CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Biện pháp quản lý tổng hợp rệp sáp bột hồng hại sắn Phenacoccus manihoti theo hướng bền vững tại vùng nghiên cứu
3.4.3. Nghiên cứu biện pháp hóa học kết hợp biện pháp thủ công
Ngắt, tiêu hủy ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng không phải là biện pháp luôn luôn cho hiệu quả cao trong hạn chế sự phát triển của rệp sáp bột hồng. Để nâng cao hiệu quả của biện pháp này, đã tiến hành sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật kết hợp với biện pháp thủ công là ngắt, tiêu hủy ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng. Hiệu quả của biện pháp kết hợp này được đánh giá trong các thí nghiệm thực hiện tại huyện Đồng Xuân và huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên).
121
Hiệu quả kỹ thuật của biện pháp sử dụng thuốc hóa học trừ sâu kết hợp biện pháp thủ công
Thí nghiệm sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật kết hợp với ngắt và tiêu hủy ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng được thực hiện tại xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) trong thời gian tháng 4 - 5 năm 2016, trên giống sắn KM 419. Kết quả đánh giá hiệu quả của thí nghiệm này được trình bày tại bảng 3.24.
Bảng 3.24. Hiệu quả của biện pháp phun thuốc hóa học trừ rệp kết hợp biện pháp thủ công (tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, 2016)
Thời điểm điều tra
Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Tỷ lệ bị
nhiễm (%)
Mức độ bị nhiễm
(cấp nhiễm)
Tỷ lệ bị nhiễm (%)
Mức độ bị nhiễm
(cấp nhiễm)
Tỷ lệ bị nhiễm
(%)
Mức độ bị nhiễm
(cấp nhiễm)
Trước xử lý 66,6 3 60,0 3 46,6 3
7 NSXL 0 0 33,4 1 53,4 3
14 NSXL 0 0 40,0 1 66,7 3
21 NSXL 0 0 53,4 1 73,4 3
28 NSXL 6,7 1 60,0 2 80,0 3
Ghi chú: NSXL= Ngày sau xử lý
Công thức 1= Ngắt ngọn cây sắn, thu gom đem đốt kết hợp phun 1 lần thuốc Actara 25WG (6g/1000m2 )
Công thức 2= Không ngắt ngọn cây sắn, phun 1 lần thuốc Actara 25WG (6g/1000m2) Công thức 3= Không ngắt ngọn cây sắn và không phun thuốc trừ sâu
Tại thời điểm trước khi phun thuốc và ngắt ngọn cây sắn, các công thức thí nghiệm có tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm cũng như mức độ bị nhiễm rệp sáp bột hồng đều đạt ở mức khá cao. Tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng ở các công thức thí nghiệm lần lượt là 66,6%; 60,0% và 46,6% với mức độ bị nhiễm rệp sáp bột hồng đều ởmức nhiễm nặng cấp 3 (bảng 3.24).
Vào thời điểm 7 và 14 ngày sau phun thuốc và ngắt ngọn cây sắn, công thức 1 (ngắt ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng và một lần phun thuốc trừ sâu) không phát hiện thấy sự hiện diện của rệp sáp bột hồng. Trong khi đó, tại công thức 2 (không
122
ngắt ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng, một lần phun thuốc trừ sâu) ở hai thời điểm nêu trên có tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng (tương ứng) là 33,4% và 40% với mức độ bị nhiễm nhẹ, đều ở cấp 1. Công thức 3 (không ngắt ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng và không phun thuốc trừ sâu) có tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng lần lượt là 53,4 và 66,7% (tương ứng với hai thời điểm nêu trên) với mức độ bị nhiễm nặng, đều ở cấp 3 (bảng 3.24).
