản (mx) theo ngày tuổi cao nhất của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng. Sau đó, sức sinh sản (mx) theo ngày tuổi của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng giảm xuống dần theo thời gian. Từ ngày tuổi thứ 28 đến ngày tuổi thứ 32

98

sức sinh sản (mx) theo ngày tuổi của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng đạt mức cao (20,25 - 26,79). Từ ngày tuổi thứ 37 trở đi, sức sinh sản (mx) theo ngày tuổi giảm rất mạnh, chỉ đạt 1,5 - 11,92. Đến ngày tuổi thứ 48, trưởng thành cái rệp sáp bột hồng ngừng đẻ trứng (bảng 3.14 và hình 3.16). Ở nhiệt độ 30ºC và 62%

ẩm độ với thức ăn là cây sắn giống KM 98-7, chế độ chiếu sáng 16 giờ/ngày đêm, sức sinh sản (mx) của trưởng thành rệp sáp bột hồng đạt thấp hơn so với ở nhiệt độ 20ºC và 25ºC và chỉ là 308,06.

Như vậy, nhiệt độ thí nghiệm gia tăng từ 20oC lên 30oC đã rút ngắn đáng kể thời gian trưởng thành cái có tỷ lệ sống cao. Thời gian trưởng thành cái có tỷ lệ sống đạt 100% ở 25oC và 30oC (tương ứng) rút ngắn 4,6 lần và 2,3 lần so với chỉ tiêu này ở nhiệt độ 20oC. So với ở nhiệt độ 20oC, thời gian trưởng thành cái có tỷ lệ sống đạt trên 50% đã rút ngắn 1,2 lần ở nhiệt độ 25oC (so 39 ngày với 47 ngày) và 2,4 lần ở nhiệt độ 30oC (so 20 ngày với 47 ngày).

Sức sinh sản (mx) của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng ở nhiệt độ 20ºC và 25ºC ở thí nghiệm này là 523,57 - 545,98. Giá trị này đạt cao hơn so với sức sinh sản trong nghiên cứu ở nước ngoài (282,0 - 487,0). Điều này có thể được giải thích do trưởng thành cái rệp sáp bột hồng có sức đẻ trứng đạt khá cao, trung bình là 440,13 - 458,38 trứng/cái với phạm vi biến động là 309 - 618 trứng/cái. Trong khi đó, chỉ tiêu này của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng trong các nghiên cứu ở nước ngoài trung bình là 247,1 - 400,0 trứng/cái với phạm vi biến động là 37 - 508 trứng/cái (Barilli et al., 2014; Essien et al., 2013; Leuschner, 1978; Wardani et al., 2014) [34], [52], [74], [104].

Chỉ số bảng sống của rệp sáp bột hồng

Dựa trên số liệu thí nghiệm ở các điều kiện nhiệt độ 20oC, 25oC và 30oC cùng 62%

ẩm độ và chế độ chiếu sáng 16 giờ/ngày đêm với thức ăn là lá cây sắn giống KM 98-7 đã tính được các chỉ số liên quan đến sự gia tăng quần thể của rệp sáp bột hồng.

Kết quả cho thấy giá trị của các chỉ số bảng sống của rệp sáp bột hồng thay đổi phụ thuộc rất rõ vào nhiệt độ thí nghiệm. Hệ số nhân của một thế hệ (Ro) đạt cao nhất ở 25oC và thấp nhất ở 30oC (tương ứng là 476,29 ♀/♀ và 290,66 ♀/♀). Tỷ lệ

99

tăng tự nhiên (rm) và giới hạn tăng tự nhiên (λ) đạt cao nhất (tương ứng là 0,164

♀/♀/ngày và 1,18 lần) ở 30oC và thấp nhất (tương ứng là 0,065 ♀/♀/ngày và 1,07 lần) ở 20oC. Thời gian một thế hệ tính theo tuổi mẹ khi đẻ con (Tc) và thời gian tăng gấp đôi số lượng của quần thể (DT) kéo dài nhất (tương ứng là 94,45 ngày và 10,7 ngày) ở 20oC và ngắn nhất (tương ứng là 34,58 ngày và 4,23 ngày) ở 30oC (bảng 3.15). Như vậy, nhiệt độ từ 20oC tăng lên 30oC đã làm tăng tỷ lệ tăng tự nhiên (rm) và giới hạn tăng tự nhiên (λ), nhưng làm rút ngắn thời gian một thế hệ tính theo tuổi mẹ khi đẻ con (Tc) và thời gian tăng gấp đôi số lượng của quần thể (DT).

Đối với hệ số nhân của một thế hệ (Ro), khi nhiệt độ từ 20oC tăng lên 30oC đã làm cho chỉ số này từ 455,57 ♀/♀ ở nhiệt độ 20oC tăng lên 476,29 ♀/♀ ở nhiệt độ 25oC, nhưng lại giảm xuống ở 30oC và chỉ đạt 290,66 ♀/♀ (bảng 3.15).