Vào thời điểm 21 ngày sau xử lý các biện pháp thí nghiệm, tại công thức 1 (ngắt ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng và một lần phun thuốc trừ sâu) vẫn không phát hiện thấy sự hiện diện của rệp sáp bột hồng. Công thức 2 (không ngắt ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng, một lần phun thuốc trừ sâu) có tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng vẫn gia tăng và đạt ở mức khá cao (53,4%) với mức độ bị nhiễm nhẹ ở cấp 1. Công thức 3 (không ngắt ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng và không phun thuốc trừ sâu) có tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng là 73,4% với mức độ bị nhiễm nặng, đều ở cấp 3 (bảng 3.24).
Vào thời điểm 28 ngày sau xử lý các biện pháp thí nghiệm, tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm và mức độ bị nhiễm rệp sáp bột hồng ở các công thức thí nghiệm rất khác nhau.
Công thức 1 (ngắt ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng và một lần phun thuốc trừ sâu) có tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng đạt rất thấp, chỉ là 6,7% với mức độ bị nhiễm nhẹ ở cấp 1. Chỉ tiêu này ở công thức 2 (không ngắt ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng, một lần phun thuốc trừ sâu) đạt khá cao và là 60% với mức độ bị nhiễm trung bình ở cấp 2. Trong khi đó, công thức 3 có tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng đạt rất cao, đạt tới 80% và cấp bị nhiễm ở mức nhiễm nặng cấp 3 (bảng 3.24). Tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng ở công thức 2, công thức 3 tương ứng cao gấp 8,9 và 11,9 lần so với chỉ tiêu này ở công thức 1 (so 60% và 80% với 6,7%).
Một thí nghiệm tương tự được thực hiện tại vùng trồng sắn của xã Đức Bình Đông (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên). Thí nghiệm thực hiện trong thời gian tháng 4 - 5 năm 2016, trên giống sắn KM 419. Kết quả đánh giá hiệu quả của thí nghiệm này được trình bày tại bảng 3.25.
123
Bảng 3.25. Hiệu quả của biện pháp phun thuốc bảo vệ thực vật kết hợp biện pháp thủ công (tại huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, 2016)
Thời điểm điều tra
Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Tỷ lệ bị
nhiễm (%)
Mức độ bị nhiễm
(cấp nhiễm)
Tỷ lệ bị nhiễm
(%)
Mức độ bị nhiễm
(cấp nhiễm)
Tỷ lệ bị nhiễm
(%)
Mức độ bị nhiễm
(cấp nhiễm)
Trước xử lý 35,2 3 38,4 3 31,2 3
7 NSXL 2,3 1 14,2 1 35,3 3
14 NSXL 9,2 1 19,2 2 45,5 3
21 NSXL 15,1 1 23,4 2 51,6 3
28 NSXL 22,5 1 28,3 2 60,1 3
Ghi chú: NSXL= Ngày sau xử lý
Công thức 1=Ngắt ngọn cây sắn, thu gom đem đốt kết hợp phun 1 lần thuốc Actara 25WG (6g/1000m2)
Công thức 2=Không ngắt ngọn cây sắn, phun 1 lần thuốc Actara 25WG (6g/1000m2) Công thức 3= Không ngắt ngọn cây sắn và không phun thuốc
Tại thời điểm trước khi tiến hành ngắt ngọn cây sắn và phun thuốc, các công thức thí nghiệm có tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm cũng như mức độ bị nhiễm rệp sáp bột hồng đều đạt mức cao và gần tương đương nhau. Tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng tại các công thức thí nghiệm lần lượt là 35,2%; 38,4% và 31,2% với mức độ bị nhiễm rệp sáp bột hồng đều ở mức nhiễm nặng cấp 3 (bảng 3.25).