Bảng 3.15. Các chỉ số bảng sống của rệp sáp bột hồng ở phòng thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015)

Nhiệt độ thí nghiệm (ºC)

Giá trị các chỉ số bảng sống

Ro rm λ Tc DT

20 455,57 0,065 1,07 94,45 10,70

25 476,29 0,110 1,12 56,13 6,31

30 290,66 0,164 1,18 34,58 4,23

Ghi chú: Ẩm độ 62%, chế độ chiếu sáng 16 giờ/ngày đêm, thức ăn là lá cây sắn giống KM 98-7

Trong bảng 3.15, khi nhiệt độ từ 20oC tăng lên 30oC, hệ số nhân của một thế hệ (Ro), tỷ lệ tăng tự nhiên (rm) và thời gian một thế hệ tính theo tuổi mẹ khi đẻ con (Tc) của rệp sáp bột hồng biến động theo xu thế tương tự như xu thế biến động của các chỉ số tương ứng trong nghiên cứu tại Congo. Theo nghiên cứu này, nhiệt độ tăng từ 20oC lên 30oC đã làm chỉ số rm từ 0,085 - 0,090 ♀/♀/ngày ở 20oC tăng lên 0,207 - 0,213 ♀/♀/ngày ở 30oC; chỉ số Tc từ 65,9 - 68,1 ngày ở 20oC rút ngắn còn 25,9 - 28,0 ngày ở 30oC; chỉ số Ro đạt từ 316 - 453 ♀/♀ ở 20oC đến 355 - 412 ♀/♀

ở 25oC, nhưng giảm còn 212 - 388 ♀/♀ ở 30oC (Le Rü and Fabres, 1987) [58].

Các chỉ số bảng sống rm, λ ở bảng 3.15 đều có giá trị thấp hơn đáng kể so với giá trị các chỉ số tương ứng trong kết quả của một số tác giả ngoài nước (Barilli et

100

al., 2014; Iheagwam, 1981; Le Ru and Fabres, 1987; Wardani et al., 2014) [34], [67], [71], [104]. Theo các tác giả này, các chỉ số rm, λ tương ứng đạt 0,085 - 0,258

♀/♀/ngày; 1,246 - 1,295 lần.

Trong bảng 3.15, ở điều kiện 20ºC và 25ºC giá trị của chỉ số Ro đạt cao hơn đáng kể so với kết quả của một số tác giả ngoài nước (Barilli et al., 2014; Le Ru and Fabres, 1987; Wardani et al., 2014) [34], [71], [104]. Theo nghiên cứu của các tác giả này, chỉ số Ro có giá trị là 316 - 320 ♀/♀ ở 20ºC và là 223,64 - 412,0 ♀/♀ ở 25ºC. Ở điều kiện 20ºC trong bảng 3.15, chỉ số Ro lại có giá trị tương tự với giá trị Ro ở điều kiện 20ºC với 75% ẩm độ trong nghiên cứu tại Congo. Theo nghiên cứu này, ở điều kiện vừa nêu, chỉ số Ro có giá trị là 453 ♀/♀ (Le Rü and Fabres, 1987) [71]. Đối với trường hợp ở 30ºC trong nghiên cứu này, chỉ số Ro có giá trị thấp hơn đáng kể so với giá trị Ro ở điều kiện 30ºC với 75% và 100% ẩm độ, nhưng lại cao hơn rõ ràng so với giá trị Ro ở điều kiện 30ºC với 50% ẩm độ trong nghiên cứu tại Congo. Theo nghiên cứu này, tương ứng với các điều kiện vừa nêu, chỉ số Ro có giá trị là 386; 388 và 212 ♀/♀ (Le Rü and Fabres, 1987) [71].

Các chỉ số Tc và DT trong bảng 3.15 có giá trị cao hơn rất đáng kể so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả ngoài nước (Barilli et al., 2014; Le Ru and Fabres, 1987; Wardani et al., 2014) [34], [71], [104]. Theo các tác giả này, ở các điều kiện 20ºC, 25ºC, 30ºC chỉ số Tc có giá trị tương ứng là 65,9 - 68,1; 25,5 - 42,1 và 22,79 - 28,9 ngày và chỉ số DT chỉ là 2,68 - 3,15 ngày. Riêng ở 30ºC trong bảng 3.15, chỉ số DT có giá trị (4,23 ngày) tương tự với giá trị DT trong nghiên cứu tại Brazil. Theo kết quả nghiên cứu này, ở 25±2ºC chỉ số DT có giá trị là 4,78 ngày (Barilli et al., 2014) [34].

Kết quả nghiên cứu trình bày ở trên cùng với một số kết quả nghiên cứu ở nước ngoài về bảng sống cho thấy các chỉ số bảng sống của rệp sáp bột hồng ở những điều kiện thí nghiệm khác nhau thì rất khác nhau. Điều này chứng tỏ rệp sáp bột hồng có tính dẻo cao về sinh thái. Trong bảng 3.15, giá trị các chỉ số bảng sống Ro, rm, λ của rệp sáp bột hồng đều thấp hơn đáng kể, còn giá trị các chỉ số Tc, DT lại cao hơn rất rõ ràng so với một số kết quả nghiên cứu ở nước ngoài. Điều này có thể

101

do hàm lượng chất cyanide trong giống sắn thí nghiệm (KM 98-7) không thật phù hợp cho rệp sáp bột hồng. Kết quả nghiên cứu ở ngoài nước cho thấy rệp sáp bột hồng được nuôi bằng giống sắn UJ5 (hàm lượng chất cyanide cao: trên 100 mg/kg) thì các chỉ số Ro, rm, λ có giá trị thấp hơn và các chỉ số Tc, DT có giá trị cao hơn so với các chỉ số tương ứng khi rệp sáp bột hồng được nuôi bằng giống sắn Adira-1 với hàm lượng chất cyanide thấp: 27,5 mg/kg (Wardani et al., 2014) [104].

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti (MatileFerrero, 1977) (Homoptera: Pseudococcidae) hại sắn và biện pháp quản lý theo hướng tổng hợp (Trang 103 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)