Vào thời điểm 7 và 14 ngày sau xử lý các biện pháp thí nghiệm, công thức 1 (ngắt, tiêu hủy ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng kết hợp một lần phun thuốc trừ sâu) có tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng đạt thấp nhất so với chỉ tiêu này ở công thức 2 và công thức 3. Tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng trong công thức 1 vào thời điểm 7 và 14 ngày sau xử lý các biện pháp thí nghiệm lần lượt là 2,3%
và 9,2% với mức độ bị nhiễm nhẹ đều ở cấp 1. Công thức 2 (không ngắt ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng, một lần phun thuốc trừ sâu) có tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng đạt cao hơn so với ở công thức 1, nhưng thấp hơn so với ở công thức 3. Chỉ tiêu này tương ứng với hai thời điểm nêu trên lần lượt là 14,2% và 19,2% với
124
mức độ bị nhiễm rệp sáp bột hồng ở mức nhiễm nhẹ (cấp 1) và nhiễm trung bình (cấp 2). Trong khi đó, tại công thức 3 (không ngắt ngọn cây sắn và không phun thuốc trừ sâu) có tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng đạt cao nhất, lần lượt là 35,3 và 45,5% (tương ứng với hai thời điểm đã nêu) với mức độ bị nhiễm nặng, đều ở cấp 3 (bảng 3.25). Tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng ở công thức 2, công thức 3 tương ứng cao gấp 6,1 và 15,3 lần (vào thời điểm 7 ngày sau xử lý) hay cao gấp 2,8 và 4,9 lần (vào thời điểm 14 ngày sau xử lý) so với chỉ tiêu này vào thời điểm tương ứng ở công thức 1 (so 14,2% và 35,3% với 2,3%; so 19,2% và 45,5% với 9,2%).
Vào thời điểm 21 ngày sau xử lý các biện pháp thí nghiệm, tại công thức 1 (ngắt, tiêu hủy ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng và một lần phun thuốc trừ sâu) tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng tiếp tục gia tăng, nhưng cũng chỉ ở mức thấp và đạt 15,1% với mức độ bị nhiễm nhẹ ở cấp 1. Công thức 2 (không ngắt ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng, một lần phun thuốc trừ sâu) có tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng vẫn gia tăng và đạt 23,4% với mức độ bị nhiễm ở mức nhiễm trung bình (cấp 2). Công thức 3 (không ngắt ngọn cây sắn và không phun thuốc trừ sâu) có tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng đạt cao nhất (tới 51,6%) so với hai công thức còn lại và với mức độ bị nhiễm nặng ở cấp 3 (bảng 3.25). Tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng ở công thức 2, công thức 3 tương ứng cao gấp 1,5 và 3,4 lần so với chỉ tiêu này ở công thức 1 (so 23,4% và 51,6% với 15,1%).
Tại thời điểm 28 ngày sau xử lý các biện pháp thí nghiệm, tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng và mức độ bị nhiễm rệp sáp bột hồng ở các công thức thí nghiệm rất khác nhau. Tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng ở công thức 1 (ngắt, tiêu hủy ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng và một lần phun thuốc trừ sâu) đạt thấp nhất (22,5%) trong các công thức thí nghiệm, với mức độ bị nhiễm nhẹ, ở cấp 1. Công thức 2 (không ngắt ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng, một lần phun thuốc trừ sâu) có tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng đạt cao hơn không nhiều so với ở công thức 1, nhưng thấp hơn đáng kể so với ở công thức 3 và là 28,3% với mức độ bị bị nhiễm trung bình ở cấp 2. Trong khi đó, công thức 3 (không ngắt ngọn cây sắn và không phun thuốc trừ sâu) có tỷ lệ bị nhiễm rệp sáp bột hồng gia tăng đạt
125
cao nhất (60,1%) trong các công thức thí nghiệm và với mức độ bị nhiễm nặng ở cấp 3 (bảng 3.25). Tỷ lệ ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng ở công thức 2, công thức 3 tương ứng cao gấp 1,2 và 2,6 lần so với chỉ tiêu này ở công thức 1 (so 28,3% và 60,1%
với 22,5%).
Kết quả hai thí nghiệm trên cho thấy một lần phun thuốc trừ sâu kết hợp với biện pháp thủ công là ngắt, tiêu hủy ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng có hiệu quả cao trong hạn chế sự phát triển của rệp sáp bột hồng trên cây sắn. Tuy nhiên, hiệu quả hạn chế sự phát triển của rệp sáp bột hồng trong thí nghiệm tiến hành tại huyện Sông Hinh đạt thấp hơn so với thí nghiệm tiến hành tại huyện Đồng Xuân.
Hiệu quả kinh tế của các biện pháp sử dụng thuốc hóa học trừ sâu kết hợp với biện pháp thủ công
Đánh giá hiệu quả kinh tế của biện pháp sử dụng thuốc hóa học trừ sâu kết hợp với biện pháp thủ công (ngắt, tiêu hủy ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng) bằng cách vào cuối vụ đã thu hoạch và đánh giá năng suất sắn củ tại các công thức thí nghiệm.
Năng suất sắn củ ở các công thức thí nghiệm tại huyện Đồng Xuân (Phú Yên) có sự sai khác nhau. Công thức 1 có năng suất sắn củ của một khóm sắn đạt cao nhất và là 1,9 kg/khóm. Trong khi đó, năng suất sắn củ của một khóm sắn ở công thức 3 (đối chứng) đạt thấp nhất chỉ là 1,4 kg/khóm.
Năng suất lý thuyết của sắn củ ở công thức 1 đạt cao nhất và là 19,0 tấn/ha, tiếp sau đó là năng suất lý thuyết của sắn củ tại công thức 2 là 15,3 tấn/ha và thấp nhất là năng suất lý thuyết của sắn củ ở công thức 3 đạt thấp nhất, chỉ là 14,0 tấn/ha (bảng 3.26).
Năng suất sắn củ trong thí nghiệm tại huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên)cũng có sự khác biệt giữa các công thức thí nghiệm. Công thức 1 có năng suất sắn củ của một khóm sắn đạt cao nhất và là 1,67 kg/khóm. Trong khi đó, năng suất sắn củ của một khóm sắn ở công thức 3 (đối chứng) đạt thấp nhất chỉ là 1,2 kg/khóm. Năng suất lý thuyết của sắn củ ở công thức 1 đạt cao nhất và là 26,1 tấn/ha, tiếp sau đó là năng suất lý thuyết của sắn củ tại công thức 2 là 25,0 tấn/ha và thấp nhất là năng suất lý thuyết của sắn củ ở công thức 3 chỉ là 18,8 tấn/ha (bảng 3.26).
126
Bảng 3.26 Năng suất trong thí nghiệm biện pháp phun thuốc bảo vệ thực vật kết hợp biện pháp thủ công (tại tỉnh Phú Yên, 2016)
Công thức thí nghiệm
Năng suất sắn củ trung bình của 1 khóm (kg)
Năng suất lý thuyết (tấn/ha)
Tại huyện Đồng Xuân
Công thức 1 1,9 19,0
Công thức 2 1,53 15,3
Công thức 3 1,4 14,0
Tại huyện Sông Hinh
Công thức 1 1,67 26,1
Công thức 2 1,6 25,0
Công thức 3
1,2 18,8
Ghi chú: TB = Trung bình
CT1= Ngắt ngọn cây sắn, thu gom đem đốt kết hợp phun 1 lần thuốc Actara 25 WG (6g/1000m2 )
CT2= Không ngắt ngọn cây sắn và phun 1 lần thuốc Actara 25 WG (6g/1000m2) CT3= Không ngắt ngọn cây sắn và không phun thuốc
Kết quả hai thí nghiệm này một lần nữa cho thấy sự nhiễm rệp sáp bột hồng gây ảnh hưởng rõ ràng tới năng suất sắn củ trong các công thức thí nghiệm. Biện pháp một lần phun thuốc trừ sâu ngắt, tiêu hủy ngọn cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng có hiệu quả hạn chế được sự phát triển của rệp sáp bột hồng, đồng thời làm tăng năng suất sắn củ so với không phun thuốc trừ sâu và không ngắt ngọn sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng.